Theo RFI
Tàu hải quân Việt Nam (ảnh:www.hcmutrans.edu.vn)
Ngày thứ hai vừa qua, 13/6/2011, chính phủ Việt Nam đã ban hành một nghị về những trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1/8. Nghị định đã được một số tờ báo chính thức loan tải mà không có một lời giải thích nào và trên mạng cũng có rất nhiều người thắc mắc sao chỉ nói đến những trường hợp miễn gọi nhập ngũ.
Trong bối cảnh mà căng thẳng trên Biển Đông gia tăng sau những hành động gây hấn của Trung Quốc, theo một số nhà phân tích, nghị định nói trên là nhằm chứng tỏ Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình.
Trước khi ban hành nghị định về nhập ngũ, ngày 8/6, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011 tại thành phố Nha Trang, đã tuyên bố : “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.”
Một dấu hiệu đáng chú ý khác, đó là báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 11/6 vừa qua đã đăng một bài báo lên án điều mà tờ báo này gọi là « Những bước đi có tính toán, có hệ thống của Trung Quốc trên Biển Đông ». Theo bài báo, Trung Quốc đang cố gắng phức tạp hóa vấn đề Biển Đông để thực hiện các mưu đồ của họ, bằng việc « biến cái của người khác thành của mình, biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, đòi chia sẽ tài nguyên và quyền kiểm soát biển trên vùng biển của những nước khác, dưới chiêu thức ''gác tranh chấp cùng khai thác'' ».
Thật ra thì từ nhiều ngày trước, các tờ báo chính thức khác ở Việt Nam cũng đã thi nhau phân tích mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, nhưng việc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có lời lẽ nặng nề như thế cho thấy Hà Nội không còn kiêng nể đồng chí Bắc Kinh nữa.
Bên cạnh việc lên án những hành động của Trung Quốc, hôm thứ hai vừa qua, Việt Nam đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật trên Biển Đông. Đồng thời, báo chí Việt Nam lần đầu tiên đã đăng những hình ảnh về các chiến hạm « hiện đại » và các vũ khí mà các chiến hạm này được trang bị.
Không những thế, ngày 10/6 vừa qua, Việt Nam đã chính thức kêu gọi cộng đồng quốc tế (kể cả Hoa Kỳ) can thiệp vào vấn đề Biển Đông qua tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao : « Mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông đều được hoan nghênh ».
Đó là nói về những động thái của giới lãnh đạo Hà Nội đối với Bắc Kinh, nhưng còn về tiếng nói của người dân trong vấn đề này là như thế nào ? Trong hai ngày chủ nhật 5/6 và 12/6 ở Hà Nội và Sài Gòn đã diễn ra các cuộc biểu tình tuần hành phản đối Trung Quốc, với sự tham gia của hàng ngàn người, đa số là giới trẻ. Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra tương đối êm xuôi, vì chính quyền Việt Nam chỉ cản chứ không cấm, nhưng trong cuộc biểu tình thứ hai, công an đã mạnh tay hơn, dùng mọi thủ đoạn để ngăn chận biểu tình, kể cả bắt giữ một cách thô bạo những người bị xem là cầm đầu. Không khí khủng bố bao trùm đường phố.
Như vậy, giới lãnh đạo Việt Nam một mặt tỏ thái độ kiên quyết với Trung Quốc, nhưng mặt kia vẫn muốn kềm chế sự bộc phát tinh thần dân tộc trong nước, mặc dù nhiều nhà trí thức trong những ngày qua đã kêu gọi chính quyền nên dựa vào dân để chống đỡ mưu đồ xâm lăng của Bắc Kinh. Hơn nữa, trong trường hợp chiến tranh Việt - Trung tái diễn, nếu chiếu theo nghị định mà chính phủ vừa ban hành, những người cầm súng ra trận sẽ là những người dân bình thường, chứ không phải là những người « có vị trí chủ chốt trong cơ quan Nhà nước, Đảng », « có trình độ cao cấp về chuyên môn » hay « có tay nghề cao ».
Trước khi ban hành nghị định về nhập ngũ, ngày 8/6, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011 tại thành phố Nha Trang, đã tuyên bố : “Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình.”
Một dấu hiệu đáng chú ý khác, đó là báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 11/6 vừa qua đã đăng một bài báo lên án điều mà tờ báo này gọi là « Những bước đi có tính toán, có hệ thống của Trung Quốc trên Biển Đông ». Theo bài báo, Trung Quốc đang cố gắng phức tạp hóa vấn đề Biển Đông để thực hiện các mưu đồ của họ, bằng việc « biến cái của người khác thành của mình, biến vùng biển không tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, đòi chia sẽ tài nguyên và quyền kiểm soát biển trên vùng biển của những nước khác, dưới chiêu thức ''gác tranh chấp cùng khai thác'' ».
Thật ra thì từ nhiều ngày trước, các tờ báo chính thức khác ở Việt Nam cũng đã thi nhau phân tích mưu đồ bành trướng của Trung Quốc, nhưng việc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có lời lẽ nặng nề như thế cho thấy Hà Nội không còn kiêng nể đồng chí Bắc Kinh nữa.
Bên cạnh việc lên án những hành động của Trung Quốc, hôm thứ hai vừa qua, Việt Nam đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật trên Biển Đông. Đồng thời, báo chí Việt Nam lần đầu tiên đã đăng những hình ảnh về các chiến hạm « hiện đại » và các vũ khí mà các chiến hạm này được trang bị.
Không những thế, ngày 10/6 vừa qua, Việt Nam đã chính thức kêu gọi cộng đồng quốc tế (kể cả Hoa Kỳ) can thiệp vào vấn đề Biển Đông qua tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao : « Mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông đều được hoan nghênh ».
Đó là nói về những động thái của giới lãnh đạo Hà Nội đối với Bắc Kinh, nhưng còn về tiếng nói của người dân trong vấn đề này là như thế nào ? Trong hai ngày chủ nhật 5/6 và 12/6 ở Hà Nội và Sài Gòn đã diễn ra các cuộc biểu tình tuần hành phản đối Trung Quốc, với sự tham gia của hàng ngàn người, đa số là giới trẻ. Cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra tương đối êm xuôi, vì chính quyền Việt Nam chỉ cản chứ không cấm, nhưng trong cuộc biểu tình thứ hai, công an đã mạnh tay hơn, dùng mọi thủ đoạn để ngăn chận biểu tình, kể cả bắt giữ một cách thô bạo những người bị xem là cầm đầu. Không khí khủng bố bao trùm đường phố.
Như vậy, giới lãnh đạo Việt Nam một mặt tỏ thái độ kiên quyết với Trung Quốc, nhưng mặt kia vẫn muốn kềm chế sự bộc phát tinh thần dân tộc trong nước, mặc dù nhiều nhà trí thức trong những ngày qua đã kêu gọi chính quyền nên dựa vào dân để chống đỡ mưu đồ xâm lăng của Bắc Kinh. Hơn nữa, trong trường hợp chiến tranh Việt - Trung tái diễn, nếu chiếu theo nghị định mà chính phủ vừa ban hành, những người cầm súng ra trận sẽ là những người dân bình thường, chứ không phải là những người « có vị trí chủ chốt trong cơ quan Nhà nước, Đảng », « có trình độ cao cấp về chuyên môn » hay « có tay nghề cao ».
No comments:
Post a Comment