Translate

Tuesday, October 21, 2014

Cơn thịnh nộ của thiên nhiên từ bàn tay con người




Tôi sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng, một thành phố ở miên Trung Việt Nam. Từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành khoảng năm tôi 20 tuổi và rời Đà Nẵng cho mãi đến bây giờ cũng đã gần 40 năm, thành phố Đà Nẵng hầu như năm nào cũng hứng chịu một vài trận bão lớn nhỏ. Phải công nhận một điều là vào thời điểm đó tức là trước năm 1975, Đà Nẵng tuy bị bão nhưng mà cũng chẳng có trận bão nào gây nên những tai ương kinh hoàng. Cũng tương tự như vậy, Philippine tuy rằng năm nào cũng hứng chịu nhiều trtận bão, nhưng mức thiệt hại cũng chỉ vừa vừa tức là con người vẫn có thể chịu đựng được. Thế nhưng, chỉ trong vòng chưa tới 10 năm trở lại đây, vùng Đông Nam Á đã hứng chịu hai trận thiên tai kinh hoàng: trận sóng thần năm 2004 tàn phá Indonésia, Malaysia, Thái Lan và trận bão Haiyan tàn phá Philippine vừa qua là một trận bão mà sự tàn phá là khủng khiếp nhất từ trước cho đến nay.




Các nhà khoa học cũng như những nhà môi trường học trên thế giới đều công nhận một điểm chung: sự phát triển kỹ nghệ tăng cao mà không chú trọng đến vấn đề môi trường, không chú trọng đến vấn  đề làm thế nào để giảm thiểu đến mức tối thiểu những chất thải độc hại ra ngoài bầu khí quyển là sẽ dẫn đến vấn đề hiệu ứng nhà kính. Mà hiệu ứng nhà kính lại là nguyên nhân chính của việc biến đổi khí hậu của trái đất. Những thiên tai như bão lụt, những trận cuồng phong xảy ra trên trái đất càng ngày càng nhiều hơn và sức mạnh cũng như sức hủy diệt của  chúng cũng càng ngày càng tăng cường độ nhiều hơn. Nếu cách đây khoảng 30 năm trở về trước chúng ta không có nhiều lắm những trận thiên tai với sức hủy diệt nặng nề thì thời gian sau này chúng lại xảy ra thường xuyên hơn. Mà những thiên tai này xảy ra với cường độ mạnh hơn trong những thế kỷ trước cũng hoàn toàn là do con người. Con người đã phát triển kỹ nghệ bừa bãi mà không chú trọng đến môi sinh làm tăng cường sự biến đổi khí hậu. Chúng ta cũng không quên năm nay ở tại Trung Cộng, thành phố Bắc Kinh và thành phố Cáp Nhĩ Tân đã phải bị những màn mây ô nhiễm dày đặc bao phủ bầu trời khiến mọi sinh hoạt của hai thành phố này phải tạm thời ngưng trệ trong một thời gian. Phải nói Trung Cộng hiện nay là nước mà kỹ nghệ phát triển nhiều và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng đứng đầu thế giới. Chính vì có những nước coi trọng việc phát triển kỹ nghệ mà coi nhẹ vấn đề môi trường cho nên khí hậu toàn cầu đã có sự biến đổi. Cho nên ta cũng có thể nói là sự thịnh nộ của thiên nhiên  cuồng dữ cũng chính là do bàn tay con người mà ra cả.



Phi Vũ

Ngày 15 tháng 11 năm 2013.


No comments: