Ở miền Nam,
trước năm 1975, trong đêm Giáng Sinh sau khi đi dự lễ Noel về gia đình
thường có tổ chức ăn Réveillon. Đây là tập tục của thời Pháp còn
giữ lại và trở thành nếp văn hóa của người dân miền Nam. Ở miền
Bắc, trước năm 1954 dĩ nhiên cũng có tập tục này. Thế nhưng kể từ
sau năm 1954, với chính sách “đào tận gốc trốc tận rễ “ những di sản
văn hóa của Pháp để lại của Cộng Sản Việt Nam nên người dân miền
Bắc không còn được có niềm vui ăn Réveillon.
Trước năm 1975,
hàng năm vào dịp lễ Giáng Sinh, người dân miền Nam thường đổ ra đầy
đường trong đêm Vọng Giáng Sinh. Không những là những gia đình có theo
đạo Công Giáo cùng ra đường để đi lễ nhà thờ mà đồng bào Phật Giáo
cũng như đồng bào theo các tôn giáo khác cũng ùa ra đường làm cho đêm
Vọng Giáng Sinh luôn luôn đông vui và nhộn nhịp. Những gia đình Công
Giáo sau khi tan lễ cũng đi ra đường làm cho đường phố càng thêm đông
đúc, vui vẻ. Ở miền Nam vào đêm Giáng Sinh thường không có cái lạnh
như cắt da ở miền Bắc cũng như ở các nước phương Tây, nhưng mà trời
cũng chỉ hơi se se một chút mà
thôi. Đây cũng là dịp mà các bà các côn diện những chiếc áo lạnh đầy
sắc màu làm cho đường phố đã đông vui lại càng thêm đẹp nhiều hơn.
Người ta đi lang bang từ phố này sang phố khác, từ đường này sang đường
khác. Dưới lòng đường thì xe cộ chạy còn trên lề đường thì người đi
bộ chật như nêm. Đi chơi đêm Vọng Giáng Sinh cho đến nửa đêm thì ai về
nhà nấy và cả gia đình tụ tập quanh bàn tiệc để ăn Réveillon. Các
gia đình đã chuẩn bị thức ăn, thức uống sẵn để đi về là có ăn
liền. Một chai rượu vang của Pháp cũng được khui ra để bữa tiệc
Réveillon thêm phần ngon miệng.
Không biết rằng
bây giờ ở Việt Nam nhà cầm quyền Cộng Sản có cho phép người dân
được tổ chức lại buổi ăn Réveillon đêm Giáng Sinh hay là không? Thiết
tưởng đây cũng là một nét văn hóa đã được Việt hóa thì cũng nên
được trân trọng và giữ gìn để nếp sống văn hóa của người Việt Nam
được thêm phong phú cũng là điều hay ho và tốt đẹp.
Phi Vũ
Ngày 25 tháng 12
năm 2014.
No comments:
Post a Comment