Translate

Thursday, December 27, 2012

Y.


Y sinh ra vào thời nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Gia đình y thuộc gia đình Nho Giáo. Bố y làm một chức quan nhỏ ở địa phương, chẳng may trong một lúc sảy tay đánh chết người mà phải bị đày vào tận tít trong miền Nam. Từ đó gia đình y sa sút dần.


Sau khi bước qua tuổi thiếu niên, nhận thấy rằng mình cần phải bước vào con đường hoạn lộ để tiến thân, y đã nộp đơn xin vào học trường thuộc địa Đông Dương. Chẳng may đơn xin học của y bị bác. Thật là sinh bất phùng thời! Y cảm thấy buồn trong lòng, nghĩ rằng mình không thể sống mãi ở quê nhà, y bèn từ giã gia đình để xuôi Nam. Điểm dừng chân đầu tiên của y là Phan Thiết. Ở đây, để sống qua ngày, y xin vào dạy học những lớp đồng ấu ở một trường tư thục. Cuộc sống gõ đầu trẻ qua ngày, thế nhưng y lại có nuôi mộng lớn hơn. Con đường hoạn lộ của y đã bị tắt, y không thể tiếp tục sống ở quê nhà mà muốn làm một cái gì to lớn hơn. Y bèn quyết chí ra đi mong tìm kiếm cho nình một tương lai tươi sáng hơn (chứ cũng chẳng phải yêu nưỡc quái quỷ gì).

Ở Phan Thiết một thời gian, y vào Sài Gòn để sinh sống. Hàng ngày qua lại bến Nhà Rồng , thấy những tàu buôn viễn dương của Pháp thường hay cập bến hoặc nhổ neo để đi xa, y cũng muốn thử thời vận của mình, muốn ra nước ngoài một phen. Y bèn thực hiện ý định ấy. Y xin xuống làm bồi tàu cho một tàu viễn dương chạy từ Ba Lê qua Sài Gòn và ngược lại. Chủ tàu chấp thuận và cho y làm chân phụ bếp Qua đến Ba Lê, y đã lên bờ và làm đủ mọi việc để sinh sống . Với vốn tiếng Pháp có sẵn, hàng ngày giao tiếp với người Pháp chính gốc, sau một thời gian y đã có thể nói một cách trơn tru hơn. Sau đó y đã tham gia sinh hoạt chính trị và tham gia đảng Xã Hội của Pháp. Sau đó, một số người của đảng Xã Hội quyết định tách ra và thành lập đảng Cộng Sản Pháp theo đường lối của Lê Nin của Liên Xô. Y cũng gia nhập đảng Cộng Sản Pháp và trở thành đảng viên. Một thời gian sau, y đã qua Liên Xô và vào học trường đảng. Sau khi học toàn bộ những lý luận của chủ nghĩa Mác và Lê Nin, y đã trở thành một cán bộ đắc lực của đệ tam quốc tế Cộng Sản.

Tôi viết điều này để muốn vạch trần lên một vấn đề là y ra nước ngòai không phải là vì yêu nước mà vì muốn tiến thân. Con đường hoạn lộ của y ở trong nước đã bị tắt cho nên y phải đi ra nước ngoài. Thứ đến nữa, trước khi về nước, y đã là một cán bộ nòng cốt của đệ tam quốc tế. Mà chúng ta nên nhớ rằng những tên cán bộ của quốc tế Cộng Sản sau khi được đào tạo bằng lý luận Mác Lê là đã xem như vô gia đình và vô Tổ Quốc. Do đó việc y trở về nước là theo lệnh của quốc tế Cộng Sản với mục đích đầu tiên là hất chân Pháp ra khỏi Đông Dương, sau đó là nhuộm đỏ Đông Dương và toàn vùng Đông Nam Á.

Và chúng ta phải nhớ thêm một điều nữa là cuộc Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng của toàn dân Việt Nam bao gồm nhiều đảng phái chính trị, nhiều tầng lớp nhân dân khác nhau đã làm nên cuộc cách mạng lịch sử này. Bằng những thủ đoạn tinh vi, y đã dần dần loại bỏ những đảng phái chính trị khác cũng như mọi tầng lớp nhân dân để đảng Cộng Sản dành quyền lãnh đạo. Chỉ duy nhất việc này đã là một tội ác to lớn của y đối với quốc gia, đối với dân tộc. Người dân miền Bắc sau một thời gian dài bị nhồi sọ, đến nay vẫn còn có những ngộ nhận về y.

Tội ác của Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh là tội ác trời không dung, đất không tha.

Phi Vũ
12/27/12

1 comment:

nba said...

Hãy tra google để đọc Linh nghiệm của Trần Huy Quang năm 1990 trên báo văn nghệ