Translate

Thursday, August 16, 2012

MANUILSKY VÀ HỒ CHÍ MINH: MỘT CHUYỆN CẦN KỂ LẠI

Theo Diễn Đàn Người Dân Việt Nam

NGUYỄN CAO QUYỀN

 Hồ Chí Minh đã qua đời hơn 40 năm và hệ thống cộng sản thế giới đã tan vỡ hơn 20 năm nhưng hình ảnh của Hồ vẫn ẩn hiện giữa thực tế và huyền thoại.
Nguyễn  Tất Thành (HCM)
 Những người dễ dải về nhận định coi ông như là một nhà ái quốc của Việt Nam, trong khi những người khác xem ông như một kẻ đại phản quốc.  Đối với tầm nhìn thứ hai này, Hồ Chí Minh đã đưa đất nước và đồng bào vào những cảnh khổ cực, đau đớn tột cùng, để phục vụ cho Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) và khoác lên cổ dân tộc một nền đô hộ dấu mặt của ngoại bang, cho đến nay vẫn chưa gỡ bỏ được.

 Cho nên, nhận dạng “con người thực và hành động” của Hồ Chí Minh không chỉ cần thiết để góp phần nhận rõ một giai đoạn lịch sử bị xuyên tạc mà còn cần thiết cho sự đấu tranh để đưa Việt Nam ra khỏi tai ách chính trị hiện nay.  Những dòng viết tiếp theo sẽ giúp độc giả nhận rõ bộ mặt thực của kẻ được đồng bọn ca tụng là “cha già dân tộc”.
 Quốc Tế Cộng Sản được Lenin thành lập năm 1919.  Trong Đại Hội kỳ 2 của tổ chức này Lenin đưa ra “Cương Lĩnh về vấn  đề Dân Tộc và Thuộc Địa”.  Đây là lời khiêu chiến trực tiếp với Hoà Ước Versailles và đồng thời cũng là khởi điểm cho âm mưu lợi dụng cuộc vận động các dân tộc Đông Phương cho mục tiêu đế quốc của Liên Xô.
 Sau Đại Hội 2 của QTCS, Nguyễn Tất Thành (tức Hồ Chí Minh) tuy đã là đảng viên Đảng Xã Hội Pháp, vẫn chưa biết gì về ý đồ nham hiểm của Lenin.  Khi thấy bản cương lĩnh nói trên, Nguyễn Tất Thành mững rỡ như người sắp chết đuối vớ được cọc và ngày đêm mong mỏi được đầu quân vào tổ chức của Kremlin.
 Từ đó Nguyễn Tất Thành tìm đến các lãnh tụ Đảng Xã Hội Pháp như Marcel Cachin, Monmousseau…để học hỏi và nhờ hướng dẫn.  Cuối cùng, trong Đại Hội của Đảng Xã Hội Pháp khai mạc tại Tours ngày 25/12/1920, Thành đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Comintern (QTCS). 
 Sau khi trở thành đảng viên Đảng Cộng Sản Pháp, Thành có nhiều cơ hội học tập và huấn luyện.  Ông là khách thường xuyên của Trường Huận Luyện Cán Bộ tại quận 3 Paris.  Ở đấy, Georges Pioch, một ký giả cộng sản Pháp nổi tiếng, đã hướng dẫn ông trở thành người có khả năng diễn thuyết vững vàng.  Ông cũng tham gia “Câu Lạc Bộ Ngoại Thành” (Club du Faubourg) của Pháp để mở rộng kiến thức và kinh nghiệm chính trị.
 Được CS Pháp giúp đỡ, ông cùng những người đến từ các thuộc địa Pháp ở Bắc Phi, Madagascar, tổ chức Hội Liên Hiệp Thuộc Địa và phát hành tờ báo lấy tên: “Người Cùng Khổ” (Le Paria) mà ông là người chỉ đạo. 
 Hồi đó Manuilski là phái viên mật của QTCS bên cạnh Đảng CS Pháp mới thành lập.  Ông ta được chỉ định vào nhiệm vụ này vì trước Thế Chiến I có học tại đại học Sorbonne và biết nói tiếng Pháp.  Thêm vào đó, ông là thành phần tuyệt đối trung thành với Lenin. 
 Năm 1922 Manuilsky tham dự Đại Hội 2 của Đảng CS Pháp với tư cách đại biểu của QTCS và để ý tới Nguyễn Tất Thành.  Những bài diễn văn của Thành về vấn đề thuộc địa đã thực sự làm cho Manuilsky vừa lòng.  Y lân la trò chuyện và đề nghị Thành sang thăm Liên Xô.  Thành chấp nhận đề nghị này không suy nghĩ.
 Ngày 30/6/1923 do lời mời và sự sắp xếp của Manuilsky, ủy viên Ban Điều Hành của QTCS, Nguyễn Tất Thành đến Petrograd để tham dự Đại Hội Quốc Tế Nông Dân và Đại Hội 5 của QTCS.  Việc chọn Nguyễn Tất Thành, một người da vàng, làm cán bộ cho QTCS có hai lý do.  Lý do thứ nhất, Nguyễn Tất Thành là người Phương Đông, nạn nhân của thực dân da trắng, nên rất dễ tiếp thu và trung thành với nguyên lý cách mạng vô sản để trở thành tay sai đắc lực của đế quốc Liên Xô.  Lý do thứ hai, là để giải quyết một nhu cầu liên quan đến công việc điều hành QTCS của Manuilsky.
 Để làm sáng tỏ lý do thứ hai này cần nhắc lại rằng, Lenin đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các vấn đề dân tộc và thuộc địa tại Đại Hội 2 QTCS năm 1922 và các vấn đề đó đã được tranh luận sôi nổi trong các đại hội tiếp theo.  Mỗi khi tranh luận nổ ra, Lenin gặp nhiều khó khăn với đại biểu Ấn M.N Roy vì ông này đặt vấn đề nghi ngờ luận điểm của Lenin. 
 Sau khi Lenin lâm bệnh nặng, việc bênh vực lập trường của ban lãnh đạo QTCS  được trao lại cho Zinoviev và Manuilsky.  Zinoviev không có kinh nghiệm và cũng chẳng quan tâm đến phương Đông.  Là người xứ Ukraine chẳng bao giờ tiếp xúc với phương Đông, Manuilsky gặp nhiều khó khăn mỗi khi phải tranh luận với M.N Roy để dành lấy phần thắng về mình.

 Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành xuất hiện như một vị cứu tinh đối với Manuilsky.  Thứ nhất, Thành có thể cung cấp cho ông những hiểu biết cần thiết để đương đầu với M.N Roy, và thứ hai, là Thành có thể thúc đẩy các đảng tay chân hoạt động cụ thể hơn.  Manuilsky biết rõ điều đó vì đã thấy Thành phát biểu vững chắc về những vấn đề thuộc địa vào những ngày đầu tiên ông gặp Thành ớ Paris. 
 Bỗng chốc Nguyễn Tất Thành nổi tiếng trong giới Komintern-chick (tên gọi danh dự dành cho một ủy viên đáng kính trọng của QTCS).  Đó là bước nhảy vọt của Thành trong sự nghiệp làm cán bộ chuyên nghiệp tay sai của Liên Xô.  Ít lâu sau Thành được bầu vào Ban Điều Hành QTCS (CEIC).
 Định mệnh của Nguyễn Tất Thành gắn liền với định mệnh Manuilsky một cách lạ thường.  Thành núp dưới bóng Manuilsky mà thăng tiến nhanh chóng, nhưng quan trọng hơn cả là nhờ thế mà Thành thông suốt mọi tư tưởng và ý muốn của Stalin, điều kiện cơ bản để có thể sống còn trong thời đó.
 Hồ Chí Minh chết giả và mất tích kể từ khi ông ra khỏi nhà tù Hương Cảng vào năm 1933 cho đến lúc ông tái xuất hiện tại Hoa Nam vào năm 1938.  Khi ông ra tù tháng 9/1933, QTCS phái một chiếc tàu thủy đến Hương Cảng đón về Moscow, và lúc về tới nơi ông được lãnh đạo QTCS Manuilsky tiếp đãi nồng hậu.  Sau đó, Moscow tung tin là Hồ Chí Minh chết và việc này được giữ tuyệt đối bí mật.
 Tin Hồ Chí Minh chết ngày 26/6/1932 được nhà chức trách Hương Cảng xác nhận.  Tờ báo cộng sản Pháp L´Humanité và báo chí Liên Xô cũng đăng.  Một lễ tưởng niệm được tổ chúc tại Moscow, có đại diện QTCS đọc điếu văn và du sinh CSVN tham dự.  Cảnh sát Pháp xem như hồ sơ Nguyễn Ái Quốc đã kết thúc.
 Năm 1932, Hitler lên cầm quyền ở Đức.  Stalin ký với Hitler một thỏa hiệp bất tương xâm và một thỏa ước tương trợ.  Cái chết giả tạo của Nguyễn Ái Quốc lúc đó rất cần thiết để giải tỏa nghi ngờ của Pháp về thiện chí của Liên Xô.  Sách lược này về sau còn được Stalin dùng thêm hai lần nữa khi giải tán đảng CS Ba Lan năm 1938 và giải tán QTCS năm 1943.
 ĐIểm đáng lưu ý trong cuộc đời Hồ Chí Minh là ông đã sống sót qua các đợt thanh trừng nhân viên QTCS gốc ngoại quốc vào những năm 1930 của Stalin.  Ông Hồ sống sót nhờ núp dưới bóng của Manuilsky trong khi hoạt động.  Đến năm 1938, khi Kremlin tin chắc chiến tranh thế giới không thể tránh khỏi thì QTCS ra lệnh cho các đảng CS chư hầu sẵn sàng hành động để bảo vệ Liên Xô.  QTCS hứa sẽ cung cấp phương tiện chiến đấu và  yểm trợ tài chính.  Đó là điều mà Manuilsky bảo đảm với ông Hồ khi sắp xếp cho ông qua Hoa Nam vào mùa Thu năm 1938.
 Đến nay thì ai cũng hiểu là đối với Hồ Chí Minh nền độc lập của Việt Nam tự nó không phải là mục đích mà chỉ là một thành tích cần đạt được để phuc vụ cho ý đồ đế quốc của Liên Xô.  Như vậy, xét cho cùng, Hồ Chí Minh chỉ có thể là một cán bộ cộng sản quốc tế đắc lực, chứ không thể là một nhà cách mạng ái quốc của Việt Nam, để không nói Hồ là một tên đại phản quốc đối với dân tộc./.
@Bài Tác Giả gởi đến BBT
@Diễn Đàn Người Dân Việt Nam

No comments: