Translate

Saturday, July 7, 2012

Tại sao NT Hillary Clinton đi Việt Nam?


2012-07-07
Khoảng đầu tháng rồi, Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta viếng thăm VN, thậm chí có mặt ngay tại quân cảng Cam Ranh chiến lược, và vào tuần tới, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng tới thăm VN.

Courtesy state.gov
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton khởi đầu chuyến công du Pháp, Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, Campuchia, Ai Cập và Israel rời Washington, DC vào ngày 05 tháng 7.

Câu hỏi có thể được nêu lên là tại sao các quan chức cao cấp Hoa Kỳ xem chừng như dồn dập viếng thăm VN như vậy?
Qua cuộc phỏng vấn do Thanh Quang thực hiện, GS Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, trước hết nhận định như sau:

Thử sức Mỹ?

leon-panetta-phung-quang-thanh-250.jpg
BT quốc phòng Mỹ Leon Panetta và BT quốc phòng VN Phùng Quang Thanh gặp nhau tại Hà Nội ngày 4 tháng 6, 2012. AFP photo.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết nói về chuyện tại sao bà Clinton đến thăm Việt Nam thì có vấn đề ngay lập tức là chuyến đi này của bà Clinton kéo dài 2 tuần lễ để giải quyết nhiều vấn đề từ Syria đến Afghanistan, cho đến vụ ASEAN.
Riêng đối với chuyến thăm Việt Nam thì bà đến đó để dự 3 hội nghị rất là quan trọng: thứ nhất là Diễn Đàn An Ninh Đông Nam Á, thứ hai là Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Nam Á cấp Ngoại Trưởng, và sau đó là Hội Nghị hậu thượng đỉnh Đông Á gồm các ngoại trưởng giữa US và ASEAN mà thôi, và đây cũng là thời cơ nhân tiện để ghé thăm Việt Nam, và thứ hai nữa ngay trong vụ này thì trong mấy tuần vừa qua thì mình thấy có hai vụ sôi động ở nơi đó làm cho Mỹ phải quan tâm.
Đó là, thứ nhất là vụ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough và thứ hai là vụ Trung Quốc cho đấu thầu khai thác dầu 9 lô trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Việt Nam có phản ứng lại, rồi lại có tin tàu Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam mà Việt Nam lại đưa tin cải chính, thì những cái này làm tình hình sôi động lên tạo cơ hội cho bà Clinton ghé thăm, bởi vì ở đó có một số hội nghị và thứ hai nữa là những vấn đề nóng bỏng xảy ra cũng đòi hỏi sự quan tâm của nước Mỹ. Đó là về việc của bà Clinton.
Bây giờ cộng với việc của bà Clinton và ông Panetta thì ta thấy thực sự ông Obama qua chính sách gọi là thực hiện trọng tâm chiến lược của Mỹ về ASIA, thì vấn đề này người Mỹ nói như vậy nhưng bên Á Châu thì người ta không có tin, nhất là phía Ấn Độ thì họ bảo là Mỹ đang thâm thủng ngân sách mà tình trạng chính trị thì tê liệt bởi vì lưỡng đảng đang tranh chấp nhau, thành ra làm gì mà Mỹ có khả năng sang với Á Châu. Vì thế cho nên hai chuyến thăm của ông Panetta và bà Clinton là để nói cho Á Châu biết “Chúng tôi rất quan tâm đến Á Châu và chúng tôi thành thật quan tới Á Châu”.
Khác hẳn với lần trước thời ông Bush thì bà Condi Rice được mời mấy lần mà không có tham dự, thì lần này suốt từ năm 2010 là người Mỹ liên tục tham dự kể cả ông Tổng Thống Obama nữa, nên khi ông Panetta đến Cam Ranh thì trước đó ông nói rõ là ông sẽ chuyển 60% hải lực của Mỹ sang vùng Tây Thái Bình Dương từ giờ cho tới thời diểm 2020. Và đặc biêt nhất là ông Panetta là tổng trưởng quốc phòng đầu tiên đến thăm Cam Ranh, và ông cũng nói toạc móng heo ra là Mỹ muốn có tàu được cập bến Cam Ranh nhiều hơn. Đó là trong khuôn khổ chính sách chung của Mỹ.
Một vấn đề cuối cùng nữa có thể là quan trọng, là bởi vì có tin rằng ông Tổng Thống Obama có thể sang thăm vùng Á Châu và nhân tiện sẽ ghé Việt Nam, vì vậy việc thăm viếng tất cả ở đây cũng là chuẩn bị cho cuộc viếng thăm đó, nếu có.

Cái thứ ba là họ thử Mỹ, thành ra đây là con bài mà nó đưa vào trong vòng thử thách.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Thanh Quang: Thưa Giáo Sư, giữa lúc Trung Quốc ngày càng tiếp tục hành động không mấy che giấu là xâm lược chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và của cả Philippines, gọi thầu như Giáo Sư vừa trình bày là khai thác dầu ngay sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, v.v... dù bề ngoài Bắc Kinh luôn nói là sống chung hòa bình, thì liệu sự hiện diện như vừa nói của các viên chức cao cấp Mỹ có thể giúp làm chùn bước hành động ấy của Trung Quốc hay không, thưa Giáo Sư?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết tôi nghĩ nói một cách tổng quát thì có thể Trung Quốc phải nghĩ lại, lý do là như thế này, nó có ảnh hưởng hai chiều cơ: Điều thứ nhất, Trung Quốc vẫn nói là mình phát triển hòa bình và có quan hệ tốt đẹp với các quốc gia Đông Nam Á nhưng mà chuyện Trung Quốc làm như thế này thì rất có hại cho Trung Quốc, thành ra vì thế mà các quốc gia Đông Nam Á sẽ sợ và họ sẽ quay về Mỹ, thứ hai là sự hiện diện của Mỹ được “welcome” hơn, được đón tiếp tốt đẹp hơn, thì cái đó sẽ thiệt hại cho Trung Quốc.
Nhưng mặt khác nó có cái chiều khác là có những biến chuyển dồn dập như thế thì Trung Quốc sợ rằng nếu mà để lâu thì Mỹ càng hiện diện nhiều hơn. Và càng để lâu thì các quốc gia như Phi Luật Tân, Việt Nam có khả năng cứng cựa hơn, thành ra cũng có thể làm cho họ dồn dập muốn thử như vụ Scarborough và vụ Việt Nam hiện nay, thì họ thử luôn mấy chuyện để, thứ nhất là họ thử xem cái sức của mấy anh ra sao, các anh có làm được gì chúng tôi hay không. Thứ hai nữa là họ thử cái mà cứ hay gọi là “ASEAN là trọng tâm của tất cả mọi việc” thì cái vụ Scarborough cho thấy là ASEAN chả nói được cái gì cà. Cái thứ ba là họ thử Mỹ, thành ra đây là con bài mà nó đưa vào trong vòng thử thách.

Bài toán khó

tau-hai-giam-tq-2-250.jpg
Tàu Trung Quốc chặn đuổi tàu công vụ của Viêt Nam ra khỏi khu vực lãnh hải của VN ở khu vực quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp trên CCTV của TQ.
Thanh Quang:Trước khi trở lại việc thử sức như Giáo Sư vừa đề cập thì, thưa Giáo Sư, người Việt Nam nên đón nhận những chuyến viếng thăm Việt Nam của các viên chức Hoa Kỳ như thế nào và ở mức độ nào?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt Nam thì có hai loại, thứ nhất là người ở ngoại quốc thì chúng ta thấy trong các website ông nào cũng nói “đi với Mỹ đi để chống Tàu”, thì thực sự chuyện đó không có giản dị như vậy, nhưng mà ở ngoại quốc cứ nói như vậy.
Còn ở trong nước thì có hai loại, thứ nhất chúng ta thấy người bình dân họ cũng nói nên đi với Mỹ để chống Tàu, nhưng mà ngược lại đối với tù chính trị và những chiến lược gia thì họ phải suy nghĩ rất kỹ về việc đó là bởi vì Việt Nam thì ở cạnh nước Tàu, liệu một “confrontation” đương đầu với Tàu có phải là điều tốt hay không? Nếu mà tránh được thì ngay cả những ông cụ nhà ta ngày xưa cũng tìm cách tránh cái đó, tuy giữ độc lập nhưng làm sao tránh khỏi “confrontation” thì bài toán rất khó. Và nhất là cái vấn đề ở trong chính trị quốc tế người ta bao giờ cũng tìm cách quân bình lực lượng, thì quân bình lực lượng của Mỹ là rất tốt nhưng mà điều đó không xảy ra dễ dàng như người ta tưởng.
nhưng mà ngược lại đối với tù chính trị và những chiến lược gia thì họ phải suy nghĩ rất kỹ về việc đó là bởi vì Việt Nam thì ở cạnh nước Tàu, liệu một “confrontation” đương đầu với Tàu có phải là điều tốt hay không?
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Thanh Quang: Dạ. Chuyện mà Trung Quốc muốn thử sức như Giáo Sư vừa đề cập thì thưa Giáo Sư hiện có nhiều người quan ngại là việc Bắc Kinh ngày càng tăng cường lực lượng tàu bè ở Biển Đông và xâm lấn trắng trợn vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế như trường hợp của Việt Nam và của Philippines vừa rồi, kiểu như “giành dân chiếm đất”, thì Giáo Sư có lo ngại xung đột vũ trang sắp sửa xảy ra hay không ạ?
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Xung đột vũ trang nếu xảy ra thì có thể bất cứ lúc nào vì trong tình trạng căng thẳng thì nhiều khi sự tính lầm cũng có thể xảy ra võ trang được. Dù sao những yếu tố này là yếu tố của chính phủ cho nên họ có hành động, họ có thử thì họ cũng khôn lắm, họ cũng dè dặt. Thí dụ như vụ Scarborough thì chỉ có Phi Luật Tân là gửi tàu chiến đến và rút ra ngay chứ Trung Quốc không gửi tàu chiến, nó chỉ dùng để thử thôi.
Thế còn trong trường hợp đấu thầu 9 lô thì nó cũng chẳng phải là chính phủ mà nó chỉ là cơ quan của một hãng dầu Trung Quốc, mà hãng dầu Trung Quốc cũng như Việt Nam đều là những hãng dầu quốc doanh, thành ra khi họ hành động thì họ cũng khôn khéo lắm vì còn để đường rút lại vì họ nói không phải là chính phủ làm, một mặt là công ty nó làm nhưng chính phủ thì cứ nói tử tế nhưng mà hành động thì công ty hành động, rồi họ bảo những hành động chẳng hạn như họ bảo vùng đó là do quận - huyện - tỉnh, ở trong vùng duyên hải do tàu hải giám, họ bảo không phải của trung ương mà của địa phương, thành ra những cái đó chứng tỏ họ khôn lắm.
Thanh Quang: Cảm ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng rất nhiều ạ.
GS Nguyễn Mạnh Hùng: Dạ. Không có chi!

No comments: