Từ “độc quyền”
thường mang ý nghĩa là “chỉ duy nhất” một cá nhân, một đoàn thể,
một tổ chức, một cơ xưởng sản xuất...làm một việc gì đó hay là
sản xuất ra một món hàng nào đó mà những thành phần khác không
được quyền. Thế nhưng có những việc khác thì càng nhiều người, càng
nhiều tổ chức, đoàn thể cùng tham gia thì tác dụng sẽ to lớn hơn.
Lấy thí dụ như làm việc từ thiện, nếu có nhiều tổ chức, nhiều
đoàn thể cùng tham gia thì những người cần cứu trợ, cần giúp đỡ sẽ
được nhiều phần quà hơn và như vậy sẽ làm dịu đi nhiều những tổn
thất, mất mát của họ và họ sẽ cảm thấy tốt đẹp hơn.
Theo bản tin từ RFA, mỗi năm đến hẹn, những cơn bão từ biển
Đông lại tràn lên đất liền, tàn phá cả một dãy duyên hải miền Trung. Công tác
báo bão trong thời buổi tin học này đã nhanh hơn rất nhiều so với chục năm
trước, khi mà những cơn bão có thể ập vô bất ngờ. Việc đó làm tránh được nhiều
tổn thất về nhân mạng và của cải. Tuy vậy, những thiệt hại về mùa màng nhà cửa
cũng thường rất nặng nề không tránh khỏi. Cứu giúp những người nghèo sau bão tố
thiên tai là một công việc quan trọng cần sự huy động sức lực của toàn xã hội.
Chính trong bối cảnh
đó mà những hoạt động dân sự đóng vai trò quan trọng. Các hoạt động dân sự xuất
phát từ ý tưởng cá nhân, huy động sự đóng góp của cá nhân, với chỉ một nguyên
tắc là tình thương nhằm cứu giúp những đồng bào kém may mắn. Một điều quan
trọng nữa là các hoạt động này không làm tiêu tốn một đồng nào của ngân sách
nhà nước, mà ở một quốc gia đang phát triển như Việt nam, ngân sách đó cần
thiết cho những hoạt động lớn lao hơn.
Tuy vậy, những hoạt
động dân sự như thế không hề dễ dàng ở Việt Nam.
Họ bắt ép phải đem về
phường và cùng với Nhà nước đứng phân phối theo danh sách như thế nào đó.
-HT Thích Không Tánh
-HT Thích Không Tánh
Trong mùa mưa lũ năm
nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đã bị nhà cầm quyền ngăn cản khi
mang hàng cứu trợ đến với đồng bào miền Trung, Và Giáo hội cho biết rằng đây
không phải là lần đầu tiên bị ngăn trở như vậy. Hòa thượng Thích Không Tánh,
Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ Thiện - Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
Nhất nói với đài Á châu tự do:
“Hằng chục năm rồi,
khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đi đến đâu cứu trợ (có những lần ra
ngoài bắc Nghệ An, Thanh Hóa… bị bão lụt nặng), có những lần họ lấy luôn mì hay
gạo đem về phường. Cuối cùng có quí vị ở hải ngoại lên tiếng hay sao đó khiến
gây ảnh hưởng thế nào đó, họ lại đem quà, mì trả lại cho mình phát. Nhưng đi đâu
họ cũng gây nhiều khó khăn, giám sát rất chặt chẽ.
Họ bắt ép phải đem về
phường và cùng với Nhà nước đứng phân phối theo danh sách như thế nào đó. Bên
chúng tôi không đồng ý. Khi bà con tụ lại tại địa điểm mình tổ chức phát quà,
công an ép bà con phải về phường hết, không được ở tại điểm đó.”
Các thành viên của
đoàn cứu trợ đã kiên nhẫn thực hiện ước nguyện từ thiện của mình. Cuối cùng thì
phẩm vật cũng đến được những người dân đang thiếu thốn. Nhưng hình ảnh hàng
chục công an bao vây các nhà sư mang hàng cứu đói đến vùng có thiên tai quả là
một nghịch lý.
Hết trích từ RFA.
Cũng
ta cũng không quên cách đây cũng đã lâu, thượng tọa Thích Quảng Độ
cũng có dẫn phái đoàn Phật Giáo về miền Tây để cứu trợ cũng bị
công an ngăn cản, riêng thượng tọa thì bị bắt giam cầm một thời gian.
Tại
sao nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn “độc quyền” làm từ
thiện? Có hai điều để có thể lý giải vấn đề này. Điều đầu tiên là
nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn chính họ làm từ thiện chỉ
là vì họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tham nhũng hàng cứu trợ. Vừa
rồi tại Quảng Bình, những nạn nhân bão lụt đã không được nhận phần
cứu trợ mà những hàng cứu trợ này đã bị những đám cầm quyền Cộng
Sản địa phương ăn chặn và tuồn ra ngoài để bán. Việc làm này của
những tên cầm quyền Cộbg Sản địa phương thật là vô cùng thất nhân tâm
và cần phải lên án cũng như cho các quốc gia khác trên thế giới biết
được những hành vi thô bỉ này. Điều kế tiếp nữa là từ thuở bấy lâu
nay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã làm quá nhiều đuều mất lòng
dân kể từ khi chúng dành quyền lãnh đạo đất nước và người dân Việt
Nam. Chúng chỉ sợ những người đi cứu trợ sẽ nhen nhúm và tạo nên
một lực lượng để một ngày nào đó sẽ nổi dậy chống lại chúng. Cho
nên chúng chỉ muốn chính chúng được “độc quyền” làm từ thiện mà
thôi.
Những
hành động và những suy nghĩ như thế này thật là hết thuốc chữa. Tuy
nhiên, dẫu cho có cố tránh thì một ngày nào đó, khi người dân không
còn chịu đựng được những áp bức bất công thì bão lửa chắc chắn sẽ
nổi lên. Ngày đó chắc rồi cũng sẽ không xa đâu.
Phi
Vũ
Ngày
9 tháng 11 năm 2013.
No comments:
Post a Comment