Hoa-kỳ đang nỗ lực tạo ra bước ngoặt mới cả trong hải chiến lẫn do thám, cứu hộ trên biển bằng cách phát triển tàu nổi không người lái.
Mới đây, tạp chí chuyên ngành quân sự Jane’s Defence Weekly (JDW) đưa tin Cơ quan Nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến Mỹ (DARPA) vừa bổ sung đầu tư thêm để phát triển tàu nổi không người lái (Unmanned Surface Vehicle - USV) chống tàu ngầm.
Tờ JDW dẫn lời chuyên gia Scott Littlefield của DARPA nhận định: “Mục tiêu của chúng tôi là “thay đổi cuộc chơi” trong hoạt động của hải quân”. Đặc biệt là khả năng săn tàu ngầm. Vì thế, giới chuyên gia nhận định động thái trên là một trong những chương trình mà Mỹ dùng để chống lại Trung Quốc giữa lúc Bắc Kinh thể hiện rõ tham vọng phát triển lực lượng tàu ngầm.
Từ săn tàu ngầm…
Để thực hiện dự án trên, DARPA quyết định cung cấp khoản tiền trị giá 58,4 triệu USD để nhà thầu quốc phòng Mỹ SAIC thực hiện 3 giai đoạn sau cùng của chương trình phát triển USV chuyên săn tàu ngầm (ACTUV). Từ khoản ngân sách này, SAIC sẽ chế tạo một chiếc USV có thiết kế 3 thân dài 40 m. Theo thông tin từ DARPA, tàu ACTUV được tích hợp các công nghệ dò tìm và định vị tàu ngầm tối tân nhất. Thậm chí, các tàu ngầm sử dụng động cơ điện kết hợp diesel, nổi danh chạy cực êm, cũng khó thoát khỏi “mắt thần” của ACTUV. Sau khi phát hiện tàu ngầm mục tiêu, nó sẽ tiến hành theo dấu và liên tục cập nhật thông tin cho trung tâm điều khiển để hỗ trợ quá trình tác chiến, tấn công nếu cần.
Ngoài ra, loại USV này còn sở hữu nhiều công nghệ liên lạc kết nối hiện đại cùng một “bộ não” cực kỳ thông minh. Ngay cả trong trường hợp mất liên lạc từ trung tâm điều khiển, chiếc ACTUV cũng có thể tự theo dõi, dò tìm tàu ngầm và tự né tránh các tàu nổi khác trên biển. Đặc biệt, loại USV này có tầm hoạt động lên đến 6.200 km và đủ sức vận hành liên tục suốt 80 ngày mà không cần tiếp thêm năng lượng. Dự kiến, DARPA có thể chạy thử chiếc đầu tiên vào giữa năm 2015 và chi phí sản xuất sau đó khoảng 20 triệu USD mỗi chiếc.
…đến tấn công trên biển
Giống như máy bay không người lái, tàu nổi không người lái cũng là một trong những chiến lược quan trọng của Lầu Năm Góc. Từ năm 2007, Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ đề ra kế hoạch phát triển toàn diện các loại USV. Theo tài liệu do cơ quan này công bố, Washington sẽ tập trung phát triển 4 lớp USV cơ bản gồm: lớp X có chiều dài dưới 3 m, lớp Harbor dài 7 m và đạt tốc độ 35 hải lý/giờ (hơn 60 km/giờ), lớp Snorkeler dài 7 m hoạt động theo kiểu bán tàu ngầm và đạt tốc độ 15 hải lý/giờ (27 km/giờ), lớp Fleet dài 11 m và có tốc độ 20 - 24 hải lý/giờ (37 - 44 km/giờ). Trong đó, USV lớp X chủ yếu phục vụ mục đích do thám, giám sát trên biển. Ba loại còn lại là Harbor, Snorkeler và Fleet được phát triển theo nhiều mục đích như: dò và phá thủy lôi, tấn công đa nhiệm và cứu hộ tại những khu vực mà con người khó tiếp cận. Theo kế hoạch này, Mỹ phát triển 3 nhóm vũ khí cơ bản cho các tàu nổi không người lái gồm: súng máy và pháo, ngư lôi, tên lửa. Về súng máy và pháo, các loại USV của Mỹ được thiết kế tương thích với các hệ thống súng máy cỡ nòng 7,62 mm đến những loại pháo cỡ nòng 25 mm phục vụ cận chiến.
Đối với hệ thống ngư lôi, các SUV được phát triển để có thể mang theo những loại ngư lôi MK 54 và MK 48 hạng nhẹ, đủ sức tấn công tàu chiến nổi lẫn tàu ngầm. Ngoài ra, tàu nổi không người lái Mỹ có thể được trang bị cả tên lửa đối không lẫn tấn công mặt đất, ví dụ như tên lửa Hellfire tấn công đất liền và cả xe tăng, xe bọc thép. Vì thế, các USV của Mỹ có thể dùng làm lực lượng tiên phong trong tấn công đổ bộ. Gần đây, hải quân Mỹ liên tục vận hành thực tế loại USV Spartan có thể được trang bị tên lửa tấn công; đồng thời Lầu Năm Góc còn biên chế các USV vũ trang như một lực lượng quan trọng cho các tàu chiến cận bờ để tăng khả năng tác chiến phi đối xứng cho loại chiến hạm này. Theo chuyên trang quốc phòng Defense Industry Daily, Singapore từ sớm cũng tậu một số USV Spartan cho công tác giám sát bờ biển.
Trong bối cảnh này, Hoàn Cầu thời báo tuyên bố việc Trung Quốc vừa tập trận tại biển Hoa Đông cho thấy “Bắc Kinh sẵn sàng dùng hải quân giải quyết tranh chấp biển”. Hoàn Cầu thời báo tự tin cho rằng cuộc tập trận chung của 11 tàu hải quân, hải giám và ngư chính nước này diễn ra vào ngày 19.10 trên biển Hoa Đông khiến truyền thông Nhật Bản bất ngờ. Thực tế, suốt thời gian vừa qua, tình hình khu vực trên liên tục căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Với giọng điệu hiếu chiến quen thuộc, tờ báo trên nhấn mạnh: “Cuộc tập trận vừa gửi thông điệp rõ ràng tới thế giới bên ngoài rằng Trung Quốc sẵn sàng dùng hải quân để giải quyết tranh chấp biển… Cuộc tập trận lần này liên quan đến hải quân, nhưng lần tới có thể mở rộng với các lực lượng tên lửa nhằm nâng cao khả năng đánh chặn”.
Chưa dừng lại ở đó, Hoàn Cầu thời báo kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng nhận định: “Người dân trong nước bắt đầu nghĩ rằng vài quốc gia đang đánh giá thấp hậu quả chọc giận Trung Quốc, nên Bắc Kinh cần dạy họ bài học”. Thậm chí, tờ báo này còn ngang ngược tuyên bố “Nhật Bản, Việt Nam và Philippines ngày càng gây chuyện”.
Chưa dừng lại ở đó, Hoàn Cầu thời báo kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng nhận định: “Người dân trong nước bắt đầu nghĩ rằng vài quốc gia đang đánh giá thấp hậu quả chọc giận Trung Quốc, nên Bắc Kinh cần dạy họ bài học”. Thậm chí, tờ báo này còn ngang ngược tuyên bố “Nhật Bản, Việt Nam và Philippines ngày càng gây chuyện”.
Thực tế, Bắc Kinh liên tục bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về việc gây bất ổn tại biển Đông và xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Hồi tháng 7, Bắc Kinh ngang nhiên thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa của Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc lại có hàng loạt hành động trái phép như tổ chức kéo cờ kỷ niệm quốc khánh trên đảo Phú Lâm, tổ chức diễn tập tại khu vực vùng biển Hoàng Sa… Ngày 11.10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Trở lại với tình hình biển Hoa Đông, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 20.10 đưa tin 7 tàu hải quân nước này vừa vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư lần đầu tiên trong đợt huấn luyện kéo dài 17 ngày. Đến ngày 21.10, Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) thông báo 4 tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục hiện diện gần quần đảo trên. Giữa lúc Bắc Kinh - Tokyo căng thẳng vì Senkaku/Điếu Ngư, Đài NHK dẫn thông báo từ JCG hôm qua cho biết vừa cứu sống 64 thủy thủ Trung Quốc khi tàu hàng của họ bốc cháy tại vùng biển gần đảo Okinawa.
Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã vừa dẫn thông báo từ chính quyền tỉnh Liêu Ninh cho biết sẽ xây dựng 2 căn cứ máy bay không người lái (UAV) ở khu vực đông bắc Trung Quốc để giám sát ven bờ. Trước đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng 11 căn cứ UAV phụ trách giám sát biển dọc theo bờ biển nước này vào năm 2015./.
Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã vừa dẫn thông báo từ chính quyền tỉnh Liêu Ninh cho biết sẽ xây dựng 2 căn cứ máy bay không người lái (UAV) ở khu vực đông bắc Trung Quốc để giám sát ven bờ. Trước đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng 11 căn cứ UAV phụ trách giám sát biển dọc theo bờ biển nước này vào năm 2015./.
No comments:
Post a Comment