Translate

Tuesday, July 10, 2012

SỰ LÁO XƯỢC CỦA PHÍA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐẶT ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT CHO VIỆC XÂY DỰNG "BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ BIỂN ĐÔNG" ?


Lời bàn của Phamvietdao.net: 

Qua cách đặt vấn đề ngay từ đầu của 2 phía như dưới đây, khó tin hội nghị Ngoại trưởng ASEAN kỳ này có thể đạt được một thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông ngoại trừ: Các quốc gia trong khối ASEAN chấp nhận làm " CON CHIÊN“-Thần dân của “  CHÚA TRỜI "- THIÊN TRIỀU -TRUNG HOA !
Như vậy Trung Quốc tham dự hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần này với những tuyên bố mở đầu mỹ miều như Thánh, như Chúa nhưng bản chất của họ vẫn không khác gì những bọn " lái trâu "-Thật thà cũng thể lái trâu ?!


Tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần này, ông Hun Sen nhấn mạnh “Chúng ta nên nhấn mạnh vào việc thực thi DOC, bao gồm cả kết luận cuối cùng về COC ở Biển Đông” !
Theo ông, việc thực thi DOC là một trong những “ưu tiên hàng đầu”của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề liên quan hợp tác an ninh - chính trị và các mối quan hệ bên ngoài khu vực.


Tuy nhiên, ngày 9/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại quả quyết rằng văn kiện này - sau khi được hoàn tất - sẽ không được sử dụng để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền giữa các bên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân. Ảnh: Presstv
 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói: “Khi nào các điều kiện chín muồi, Trung Quốc muốn thảo luận với các quốc gia ASEAN về việc hình thành COC”. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng COC không phải nhằm giải quyết các tranh cãi, mà là để xây dựng niềm tin với nhau và thắt chặt hợp tác”, ông này khẳng định.

Qua tuyên bố trên của phía Trung Quốc thì đây là “cái bẫy” ngoại giao mà Trung Quốc giơ ra để “cài độ” các quốc gia trong khu vực ASEAN; Sau khi thuyết phục, gây sức ép các quốc gia ASEAN tạm lui, chưa đưa vào chương trình nghị sự thảo luận việc thông qua một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông không thành; nên nhớ trong lần gặp trước giữa nguyên thủ các quốc gia ASEAN và Trung Quốc, bằng chiêu tăng viện trợ cho Cămpuchia để hy vọng Cămpuchia sử dụng quyền của nước chủ nhà, không đưa vào chương trình nghị sự các vấn đề Biển Đông...Mặc dù chủ nhà Cămpuchia không bật đèn xanh những một số nước trong đó có Việt Nam vẫn lên tiếng về vấn đề này...
Còn lần này thì Cămpuchia, chủ nhà đã ngửa bài ra từ đầu và không còn né tránh vấn đề Biển Đông nữa !
Chưa biết được chi tiết mà phía Trung Quốc có ý định đưa ra để “cài độ “ các nước ASEAN trong Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhưng qua tuyên bố của Trung Quốc thì Phamvietdao.net có thể “ diễn nghĩa “ nôm na như sau:
-Nếu phía các quốc gia trong khu vực ASEAN qua tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen muốn xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông “ như một thứ văn bản pháp lý, pháp quy buộc các bên phải tuân thủ tuyệt đối; Ai vi phạm sẽ bị kết án, trừng phạt...
- Trong khi đó thì phía Trung Quốc lại yêu cầu xây dựng“Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông “ dựa trên nguyên lý “ Đức tin”trong quan hệ giữa Trung Quốc-ASEAN; Điều này có nghĩa Trung Quốc muốn quan hệ giữa họ và các quốc gia trong khối ASEAN giống như quan hệ giữa “Chúa Trời”-Thiên triều và  “Con chiên”-Thần dân; Tuy không nói ra nhưng Trung Quốc nhận lãnh, sắm vai trò “Chúa Trời”-Thiên triều; Đặc biệt hơn người phát ngôn phía Trung Quốc còn láo xược tuyên bố: “Bất kỳ thỏa thuận nào sau khi hoàn tất cũng không được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền”; Điều này có nghĩa: Các quốc gia ASEAN không được phép xây dựng một “Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông” để làm “hàng rào” để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia của mình. Đừng hòng Trung Quốc ký và công nhận cho các “CON “ ( Thần dân của CHÚA ) điều đó...
Như vậy Trung Quốc đòi một bộ quy tắc ứng xứ xử trên Biển Đông mà Trung Quốc ở vị thế ban phát tối thượng ngang với  bàn tay của Chúa; Các Con chiên-các quốc gia ASEAN chỉ được phép cầu xin Chúa, không được phép tranh giành hơn thua với “Chúa Trời”-Thiên triều...Tuân thủ, ngoan ngoãn, hợp tác thì tồn tại, thì sống, nếu không ????
Qua cách đặt vấn đề ngay từ đầu của 2 phía như vậy, khó tin hội nghị này có thể đạt được một thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông ngoại trừ: Các quốc gia trong khối ASEAN chấp nhận làm “ CON CHIÊN "-Thần dân của “ CHÚA TRỜI "-  THIÊN TRIỀU -TRUNG HOA !

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
TRUNG QUỐC NÓI VỀ QUY TẮC ỨNG XỬ BIỂN ĐÔNG

Ngày 9/7, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng nhấn mạnh rằng, bất kỳ thỏa thuận nào sau khi hoàn tất cũng không được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền. Một số quốc gia thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Bắc Kinh hy vọng rằng COC là một phương tiện giúp tháo gỡ các căng thẳng và xung đột hiện nay trong khu vực.
Chính vì vậy, Thủ tướng Campuchia - nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN - Hun Sen cho rằng việc thực thi Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông DOC phải bao gồm các cơ chế giải quyết xung đột. Trên tinh thần đó, ông muốn nhìn thấy một kết luận cuối cùng về Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (COC) - hiện đã xong những điểm soạn thảo then chốt.
“Chúng ta nên nhấn mạnh vào việc thực thi DOC, bao gồm cả kết luận cuối cùng về COC ở Biển Đông”, ông Hun Sen nhấn mạnh. 
Theo ông, việc thực thi DOC là một trong những “ưu tiên hàng đầu”của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề liên quan hợp tác an ninh - chính trị và các mối quan hệ bên ngoài khu vực.
Tuy nhiên, ngày 9/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại quả quyết rằng văn kiện này - sau khi được hoàn tất - sẽ không được sử dụng để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền giữa các bên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân nói: “Khi nào các điều kiện chín muồi, Trung Quốc muốn thảo luận với các quốc gia ASEAN về việc hình thành COC”. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng COC không phải nhằm giải quyết các tranh cãi, mà là để xây dựng niềm tin với nhau và thắt chặt hợp tác”, ông này khẳng định. 
Đại sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh cũng đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng họ cam kết thực thi DOC, và nói thêm họ đã tham gia vào “thảo luận không chính thức” về việc “cùng xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”.
Liên quan tới việc thảo luận các điểm then chốt trong soạn thảo COC, ông Kao Kim Hourn, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia, cho biết, ASEAN hiện đã sẵn sàng đối thoại với Trung Quốc về văn kiện được chờ đợi từ lâu đối với “không chỉ riêng ASEAN”.
Quốc vụ khanh cũng nói thêm rằng các quan chức cấp cao, bao gồm của cả Trung Quốc có thể sẽ tham gia vào việc soạn thảo văn bản cuối cùng của COC. Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng, rõ ràng “mối quan tâm ngày càng tăng lên” kể từ sau Diễn đàn An ninh Khu vực diễn ra tại Hà Nội năm 2010.
Năm 2002, các thành viên ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất về DOC, nhưng bản tuyên bố này chưa từng được thực thi một cách đầy đủ. Các quan ngại về bản COC trở nên dồn dập hơn trong năm nay sau hàng loạt các động thái căng thẳng tại vùng biển tranh chấp giữa một số quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc.
Trung Quốc và các thành viên ASEAN là Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông - nơi được cho là có trữ lượng lớn về tài nguyên thiên nhiên.

Thu Lượng (từ Phnom Penh)
( Nguồn Vietnamnet )

No comments: