Translate

Friday, September 14, 2012

THUYỀN TRƯỞNG HAI TẦU

Theo Blog Công Tử Hà Đông

Lê Duẩn và hai con Vợ Hai
Thuyền Trưởng Hai Tầu đây là Lê Duẩn, Tổng Bí Thư Ðảng Cộng Bắc Việt. Lê Duẩn không chỉ là Thuyền Trưởng Hai Tầu, Y còn là Thi sĩ. Bọn Ðầu Xỏ Bắc Cộng cấm bọn đảng viên có Vợ Bé, nhưng hai tên Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ đều lấy Vợ Bé trong thời gian hai tên làm loạn ở miền Nam.
Tôi – CTHÐ – không phê phán gì về tính cách khả ố của bọn Ðầu Xỏ Cộng Sản. Mời quí vị đọc và có những ý kiến của quí vị.
Ch
uyện Vợ Bé Lê Duẩn được một anh nhà báo viết, đăng trên Internet. Anh nhà báo này gặp và hỏi chuyện người Vợ Hai Lê Duẩn, một thiếu nữ thành thị miền Nam năm 1945 đi theo kháng chiến, cô bị Lê Ðức Thọ gài cho làm Vợ Hai của Lê Duẩn.
o O o
Vào Chuyện: Chuyện bắt đầu từ một cô gái miền Ðông Nam bộ  ra bưng kháng chiến. Cô kể với nhà báo cuộc hôn nhân của cô với Lê Duẩn :
“ .. Do anh Sáu Thọ (đồng chí Lê Ðức Thọ) làm mai và anh Hai Hùng (đồng chí Phạm Hùng) là chủ hôn, đám cưới ở chiến khu. Chú rể là anh Ba, người Quảng Trị mà sau này là Tổng Bí thư của Ðảng ta…”
Năm 16 tuổi, cô Thụy Nga  được nhiều đám để mắt tới.  Vào thời điểm này, đồng chí Lê Duẩn với danh nghĩa là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ từ Ðồng Tháp Mười xuống dự Hội nghị Tỉnh ủy… Sáng hôm ấy, Tỉnh ủy tổ chức cho đồng chí ăn sáng, bữa sáng có cháo gà và hai hột gà luộc.
Tôi — ( Thúy Nga kể ) — đến  kiểm tra bữa ăn của đồng chí xem có thiếu gì không? Ðồng chí đang ăn thấy tôi vào thì kêu người phục vụ lấy thêm chén đũa và kêu tôi cùng ăn. Có hai trứng gà đồng chí chia tôi một cái.
Vợ Hai và con Lê Duẩn
Hôm sau nghe đồng chí Lê Ðức Thọ nói  là anh Ba có nói mấy chị Nam Bộ có giới thiệu cho anh ấy mấy người nhưng ảnh không ưng. Nếu có lấy vợ thì thì ảnh thích người có tình nghĩa thủy chung như chị Nga…
Một thời gian sau, anh Sáu Thọ xuống Cần Thơ công tác, anh gặp tôi nói:
Anh Ba muốn hỏi chị làm vợ. Chị nên ưng anh ấy đi. Anh xa nhà đã 20 năm không có tin tức gì của gia đình. Gia đình anh ấy còn ở vùng địch.
Nếu chị làm vợ anh ấy, chị chăm sóc anh ấy để anh có sức khỏe làm việc đó cũng là một nhiệm vụ. Anh ấy hiện nay trong lãnh đạo, anh rất thông minh và sáng suốt.
Anh em thường gọi anh là 200 Bougies (200 nến). Khi có người kề cận chăm sóc thì anh sẽ trở thành 400 Bougies… Sự sáng suốt của anh ấy có lợi cho cách mạng tới chừng nào”.
Nghe anh Sáu Thọ nói tôi chưng hửng. Vì trong lòng tôi lúc nào anh cũng là một lãnh tụ mà mọi người kính yêu. Tôi cũng vậy. Lúc nào tôi cũng ghi chép đồng chí Lê Duẩn nói thế này, đồng chí Lê Duẩn nói thế kia… vv… Thứ hai là chuyện tình cảm của tôi với một người, anh Ba đã biết rất rõ qua Hội nghị của Tỉnh ủy.
Tại sao anh lại đặt vấn đề với tôi? Tôi suy nghĩ mãi và quyết định gặp lại anh và muốn thổ lộ hết băn khoăn của mình… Nhưng tôi ngại gặp quá. Một lần tôi lấy hết can đảm hỏi anh:
“Nếu bây giờ anh lấy vợ, sau này về gặp lại gia đình, phải giải quyết ra sao đây?”.
Anh thẳng thắn trả lời:
“Anh cưới vợ trước kia là do cha mẹ cưới cho… “
(.. .. .. )
Ðám cưới tổ chức vào dịp Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Nam Bộ mở Hội Nghị Toàn Nam Bộ tại Văn phòng Trung ương Cục đóng ở miền Tây. Ðồng chí Lê Ðức Thọ làm ông mai. Ðồng chí Phạm Hùng làm chủ hôn. Ðây là bài Thơ đồng chí Lê Duẩn đọc tặng cô dâu  trong đám cưới năm 1948:
Hỡi cô con gái Ðồng NaiNăm nay là mấy năm rồi cô yêu?Hôm qua gió lạnh đìu hiuLòng cô man mác trăm chiều nhớ thươngHôm nay trời tạnh mây quangGió xuân đầm ấm mùi hương đậm đàTự tình ta lại với taSay sưa bao xiết là ta với mìnhCho hay là giống hữu tìnhÐố ai cắt được tơ mành làm đôi
Bà kể, một lần khi bà về  đến cơ quan:
“Anh Ba chạy ra trảng tranh… Anh bồng tôi lên quay mấy vòng trước mặt cô giao liên mà không mắc cỡ gì cả..”.
Sáu tháng xa vợ, người chồng Lê Duẩn đã viết những dòng Thơ:
Nga ơi anh nhớ anh thươngNửa đêm thức giấc quanh giường tìm emTay em anh gối êm đềmLòng anh chi xiết muôn vàn yêu thương…
(.. .. .. )
Ngày Mồng Một Tết năm 1956. Người vợ trẻ miền Nam bồng Thành, cậu con trai mới sanh, dắt con gái Vũ Anh về thăm ông nội (thân sinh ông Ba Duẩn– NV) và người vợ trước cùng gia đình khi đó đang ở Nghệ An.
Bà vợ cả của Lê Duẩn khóc nhưng không có phản ứng gì.
Trước khi ba mẹ con về Nghệ An thăm ông bố của Lê Duẩn, bà đã nhận được thư của bà vợ lớn Lê Duẩn:
Nghệ An ngày 15-5-1955
Thân gửi Dì Nga
Ðã nhận được thư Dì vội viết thư kẻo Dì trông. Lần đầu tiên Cậu (cụ thân sinh đồng chí Lê Duẩn- NV) và tôi cùng gia đình gửi lời thăm Dì chúc Dì và các cháu khỏe để phục vụ công tác.
Nhưng hôm nay nhận được thư Dì và thư chị Ái viết thêm, vì hoàn cảnh và lợi ích của cách mạng mà đoàn thể đặt vấn đề, tôi và Cậu càng thông cảm hơn. Tôi và Cậu lấy làm thương Dì lắm. Tôi rất cám ơn Dì đã tích cực giúp đỡ cậu các cháu trong khi xa gia đình, xa tôi. Hôm nay Cậu cũng nhận Dì là người trong gia đình và tôi thành thật xem Dì như một người em. Dì đừng thắc mắc lo nghĩ mà hao tổn sức khỏe.
Nếu có dịp Dì vào đem cháu vào thăm Cậu, tôi và gia đình rất trông được gặp Dì. O Dượng Hồ (em ruột đ/c Lê Duẩn- NV) gửi lời thăm Dì và hai cháu.
Lê Thị Sương
Vậy mà sóng gió đã ập xuống cái gia đình nọ.
Ðó là những ngày đầu năm 1957. Người của tổ chức đến gặp bà Nga, nói về chuyện:
“Luật Hôn Nhân Gia Ðình của Quốc Hội: Gia đình phải một vợ một chồng.”
Ðại biểu Ðảng nói:
“Ai có 2 vợ thì phải giải quyết sao cho hòa thuận. Anh Ba sắp ra Bắc. Trước kia vì sự nghiệp chung mà chị lấy anh ấy. Nay cũng vì sự nghiệp chung chị nên chủ động ly dị anh Ba để anh làm tròn nhiệm vụ.”
Chị choáng váng, sững sờ… Những người thay mặt cho tổ chức đến gặp chị không ai khác, toàn những người quen biết, thậm chí đã cùng vào sinh ra tử ở chiến khu những năm địch ruồng bố ác liệt! Chị  nói:
“Trước kia chúng tôi lấy nhau do hai bên đồng ý, bây giờ muốn bỏ nhau cũng phải có ý kiến hai bên. Việc này phải chờ anh Ba ra đây, chúng tôi gặp nhau tôi mới quyết định được…”.
Rồi  anh Ba ra đến Hà Nội…
Trích một đoạn trong Nhật Ký của bà Thúy Nga:
Gặp lại anh tôi rất mừng. Một hôm, anh nằm gần cửa sổ để tôi nhổ tóc bạc. Tôi nói:
“Các anh, các chị có đề nghị chúng ta nên ly dị nhau…’’ Anh khóc:
“Trong hoàn cảnh nào chúng ta lấy nhau, giờ trong hoàn cảnh nào chúng ta bỏ nhau? Lại có với nhau hai đứa con rồi… Cho dù anh làm Tổng Bí thư đi nữa mà phải bỏ nhau trong lòng anh không bao giờ yên được. Người cộng sản phải có thủy, có chung, có tình có nghĩa… Nếu làm như vậy không đúng với tấm lòng người cộng sản, anh không thể làm thế được. Và như vậy rồi gia đình cũng tan nát thôi”.
Tôi khóc và nhìn anh khóc mà đau lòng. Anh đưa tôi tới Trung Ương Hội Phụ Nữ… Anh trình bày hoàn cảnh của chúng tôi mong có sự thông cảm… Nhưng nhiều chị phản đối kịch liệt. Không như hồi anh còn trong Nam, chị em Nam Bộ rất thương anh. Giờ đây tôi trở thành đối tượng bị nhiều người ghét bỏ… Tôi là Tỉnh ủy viên, cán bộ trung cấp. Khi tôi ra miền Bắc, mọi chế độ về học tập chính trị nhận báo Học Tập của Ðảng hằng tháng, tiêu chuẩn nằm Bệnh Viện Việt Xô… Nay Phụ nữ Trung Ương cắt hết quyền lợi đó của tôi.
Tôi buồn rầu cô độc. Chiều Thứ Bảy, tôi nhìn dòng người lũ lượt trên đường. Họ đi với nhau có cặp có đôi. Có người lại dắt theo con cái nữa. Họ vui biết bao. Họ hạnh phúc biết mấy! Phải chăng họ chỉ có một vợ một chồng? Hay là tôi giải quyết không đúng chăng?
(.. .. .. )
Có đêm chúng tôi đang nằm bên nhau đùa giỡn với bé Thành thì có người đập cửa rầm rầm, rồi tiếng người khóc la ầm ĩ…
 Anh khuyên tôi:
“Thôi em tạm lánh đi cho yên”. 
Không biết đi đâu, tôi đến nhà chị Bảy Huệ ở đường Nguyễn Biểu (lúc đó anh Mười Cúc đang ở miền Nam).
Thấy tôi ngồi ủ rũ đến nửa đêm, chị Bảy hỏi han rồi động lòng, chị dắt tôi trở lại nhà Số 6 Hoàng Diệu. Người đến đập cửa đã đi. Anh Ba thấy chị Bảy Huệ đưa tôi về, anh mừng mắt sáng rỡ…
Ðể tránh những trận đánh ghen của Vợ Cả Lê Duẩn, bà Vợ Hai Thúy Nga được cho sang Bắc Kinh:
o O o
Sang Trung Quốc, tham gia công tác quản lý lưu học sinh và theo học Ðại học Bắc Kinh đã choán khá nhiều thời gian của chị. Con trai út ra đời nhằm 12 giờ trưa ngày Mồng Một Tết Âm lịch. Thằng bé khỏe mạnh dễ nuôi. Một thời gian sau, cháu gái lớn Vũ Anh, con trai thứ hai Lê Kiên Thành đều sang Bắc Kinh ở với chị.
Thư TBT Lê Duẩn gửi vợ:
Anh thương em, thương nhiều lắm. Em đừng thấy một vài biểu hiện bên ngoài hoặc một vài điều gì không may, không hay xảy ra mà sinh những ý nghĩ có thể hiểu lầm anh. Vì một lần hiểu lầm như vậy có thể tổn thương một ít tình yêu của anh với em. Mà tình yêu cũng giống như mọi của cải quý giá khác của con người cần phải bồi dưỡng và súc tích luôn luôn. Chúng ta phải tìm đủ mọi cách để xây đắp ngày càng lớn càng sâu tình yêu của chúng ta. Hạnh phúc là tình yêu là tấm lòng thiết tha thương nhau, chết sống không bao giờ và không thể bỏ nhau. Ðến một lúc thì tình yêu không phải là hạnh phúc vật chất và vật chất cũng không phải là cơ sở nữa mà chính là tấm lòng yêu nhau quý nhau, hiểu biết chân tình ý nghĩ đầy đủ của nhau.
Anh muốn anh với em sẽ hưởng đầy đủ về hạnh phúc trong cuộc đời tình cảm và tinh thần. Tình cảm yêu thương đằm thắm sâu xa với em, giữa chúng ta và các con, giữa chúng ta trong sự nghiệp cách mạng cùng nhau sống chết và để lại những kỷ niệm với đời là các con và sự nghiệp chúng ta dính chặt làm một!
Em ạ, tình thương giải quyết tất cả. Em thương anh thì em có thể giải quyết tất cả những khó khăn trở ngại. Em không bao giờ trách các con, không phải vì nó dại mà là vì em thương chúng nó nhiều. Em cũng phải thương anh như thương các con. Lòng thương có thể xóa tất cả. Nó rất dũng cảm. Lòng thương phải không đáy vì bao nhiêu chứa vẫn không vừa. Lòng thương là duy nhất trong sáng như tấm gương và không có gì êm ái nhẹ nhàng ấm áp bằng tình thương của mẹ thương con, của vợ thương chồng.
Người đàn bà là một linh hồn để xoa dịu những nỗi khổ đau của con người. Em phải là người đàn bà ấy. Người đàn bà là bài thơ là bản nhạc hay. Một bông hoa tươi đẹp thơm tho, một luồng gió mát. Người đàn bà là người có hằng hà sa số tình thương, là người bạn tốt nhất đẹp nhất của người chồng. Em phải là người đàn bà ấy. Em tin ở anh. Anh tin ở em. Chúng ta yêu nhau nên tin nhau. Em cố gắng lên. Anh rất vui sướng thấy em hiểu anh nhiều, thương anh nhiều.
Ngày 25-12-1960
Lê Duẩn
Thư số 2:
Anh viết thư này cho mình để nói lại với mình rằng anh tin mình, anh tin mình vô hạn vì anh biết mình thương anh vô hạn. Anh tin ở người đồng chí yêu quý của anh. Anh tin ở người vợ thương yêu của anh. Anh tin ở người mẹ hiền lành âu yếm của mấy con yêu quý của chúng ta. Anh tin chắc chắn rằng mình sẽ phấn khởi vui vẻ trong việc học hành chăm lo bồi dưỡng sức khỏe như mình đã hứa với anh. Khi gặp anh, mình sẽ học giỏi mạnh khỏe, đẹp đẽ hơn trước nhiều nhiều…
Chúc mình học giỏi và vui vẻ
Hôn mình nhiều, nhiều lắm
Lê Duẩn
Sau mấy năm xa các con, vào dịp nghỉ bà Nga  được gọi về nước gặp con. Bà mừng lắm. Ðịa điểm gặp các con là ở bãi biển Trà Cổ. Ðến Móng Cái, bà được đón về Trà Cổ. Chồng bà và ba con nhỏ từ Ðồ Sơn đã đến Trà Cổ đợi bà. Bà cho hay, lần gặp nhau này bà thấy ông không vui. Ông chỉ được ở lại chơi hai ngày. Bà và các con có 4 ngày sum họp. Bốn ngày qua nhanh. Chú bảo vệ cho bà hay, cái người luôn cấm cản bà, bắt mọi người  không được gọi bà là Chị Ba đang nóng lòng chờ ông ở Ðồ Sơn! Bà một mình trở lại Bắc Kinh với tâm trạng u uất nặng nề. Lúc tàu lao nhanh qua sông Trường Giang, bà đã có một lúc bột phát ý nghĩ tiêu cực. Nhưng may, bà ghìm và trấn tĩnh lại được.
Bà Thụy Nga kể:
.. Trước khi đi, tôi về nhà Số 4 Bà Huyện Thanh Quan. Các con tôi tới chơi ít ngày. Ðến ngày tôi đi, Văn phòng Trung ương làm bữa cơm tiễn đưa.  Ðộ 12 giờ cơm xong. Anh Ba nằm trên giường có con gái chúng tôi là Vũ Anh ngồi bên.
Thấy anh buồn quá, tôi nói:
“Thôi cuộc đời chúng mình đã như vậy rồi. Chúng mình lấy lý tưởng sự nghiệp làm chính, như vậy chúng ta vẫn gần nhau”.
Anh nằm nước mắt chảy dài. Anh nói:
“Anh mong em phấn đấu trở thành anh hùng”.
Thấy anh nằm nhắm mắt tự kiềm chế nhưng nước mắt anh cứ giàn ra trên má.
(.. .. .. )
Sống ở Bắc Kinh, bà Thúy Nga luôn gửi thư về Hà Nội cho chồng. Bà cũng làm Thơ:
Trót đã yêu nhau, trót dãi dầuVì đâu duyên nợ? Bởi vì đâu?Trăm năm gìn giữ ân tình cũMột kiếp thôi đành hẹn kiếp sau!
Bà kể khi anh em hải quân mang thư bà đến, Anh Ba  bóc thư, đọc ngay trước mặt anh em. Họ thấy nước mắt ông rớt xuống tờ thư.
Khi trở về Hà Nội, bà Thúy Nga kể:
Ðoàn cán bộ miền Nam ra, được TƯ bố trí cho ở các biệt thự đẹp nhất ở Hồ Tây. Tôi được gặp anh ngay trưa hôm tôi vừa đến Hồ Tây. Anh gặp tôi cũng ôm tôi vào lòng như ngày nào.
Nhưng trên khuôn mặt anh vắng cái cười rạng rỡ cùng ánh mắt long lanh đầy thần thái mà một thời đã làm tôi  yêu thương và xúc động. Anh mập ra nhưng bị nhiều thứ bệnh. Không đêm nào anh yên giấc, cứ một lúc anh lại vào toa-lét. Anh bị bệnh tiền liệt tuyến.
(.. .. .. )
Năm 2000, bà Thúy Nga về sống cô đơn ở Sài Gòn.

No comments: