Translate

Thursday, June 3, 2010

Lật tẩy hàm giáo sư và phó giáo sư

Trích Viet Herald
Trên Flickr có một account mang tên khoahocdom.vietnam@yahoo.com đăng danh sách các GS và PGS dỏm của Việt Nam. Theo account kể trên, khi nhà nước VN phong GS và PGS cho một ai đó, account kể trên sẽ kiểm tra số bài báo trên ISI (cơ sở dữ liệu về các công bố khoa học trên toàn thế giới) để tìm xem người được phong GS và PGS có số bài báo đăng trên ISI đúng tiêu chí hay không. Theo định lượng, PGS phải có số lượng bài công bố trên ISI là 3 công trình khoa học, GS phải có 5 công trình khoa học được công bố trên ISI. Nếu dưới mức này thì account kể trên sẽ gửi thư thông báo cho đương sự và tổ chức liên quan, thông báo về quyết định phong danh hiệu GS và PGS dỏm.

Sau khi tìm hiểu và thống kê công trình khoa học của một số vị cán bộ cao cấp của chính quyền VN, account này đã công bố một danh sách được phong tặng danh hiệu GS và PGS dỏm made in Vietnam gồm những người sau: Nguyễn Thị Doan (Phó CT nhà nước VN), Nguyễn Thiện Nhân (Phó thủ tướng, kiêm BT Bộ GD&ĐT VN), Trần Văn Nhung (nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT), Đào Trọng Thi (chủ nhiệm UB Quốc Hội) và một số người khác.

Theo blogger Đông A, dù chưa kiểm tra xem có đúng là những người kể trên có công bố khoa học trên các tạp chí trong danh sách của ISI ít hơn 5 (đối với GS) và ít hơn 3 (đối với PGS) hay không, nhưng ông có cảm tưởng là tiêu chí của phong chữ “dỏm” khá rõ ràng, minh bạch, và ai cũng có thể kiểm tra được.

Ông viết tiếp: “Nhưng đối với những người được đào tạo tại Liên Xô cũ thì cũng có thể oan uổng, vì một số tạp chí của Liên Xô cũ không có tên trong danh sách của ISI. Do vậy tôi nghĩ cũng nên thận trọng, nhất là do những khó khăn có nguồn gốc từ trong lịch sử phức tạp của thế giới. Nhưng dù vậy, tôi vẫn nghĩ các báo trước khi đăng bài viết về ai đó, nên tham khảo danh sách GS và PGS dỏm để ít nhất là có cái nhìn tham chiếu và cân nhắc về bài báo đó.”

“Chuyện phong chức danh dỏm này có lẽ cũng thuộc loại tương tự như danh hiệu trang phục phản cảm trong các hoạt động giải trí, nhưng chưa rõ phản ứng của dư luận xã hội và những người liên quan như thế nào. Rất tiếc là chuyện phong chức danh dỏm này có thể đoán trước là không được truyền thông loan truyền rộng rãi như danh hiệu trang phục phản cảm, nên cũng khó biết các phản hồi có thể có như thế nào. Nhưng xét cho cùng, trong một xã hội có nhiều đặc điểm riêng biệt như xã hội Việt Nam chuyện phong dỏm này có khi cũng cần thiết và hữu ích.”

Sau đây là nội dung kiểm chứng của account khoahocdom.vietnam@yahoo.com trước khi phong tặng danh hiệu GS và PGS dỏm. Quý độc giả có thể vào trang flickr.com/photos/47624590@N04/ để tìm hiểu.

GS dỏm Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước

- Kiểm tra công trình ISI của bà này thì kết quả là 0 (zero).

- Chúng tôi đã dùng tất cả các keys: Doan NT, Nguyen TD, Nguyen DT. Kết quả thu được đều như nhau: 0. Do đó chúng tôi xin công nhận bà này là GS dỏm (chính xác hơn: Dưới mức dỏm).

Thật không hiểu bằng cách nào mà bà này ôm được cái hàm GS? Các bác có biết “cách nào,” xin chỉ giùm nhé!


GS dỏm Nguyễn Thiện Nhân, phó thủ tướng, bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Kiểm tra trên Web of Science, cũng không thể tìm thấy công trình khoa học nào của ông Nhân về lĩnh vực kinh tế, điều khiển học. Như vậy cái hàm GS của ông ấy là cái gì, do đâu mà ra?

Ông này lúc nào cũng hứa, tuyên bố.... và bây giờ thì nền giáo dục vẫn đang tụt hậu. Lúc nào cũng tuyên bố “đại học quốc tế,” nhưng trình độ dỏm thế này thì có hiểu thế nào là một đại học quốc tế. Thật ra không nhất thiết Bộ Trưởng Giáo Dục phải có hàm giáo sư, chỉ cần cử nhân cũng được, nhưng phải là bằng thật, còn mấy loại dỏm thì chỉ có hại dân, hại nước.

Theo tiểu sử thì ông Nhân được “phong hàm” GS năm 2002 khi đang làm PCT Sài Gòn. Xin chào thua! Cái kiểu phong hàm này không khác gì các danh “gia đình văn hóa,” “bé khỏe, bé ngoan,” hay “gia đình bị lũ lụt tàn phá.”

Đất nước muốn phát triển thì cần phải có những người thật, trung thực.... Mấy vị dỏm, giả thì chỉ có phá hoại.

GS dỏm Trần Văn Nhung, nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT, tổng thư ký Hội Đồng Giáo Sư

Kiểm tra trên Web of Science, vị này chỉ có một công trình chuẩn ISI:

1. Title: ATTRACTORS OF SYSTEMS CLOSE TO AUTONOMOUS ONES HAVING A STABLE LIMIT-CYCLE
Author(s): MINH NV, NHUNG TV

Source: ACTA MATHEMATICA HUNGARICA Volume: 58 Issue: 1-2 Pages: 17-23 Published: 1991

Times Cited: 0

Công trình này công bố năm 91, đồng tác giả và thuộc loại SCIE, nghĩa là tạp chí này thuộc loại trung bình. Sản phẩm khoa học của một giáo sư kém xa kết quả nghiên cứu của một anh tiến sĩ loại trung bình thì ông này thuộc loại giáo sư gì?

Tóm lại: Không có hy vọng gì cho khoa học Việt Nam khi những kẻ bất tài, danh dỏm vẫn còn tại vị.

GS dỏm Đào Trọng Thi, chủ nhiệm UB Quốc Hội

Title: MULTIDIMENSIONAL PARAMETRIZED VARIATIONAL-PROBLEMS ON RIEMANNIAN-MANIFOLDS

Author(s): THI DT

Source: LECTURE NOTES IN MATHEMATICS Volume: 1214 Pages: 40-62 Published: 1986

Times Cited: 0

Đó là công trình ISI duy nhất mà anh “giáo sư” này có được. Theo thông tin “nội bộ” thì anh này là nhà khoa học hàng đầu, được ghi tên vào tự điển. Thật không hiểu được.

Với cái trình độ tồi như thế mà là giáo sư thì.... chào thua.

No comments: