Translate

Wednesday, March 23, 2011

Mỹ lập văn phòng CIA ở Hà Nội?

Theo NguoiViett Online
South China Morning Post ở Hongkong tiết lộ


HÀ NỘI (NV)
- Hôm Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011, một bài viết trên tờ South China Morning Post ở Hongkong tiết lộ rằng, Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ, tức CIA, đã mở một văn phòng liên lạc ở Hà Nội?

Một số ký giả và quan chức CSVN nghe thuyết trình trên hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Washington khi tàu này đi ngang Việt Nam ngày 8 tháng 8, 2010 nhân dịp hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập bang giao. (Hình: Tuổi Trẻ)

Bài của ký giả Richard Halloran viết: “Một dấu hiệu không dễ nhìn thấy nhưng là một dấu hiệu tiêu biểu của sự thích ứng từ từ (của nhà cầm quyền Việt Nam) là việc mở một văn phòng liên lạc ở Hà Nội của CIA.”
Hoạt động tình báo thì tòa đại sứ, tổng lãnh sự, lãnh sự quán của bất cứ nước nào cũng có một bộ phận bí mật. Nó núp dưới nhiều hình thức và nhiều khi còn nằm cả bên ngoài các bộ phận ngoại giao chính thức như các hoạt động văn hóa, thương mại độc lập.
Khả năng hoạt động bí mật với phương tiện dồi dào và tinh vi của CIA ám ảnh nhiều thế hệ lãnh tụ CSVN. Cho nên, bất cứ cái gì, người ta cũng có thể gán cho tội “CIA.”
Ở Việt Nam từng có một thời mà việc nghe lén đài BBC cũng bị vu cho tội “làm gián điệp cho CIA.” Ngay những công thần cỡ Tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng bị cho là bị CIA “mua đứt” cũng như một số nhân vật lãnh đạo chóp bu khác.
Bài viết của ký giả Halloran trên South China Morning Post (SCMP) cho thấy mối quan hệ đa chiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam gia tăng trong âm thầm.
Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 12 tháng 3, 2011 loan tin, Ðại Sứ Lê Công Phụng từ Hoa Thịnh Ðốn đến Hawaii được Thống Ðốc Abercrombie “cam kết tăng cường quan hệ nhiều mặt với Việt Nam...”
Ông Lê Công Phụng còn có buổi làm việc với Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (PACOM) ở Honolulu là Ðô Ðốc Robert Willard và hai bên “đã bàn biện pháp để thực hiện mong muốn của cả Việt Nam và Mỹ trong việc tăng cường và duy trì hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực cũng như quân sự giữa hai nước.”
Theo ký giả Halloran, thông điệp mà ông Lê Công Phụng mang tới ông Willard là “Coi chừng Trung Quốc.”
Ở trong ngôn ngữ ngoại giao, theo một số viên chức Mỹ và Việt Nam, thì ông Phụng muốn nói: “Việt Nam và Mỹ nên hợp tác để chống lại chủ trương tuyên bố chủ quyền lãnh thổ (trên biển Ðông) cũng như cản trở sự tự do hải hành ở biển Ðông.”
Trách nhiệm của ông Willard và Lực Lượng Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là quan hệ quân sự với Trung Quốc cũng như đối phó với Trung Quốc khi mối quan hệ đổi thành xấu.
Ông Phụng, theo bài viết trên SCMP, phản ánh quan điểm của Hà Nội về kinh nghiệm kéo dài hàng ngàn năm của người Việt Nam với Bắc triều.
Cuộc chiến gần đây nhất giữa hai nước xảy ra dọc 6 tỉnh biên giới của Việt Nam năm 1979, không kể các cuộc đụng độ lẻ tẻ, và các cuộc tấn công chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, chiếm một số đảo đá ngầm ở quần đảo Trường Sa năm 1988.
Về phía Mỹ, họ thấy sự hung hăng của Trung Quốc ngày càng tăng cường độ. Bắc Kinh có vẻ muốn đẩy lực lượng Mỹ ra khỏi tầm ảnh hưởng ở Á Châu. Các vị tư lệnh Mỹ từng kín đáo lập lại những lời khuyến cáo với Bắc Kinh rằng đừng tính toán sai lầm vì Mỹ vẫn muốn là cường quốc Thái Bình Dương.
Ðể biểu lộ thêm mối quan hệ về an ninh đang gia tăng giữa hai nước Mỹ và Việt Nam, Không Ðoàn 13 trú đóng tại căn cứ Không Quân Hickam (Hawaii) dự tính cử một toán kỹ sư tới Việt Nam mùa Hè này để giúp Việt Nam sửa chữa nâng cấp một số trường học và bệnh viện.
Một số viên chức Mỹ cho biết kế hoạch này nhằm giúp cho Không Quân và các lực lượng khác của Mỹ cơ hội thiết lập mối quan hệ cộng tác với các đơn vị không tác chiến của Việt Nam. Sau cùng, lực lượng Mỹ muốn tiếp cận được các căn cứ Không Quân ở Việt Nam.
Ngày 30 tháng 10, 2010, trong buổi họp báo kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội, ông Nguyễn Tấn Dũng xác nhận với báo chí rằng: “Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, tại cảng Cam ranh nếu có yêu cầu.” Ðây là sự thay đổi hoàn toàn so với chủ trương trước đây khi ông Phan Văn Khải (tiền nhiệm của ông Dũng) còn làm thủ tướng.
Carl Thayer, chuyên viên về Việt Nam của Úc cho rằng Mỹ muốn đạt thỏa thuận với Việt Nam về việc lập căn cứ hậu cần cho Hải Quân Mỹ mà quyết định mở cửa Cam Ranh là bước đầu nhằm đáp ứng nhu cầu vừa nói.
Những chuyến thăm viếng (cho tới nay vẫn bị cấm) của hàng không mẫu hạm nguyên tử của Mỹ tại Cam Ranh sẽ là biểu tượng sinh động nhất về mối quan hệ được hàn gắn giữa hai kẻ cựu thù, theo phân tích của Halloran.
Các lần cập cảng Cam Ranh nhằm báo hiệu cho các nước Á Châu khác là Mỹ muốn an ninh khu vực ổn định và nhắc nhở Trung Quốc rằng Hoa Kỳ vẫn là một kẻ thù đáng nể.
Dĩ nhiên, theo bài viết trên SCMP, không phải tất cả các người Việt Nam đều hoan nghênh sự làm hòa với Mỹ, đặc biệt là các cán bộ kỳ cựu trong Ðảng Cộng Sản vốn sợ mất dần quyền lực đang độc chiếm. Ở Mỹ cũng có nhiều cựu chiến binh hoặc lạnh lùng hoặc chẳng ủng hộ gì. (TN)

1 comment:

Việt gốc said...

Tình báo Mỹ đã từng nhảy dù xuống Việt Bắc, hy vọng lần này làm bài bản sẽ có kết có kết quả tốt