Quốc hội Cộng
Sản Việt Nam vừa “bấm nút” thông qua bản hiến pháp mới với đa số
gần như là tuyệt đối, như vậy chắc hẳn là bản hiến pháp này là
“hợp với lòng dân” nên mới được những đại biểu của dân tán đồng với
đa số như vậy? Nói đến vấn đề này thì cũng đã có nhiều ý kiến từ
khi chỉ là “bản dự thảo hiến pháp” còn được đặt trên “bàn mổ”.
Chuyện không là chuyện đơn giản như vậy.
Đầu tiên, chúng
ta hãy nghe chủ tịch quốc hội Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng
phát biểu: “Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi được Quốc hội
thông qua lần này là bản Dự thảo được chuẩn bị công phu, tâm huyết, khoa học đã
thể hiện được tinh thần đổi mới; thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân,
ý Đảng hợp với lòng dân. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, tuyệt đại bộ phận
nhân dân và Quốc hội đã đồng tình cao với Dự thảo Hiến pháp sửa đổi thông qua lần
này. Dự thảo đã thể hiện ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân, của đại
đa số các đại biểu Quốc hội. Đó là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là tinh
thần làm chủ của nhân dân.Trong một số bộ phận, một số người và ngay cả một số
đại biểu Quốc hội còn có những ý kiến khác về một số điều, khoản trong Dự thảo.
Những ý kiến còn khác so với Dự thảo đều sẽ được Quốc hội hết sức trân trọng,
tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu trong quá trình đổi mới đất nước.”
Nói vậy mà là không phải vậy. Theo như
nhiều ý kiến đóng góp thì bản hiến pháp mới này là bản hiến pháp
“phản động” và là bản hiến pháp “mất lòng dân” nhất từ trước đến nay.
Chúng ta hãy nghe lời của giáo sư Tương Lai phát biểu: Kiến nghị 72 của chúng tôi yêu cầu quốc
hội hoãn thông qua hiến pháp, trong đó chúng tôi nói rõ bản hiến pháp này kìm
hãm sự phát triển của đất nước, kìm hãm sự hội nhập với thế giới. Cho nên việc
Quốc Hội Việt Nam vừa thông qua bản hiến pháp sửa đổi đối với chúng tôi là việc
đáng buồn. Nhưng chúng tôi không ngạc nhiên vì trong bối cảnh hiện nay, việc
thực hiện kiến nghị 72 là không dễ, nhưng chúng tôi vẫn đưa ra kiến nghị này là
để cảnh báo đối với công luận, nhằm thức tỉnh công luận, để mọi người hiểu rằng
cuộc đấu tranh cho dân chủ còn nhiều gian khổ.
Hiến pháp này không
theo được tinh thần bản hiến pháp khai sinh ra nước Viện Nam Dận Chủ Cộng Hòa
ngày mùng 2 tháng Chín năm 1945, và từ đó từng bước từng bước, hiến pháp này xa
rời mục tiêu dân chủ, tự do, và thực hiện quyền con người, tức là giải phóng
quyền con người, vì mở đầu cho bản hiến pháp 1946 hay mở đầu cho bản tuyên ngôn
độc lập mùng 2 tháng Chín năm 1945, thì tinh thần chung của những hiến pháp 46
và tuyên ngôn độc lập 1945 là Việt Nam tuyên bố là một thành viên dân chủ trước
thế giới. Vì sao? Vì khởi đầu của bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã trích
dẫn câu trong bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, có nội dung là tính chất tôn
trọng nhân quyền và dân quyền.
Nhưng sau đó từng bước
do chiến tranh, vấn đề nhân quyền và dân quyền đã không được bàn tới. Nhưng từ
năm 1975 sau khi đất nước được giải phóng, độc lập đã giành lại được, mà độc
lập mà không có tự do, dân chủ, quyền con người không được thực hiện thì độc
lập đó cũng chẳng mang lại ý nghĩa gì. Chính vì thế mà chúng tôi muốn đấu tranh
đòi hỏi phải có một bản hiến pháp kế tục được tinh thần của bản hiến pháp 1946
và kế tục được tình thần cơ bản của bản tuyên nghôn đôc lập ngày 2 tháng Chín
năm 1945.
Bây giờ hiến pháp mới
được thông qua không có điểm có điểm gì mới, không có tiến bộ, không đáp ứng
được khát vọng dân chủ tự do, những điều về quyền con người thì đều bị bị lu mờ
đi, thậm chí còn bị gạt bỏ, mà còn đề cao một thể chế toàn trị đối ngược lại
với dân chủ và pháp quyền.”
Rõ ràng là trái
với những gì mà tay chủ tịch quốc hội Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Sinh
Hùng đã phát biểu, người dân Việt Nam hoàn toàn thất vọng về bản
hiến pháp mới này. Nó hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của người
dân khi vẫn là chuyện đảng Cộng Sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo đất
nước Việt Nam cũng như vấn đề đất đai thuộc quyền sử hữu của toàn
dân và do nhà nước Cộng Sản Việt Nam quản lý. Chính điều luật đất
đai này là cội nguồn của mọi sự bất công, ăn cướp của một đám lâu
la Cộng Sản Việt Nam cướp đất đai của người dân quê thấp cổ bé miệng
và đền bù cho người dân với một giá rẻ mạt. Đây là cội nguồn của
biết bao nhiêu người dân oan Việt Nam đã trong suốt mấy mươi năm lê lết
khắp các cơ quan công quyền của Cộng Sản Việt Nam để khiếu kiện nhưng
chẳng có cánh cửa nào của những nơi này chịu mở cửa để đón tiếp
người dân oan.
Cộng Sản Việt
Nam thường mở miệng tự hào đây là một nhà nước của dân và vì dân
nhưng thực tế thì đây là một nhà nước đàn áp và bóc lột người dân
một cách tồi tệ và bất nhân nhất trong lịch sử mấy nghìn năm của
đất nước và dân tộc Việt Nam. Việc đám quốc hội bù nhìn Cộng Sản
Việt Nam “bấm nút” thông qua “bản hiến pháp thổ tả” này thì còn lâu
lắm người dân Việt Nam mới có thể được hưởng tự do, dân chủ và nhân
quyền thật sự. Con đường để đi đến tự do, dân chủ và có nhân quyền
cho người dân Việt còn là một con đường đầy chông gai và nhiều trắc
trở.
Phi Vũ.
Ngày 1 tháng 12
năm 2013.
No comments:
Post a Comment