Translate

Wednesday, November 14, 2012

Việt Nam trượt Hội đồng Nhân quyền LHQ

Theo danchimviet.info


Ngày hôm qua, 12/11/2012 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bầu ra 18 thành viên mới, trong đó không có Việt Nam.
18 quốc gia mới được bỏ phiếu kin bao gồm:  Argentina, Brazil, Côte d’Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela xếp theo thứ tự bảng chữ cái Latin).

HĐNQLHQ với tổng số 47 thành viên là một bộ phận liên quốc gia trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên là 3 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng là tăng cường thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn cầu và giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền cũng như đưa ra các khuyến nghị đối với những vi phạm này.
Thành viên của Hội đồng được phân phối công bằng theo địa lý bao gồm: 13 cho các nước châu Phi, 13 cho các quốc gia châu Á, 8 cho châu Mỹ Latin và vùng biển Caribbean, 7 cho các quốc gia Tây Âu và 6 cho Đông Âu.
Trong thời gian qua, đảng và nhà nước Việt Nam cũng đã ứng cử vào HĐNQLHQ và đã có những vận động rầm rộ qua các hoạt động ngoại giao quốc tế, điển hình là vào khoá họp thứ 21 của HĐNQLHQ, cũng như trên các phương tiện truyền thông của đảng vào nhà nước.
Trong khi đó, trước những hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng và ngày càng gia tăng tại Việt Nam, nhiều tổ chức người Việt – bao gồm Ủy ban Nhân quyền Việt Nam và Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam, Quỹ Tù nhân Lương tâm, Tập hợp Vì Nền Dân Chủ,  Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS - đã đồng ký tên vào một bản lên tiếng phản đối nhà nước cộng sản VN ứng cử vào HĐNQLHQ.
Lời phát biểu của – Bs Nguyễn Đan Quế – đại diện Tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ có thể nói lên đủ mọi góc cạnh của vấn đề: “Việt Nam không đủ tư cách để ứng cử hay trở thành hội viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Những người ra ứng cử phải đại diện cho những nước có thành tích nhân quyền tương đối tốt để có thể lên tiếng tranh đấu cho những vụ vi phạm nhân quyền ở nước khác. Hiện giờ cả thế giới đều thấy rằng chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng trợn quyền tự do lên tiếng của người dân, điển hình như các vụ xử blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG chẳng hạn, hoặc đàn áp các cuộc biểu tình của dân oan hay của những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hoàn toàn là những sự lên tiếng có tính cách ôn hòa. Chúng tôi muốn lên tiếng để nói cho cả thế giới, cho tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc, cho các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc biết rằng Hà Nội không xứng đáng và không đủ tư cách để ứng cử.” 
Trước những phản đối này, Đài Tiếng nói Việt Nam của đảng và nhà nước lên tiếng: “Thế nhưng gần đây xuất hiện một số ý kiến cho rằng Việt Nam không đủ tư cách để tham gia cơ quan này. Đây là những luận điệu thiếu căn cứ, cố tình làm sai lệch thực tế khách quan, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong nhiều năm qua mà cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao…

Những nỗ lực trên của Việt Nam đã được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc công nhận và đánh giá cao trong một báo cáo mà tổ chức này đưa ra vào tháng 6 năm nay.

Uy tín của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người còn được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận. Cuba, Venezuela và Nga coi cách tiếp cận và việc giải quyết các vấn đề về nhân quyền của Việt Nam là một trường hợp điển hình để các nước khác có thể tham khảo…”
Danh sách 47 thành viên HĐNQLHQ và thời điểm hết nhiệm kỳ:
Angola (2013), Austria (2014), Benin (2014), Botswana (2014), Burkina Faso (2014), Chile (2014), Congo (2014), Costa Rica (2014), Czech Republic (2014), Ecuador (2013), Guatemala (2013), India (2014), Indonesia (2014), Italy (2014), Kuwait (2014), Libya (2013), Malaysia (2013), Maldives (2013), Mauritania (2013), Peru (2014), Philippines (2014), Poland (2013), Qatar (2013), Republic of Moldova (2013), Romania (2014), Spain (2013), Switzerland (2013), Thailand (2013), Uganda (2013). Những thành viên mới cho nhiệm kỳ 2013-2015: Argentina, Brazil, Côte d’Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela.
Tình hình nhân quyền của Việt Nam vốn đã xấu càng trở nên trầm trọng trong những năm qua dưới thời của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật xuất thân từ công an. Hàng loạt những nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến hay các blogger bị kết những bản án hết sức nặng nề, thậm chí tới 16 năm như trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, 14 năm rưỡi như Điếu Cày (qua 2 lần bị kết án), 10 năm như Tạ Phong Tần. Gần đây nhất là vụ xử tù 2 nhạc sĩ An Bình và Việt Khang chỉ vì những bài hát chống Trung Quốc và việc họ là thành viên của một tổ chức tranh đấu ôn hòa. Kế tiếp là vụ bắt giữ 2 sinh viên với rất nhiều mờ ám.
Trong lúc Miến Điện, một nước độc tài quân phiệt đang có những chuyển biến tích cực nhằm dân chủ hóa đất nước thì Việt Nam vẫn đi ngược lại tiến trình thời đại.
Việc Việt Nam tự ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền từng bị một số nhà bình luận cho rằng, giống như gái đĩ đi rao giảng trinh tiết.
(Biên tập theo Dân Làm Báo)

No comments: