Trong tranh chấp
giữa Trung Cộng và các nước Đông Nam Á tại biển Đông và giữa Trung
Cộng với Nhật Bản tại biển Nhật Bản, ta nhận thấy một điều là
Trung Cộng luôn mồm kêu gọi các bên tranh chấp hãy giữ bình tĩnh,
tránh đừng để xảy ra các cuộc xung đột, thế nhưng chính Trung Cộng
lại là kẻ có những hành vi khiêu khích trước. Cho nên, đối với Trung
Cộng, giữa lời nói và việc làm là hai điều đối nghịch với nhau.
Tại quần đảo Senkaku
ở vùng biển Nhật Bản, mới đây Trung Cộng đã cho ba tàu hải giám đi
vào vùng hải phận thuộc đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Hành động
khiêu khích này của Trung Cộng đã bị những tàu tuần tra Nhật Bản
cảnh cáo. Nhật Bản đã cảnh cáo Trung Cộng rất nhiều lần, thế nhưng
chứng nào vẫn tật nấy. Và sự leo thang khiêu khích của Trung Cộng
càng ngày càng nhiều hơn.
Bên cạnh đó,
Trung Cộng lại có mưu toan xâm chiếm Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường
Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã bị Philippine chiếm đóng
trái phép. Rất nhiều lần tàu đánh cá của Trung Cộng dưỡi sự yểm
trợ của đội tàu hải giám đã ngang nhiên vào vùng này đánh bắt cá,
mặc cho sự kêu la của chính phủ Philippine. Những đoàn tàu đánh cá
của Trung Cộng xem như đây là vùng biển nhà của mình, ngang nhiên làm
những điều ngang ngược.
Nhìn những sự
việc trên, những bình luận gia trên thế giới đều có nhận định chung
là nếu đà này cứ mãi tiếp diễn, cuộc chiến tranh giữa Trung Cộng
và Nhật Bản cũng như cuộc chiến giữa Trung Cộng và Philippine rất dễ
nổ ra. Đây sẽ là điều làm đau đầu chính phủ Hoa Kỳ bởi vì giữa Hoa
Kỳ và Nhật Bản cũng như giữa Hoa Kỳ và Philippine đều có những hiệp
ước là nếu có xảy ra chiến tranh, Mỹ có bổn phận phải bảo vệ Nhật
Bản và Philippine. Thế nhưng Trung Cộng lại cũng là một bạn hàng quan
trọng của Hoa Kỳ. Trung Cộng đang cẩn Hoa Kỳ và Hoa Kỳ cũng đang cần
Trung Cộng. Những mắc mứu này như một mối chỉ rối cũng làm khó để
cho Hoa Kỳ phải giải quyết.
Chúng ta chờ xem
điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Cộng cứ mãi hung hăng ngang ngược tại
Senkaku cũng như tại Bãi Cỏ Mây. Trung Cộng bây giờ đang thèm khát tài
nguyên nằm dưới lòng biển ở Senkaku cũng như dưới lòng biển của vùng
quần đảo Trường Sa. Chính sự thèm khát tài nguyên cũng như lòng tham
và hung hăng đã làm cho tình trạng đối đầu nhau tại vùng biển Nhật
Bản và vùng biển Đông càng ngày càng leo thang và thêm căng thẳng. Sự
xung đột chắc khó tránh xảy ra!
Phi Vũ
Ngày 16 tháng 6
năm 2013
No comments:
Post a Comment