Lời phản đối của phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị mạnh mẽ khác thường khi xác định rằng Trung Quốc đã « ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam…xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển… làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông ».
Trong tình hình đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc là phải « hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên » và « nghiêm túc tuân thủ » các văn kiện mà chính Bắc Kinh đã ký kết, từ bản Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông cho đến Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.
Xin nhắc lại là ngày 23/06/2012 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã loan báo mời nước ngoài đầu thầu thăm dò 9 lô dầu khí ở vùng mà họ xác định là « vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc » ngoài Biển Đông. Được mời thầu có 7 lô nằm ở bồn trũng mà Trung Quốc đặt tên là Trung Kiến Nam, và 2 lô tại bồn trũng Vạn An và Nam Vi Tây.
Điều đáng nói là tập đoàn Trung Quốc còn cung cấp tọa độ các lô này, kèm theo một tấm bản đồ cho thấy rõ ràng là 9 lô được họ rao thầu đều nằm sát bờ biển miền Trung và miền Nam của Việt Nam, nằm bên trong đường lưỡi bò do chính Trung Quốc đơn phương vẽ ra để đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. (bản đồ 1)
Căn cứ vào các tọa độ và bản đồ nêu trên, giới quan sát đều nhìn thấy rõ là các lô mà Trung Quốc rao thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa mà Việt Nam được hưởng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982. Ngay từ hôm qua, hãng tin Nga Interfax đã công bố một tấm bản đồ nêu bật thực tế mà Việt Nam đã tố cáo là « phi pháp » đó (bản đồ 2).
Trong cuộc họp báo vào hôm nay, Tập đoàn Petrovietnam đã kêu gọi các công ty nước ngoài là hãy tẩy chay "cuộc đấu thầu phi pháp" của Trung Quốc, và tái khẳng định rằng toàn bộ 9 lô mà Bắc Kinh chào mời đều nằm trên thềm lục địa của Việt Nam.
Theo ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Petro Vietnam, các lô trên có tổng diện tích hơn 160.000 km2, nằm trong một khu vực mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có các hoạt động dầu khí từ lâu với các đối tác nước ngoài, chồng lên những lô mà Việt Nam đã đánh số từ 128 đến 132, và từ 145 đến 156.
Petro Vietnam xác định là sẽ gởi lời phản đối đến Bắc Kinh và các tập đoàn nước ngoài nào tham gia cuộc đấu thầu này.
Trong tình hình đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc là phải « hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên » và « nghiêm túc tuân thủ » các văn kiện mà chính Bắc Kinh đã ký kết, từ bản Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông cho đến Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển.
Xin nhắc lại là ngày 23/06/2012 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã loan báo mời nước ngoài đầu thầu thăm dò 9 lô dầu khí ở vùng mà họ xác định là « vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc » ngoài Biển Đông. Được mời thầu có 7 lô nằm ở bồn trũng mà Trung Quốc đặt tên là Trung Kiến Nam, và 2 lô tại bồn trũng Vạn An và Nam Vi Tây.
Điều đáng nói là tập đoàn Trung Quốc còn cung cấp tọa độ các lô này, kèm theo một tấm bản đồ cho thấy rõ ràng là 9 lô được họ rao thầu đều nằm sát bờ biển miền Trung và miền Nam của Việt Nam, nằm bên trong đường lưỡi bò do chính Trung Quốc đơn phương vẽ ra để đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. (bản đồ 1)
Căn cứ vào các tọa độ và bản đồ nêu trên, giới quan sát đều nhìn thấy rõ là các lô mà Trung Quốc rao thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa mà Việt Nam được hưởng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982. Ngay từ hôm qua, hãng tin Nga Interfax đã công bố một tấm bản đồ nêu bật thực tế mà Việt Nam đã tố cáo là « phi pháp » đó (bản đồ 2).
Trong cuộc họp báo vào hôm nay, Tập đoàn Petrovietnam đã kêu gọi các công ty nước ngoài là hãy tẩy chay "cuộc đấu thầu phi pháp" của Trung Quốc, và tái khẳng định rằng toàn bộ 9 lô mà Bắc Kinh chào mời đều nằm trên thềm lục địa của Việt Nam.
Theo ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Petro Vietnam, các lô trên có tổng diện tích hơn 160.000 km2, nằm trong một khu vực mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có các hoạt động dầu khí từ lâu với các đối tác nước ngoài, chồng lên những lô mà Việt Nam đã đánh số từ 128 đến 132, và từ 145 đến 156.
Petro Vietnam xác định là sẽ gởi lời phản đối đến Bắc Kinh và các tập đoàn nước ngoài nào tham gia cuộc đấu thầu này.
No comments:
Post a Comment