Theo RFI
Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, (trái) và nhà văn Phạm Xuân Nguyên (phải) tham gia biểu tình ở Hà Nội, phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông
REUTERS
Hôm nay, 12/06/2011, hàng chục người đã tụ tập lại trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. Đây là lần biểu tình thứ hai trong vòng một tuần qua, do căng thẳng giữa Hà Nội và người bạn láng giềng cộng sản xung quanh vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. AFP cho biết, tại Hà Nội, hàng chục người mang cờ Tổ quốc đã hát vang những ca khúc yêu nước, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo một số nguồn tin cho biết thì có khoảng hơn 1000 người tham gia biểu tình, đặc biệt có sự hiện diện của một số trí thức như giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Chu Hảo, nhà văn Phạm Xuân Nguyên và giới nghệ sĩ như nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.
Trong cuộc biểu tình này, dường như lực lượng an ninh đã câu lưu một số người, trong đó có nhà thơ và đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.
Từ Hà Nội, nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho biết vì sao người dân Việt Nam lại tiếp tục xuống đường phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc
Trong khi đó, một cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra, tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công an đã ngăn chặn đoàn biểu tình khoảng 250 người này đến gần Lãnh sự quán Trung Quốc.
Theo một số đánh giá, lần này, có ít người tham gia hơn vào cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, so với cách đây một tuần. Cũng theo một số nguồn tin chưa được kiểm chứng, cảnh sát đã bắt đi nhiều người tham gia biểu tình.
Sau đây là một số nhận định của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Lê Hiếu Đằng cũng là một trong số những người dẫn đầu cuộc biểu tình tại Sài Gòn vào Chủ nhật tuần trước.
AFP nhận định, biểu tình tại Việt Nam có nhiều nguy hiểm. Trong những ngày vừa qua, nhiều người tham gia biểu tình đã bị chính quyền cộng sản bắt giữ.
Vụ tụ tập lần này cho thấy múc độ căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh xung quanh vụ tranh chấp vùng biển đảo trong những ngày vừa qua.
Xin nhắc lại, căng thẳng giữa hai nước bắt đầu từ vụ Việt Nam tố cáo một chiếc tàu hải giám của Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam hồi cuối tháng năm vừa qua. Và thứ năm rồi, trong một vụ khác, Việt Nam lên án một chiếc tàu ngư chính Trung Quốc đã cố ý đâm thẳng vào một chiếc tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam đang hoạt động trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Quốc đã vu cáo Việt Nam xâm phạm chủ quyền lãnh hải và đề nghị Hà Nội phải ngưng ngay các hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển tranh chấp.
Trong cuộc biểu tình này, dường như lực lượng an ninh đã câu lưu một số người, trong đó có nhà thơ và đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.
Từ Hà Nội, nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho biết vì sao người dân Việt Nam lại tiếp tục xuống đường phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc
Theo một số đánh giá, lần này, có ít người tham gia hơn vào cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, so với cách đây một tuần. Cũng theo một số nguồn tin chưa được kiểm chứng, cảnh sát đã bắt đi nhiều người tham gia biểu tình.
Sau đây là một số nhận định của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông Lê Hiếu Đằng cũng là một trong số những người dẫn đầu cuộc biểu tình tại Sài Gòn vào Chủ nhật tuần trước.
Vụ tụ tập lần này cho thấy múc độ căng thẳng gia tăng giữa Hà Nội và Bắc Kinh xung quanh vụ tranh chấp vùng biển đảo trong những ngày vừa qua.
Xin nhắc lại, căng thẳng giữa hai nước bắt đầu từ vụ Việt Nam tố cáo một chiếc tàu hải giám của Trung Quốc cắt dây cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam hồi cuối tháng năm vừa qua. Và thứ năm rồi, trong một vụ khác, Việt Nam lên án một chiếc tàu ngư chính Trung Quốc đã cố ý đâm thẳng vào một chiếc tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam đang hoạt động trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong khi đó, Trung Quốc đã vu cáo Việt Nam xâm phạm chủ quyền lãnh hải và đề nghị Hà Nội phải ngưng ngay các hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển tranh chấp.
No comments:
Post a Comment