Học giả Nguyễn Hữu Đang qua đời hôm 8-2-2007 |
Đám
tang học giả Nguyễn Hữu Đang, qua đời vào tuổi 94, tại Hà Nội ngày
8-2-2007 hốt nhiên nhắc đến một nhân vật tưởng đã chìm vào quên lãng,
mặc dù đã tham dự vào nhiều biến cố lịch sử trọng đại.
Các
cơ quan truyền thông trong nước không mấy đề cập đến sự kiện, trong khi
ngoài nước, báo chí, nhất là trên mạng, đã đưa nhiều thông tin.
Chủ
yếu họ nhắc lại vai trò của Nguyễn Hữu Đang trong thời kỳ chống Pháp,
bị bắt từ 1930, tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương (1937-1939), hội
truyền bá Quốc ngữ (1938-1945), phong trào Văn Hóa Cứu Quốc (1943-1946),
Ủy Ban Giải phóng Dân Tộc tại Tân Trào 1945…
Ông
là người tổ chức ngày lễ tuyên ngôn độc lập 2-9-1945, xây dựng khán đài
để Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội.
Vai trò chỉ đạo báo Nhân Văn
Báo giới ngoài nước đều nhất loạt ghi nhận vai trò chủ yếu của Nguyễn Hữu Đang trong phong trào Nhân văn Giai phẩm (1956-1958).
Mạng
lưới Diễn Đàn gọi ông là lãnh đạo, Talawas cho là chủ chốt, mạng Nhịp
Cầu Thế Giới dùng từ thủ lĩnh. Tài liệu thời chửi bới Nhân văn Giai phẩm
tại Hà Nội, cũng nói vậy. Báo Nhân Dân, dưới ngòi bút Như Phong khẳng
định Nguyễn Hữu Đang trực tiếp chỉ đạo từ đầu đến cuối công cuộc phá
hoại bằng báo chí ấy (12-5-1958).
Hồng Vân, bút
danh của Hoàng trung Thông, còn chi tiết và chì chiết hơn: "Ngay từ
số đầu, tờ Nhân Văn đã lộ rõ là một tờ báo chính trị. Bề ngoài do Phan
Khôi và Trần Duy chủ trương, bề trong chính một tay Nguyễn Hữu Đang lo
liệu, từ tiền bạc đến bài vở."
"Phần lớn những
bài quan trọng đều do hắn trông coi và sửa chữa, hoặc đội tên người khác
để viết." (Báo Văn Nghệ, số 12 tháng 5-1958)
Ngay
từ số đầu, tờ Nhân Văn đã lộ rõ là một tờ báo chính trị. Bề ngoài do
Phan Khôi và Trần Duy chủ trương, bề trong chính một tay Nguyễn Hữu Đang
lo liệu, từ tiền bạc đến bài vở.
|
Mạnh
Phú Tư cũng viết đại khái như vậy: "Người ta không thấy tên tuổi Nguyễn
Hữu Đang trên những số đầu báo Nhân Văn, nhưng chính hắn là linh hồn
của tờ báo. Hắn tìm tiền, tìm giấy và biết bài nhưng lại ký tên người
khác…" (Báo Độc Lập, 24-4-1958).
Nguyễn Hữu Đang
là đầu não của tạp chí Nhân Văn. Số 1 ra ngày 20-9-1956, được Tố Hữu
cho là lá cờ phản cách mạng, đánh thẳng vào Đảng và nhà nước, chống lại
nền chuyên chính dân chủ nhân dân (…)
"Trong
khi cuộc bạo động phản cách mạng đã nổ ra ở Hung ga ri, càng như đổ dầu
vào lửa (…) Còn Nguyễn Hữu Đang, hắn vẫn tiếp tục làm vai trò của kẻ tổ
chức phá hoại…" (Báo cáo 4-9-1958, sau khi báo đã bị đóng cửa sau 5 số).
Tội phá hoại chính trị
Do
đó, Nguyễn Hữu Đang bị quy vào tội "phá hoại chính trị", một tội
trạng hết sức trầm trọng dưới chế độ Cộng Sản. Ông bị bắt năm 1958 và
năm 1960 lãnh 15 năm tù, là cái án nặng nhất so với các bạn cùng liên
lụy đến "vụ án Nhân văn Giai phẩm".
Bị biệt
giam ở Hà Giang, được phóng thích 1973 theo Hiệp Định Paris, Nguyễn Hữu
Đang là người Việt Nam duy nhất không nghe tiếng máy bay, không biết có
chiến tranh Việt-Mỹ.
Nhưng người đọc ngày nay vẫn tò mò: sự kiện diễn biến ra sao? Sao chỉ vì dăm ba bài báo, mà tội trạng và bản án nặng thế ?
Theo
lời "tự thú" của Trần Dần, một trong vài ba nhà văn đầu tiên trong
quân đội đã phát động phong trào đối kháng từ đầu 1955 : "Đến lớp học 18
ngày, Nguyễn Hữu Đang từ lâu nằm phục xuống, sau nhờ cơ hội này đứng
dậy phất cờ, nếu không có Đang sẽ không có tham luận với những đề nghị :
gặp Trung Ương, ra báo, v.v…. và cũng không có tờ Nhân Văn" (báo Văn
Nghệ số 12 , tháng 5-1958).
"Tự thú" là những lời bị cưỡng bách, nhưng chúng ta thử lần theo đó để tìm lại chuỗi sự kiện.
Lớp học 18 ngày
Lớp
học 18 ngày, từ 1 đến 18 tháng 8-1956 là một đợt học tập do Hội Liên
Hiệp Văn Học Nghệ thuật triệu tập tại Hà Nội, gồm hơn 300 cán bộ tham dự
trong giới văn nghệ và khoa học xã hội.
Mục
đích chính thức là để nâng cao trình độ lý luận, thực tế là để uốn nắn,
rèn cặp giới văn nghệ, nhưng kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại.
Báo Văn Nghệ quy ông Đang là chỉ đạo "tờ báo chính trị" Nhân Văn |
Lớp học 18 ngày xảy ra trong một hoàn cảnh chính trị, xã hội, tâm lý hết sức đặc biệt.
Về
nội tình Việt Nam, dự án Tổng tuyển cử sau hai năm Hiệp định Genève đã
không được thực hiện, viễn ảnh thống nhất đất nước sụp đổ. Việc này, lúc
ấy và ngày nay, ít ai nói lên, nhưng trong ý thức hay tiềm thức người
làm chính trị, người quan tâm đến đất nước, nhất định là có hoang mang.
Đồng
thời là cuộc thất bại đẫm máu của Cải Cách Ruộng Đất gây công phẫn,
chia rẽ sau cuộc cải tạo thương nghiệp và tư sản làm kinh tế kiệt quệ.
Xã hội không biết cơ man nào tệ đoan vì không có công pháp mà chỉ có
công an pháp.
Lẻ tẻ, đã có những phong trào
nhân dân nổi dậy như ở Quỳnh Lưu, Nam Định và vài nơi miền núi. Trường
Chinh trong báo cáo ngày 13-3-1958 trước Mặt trận Tổ quốc đã nêu lên bối
cảnh này.
Cùng thời điểm này, giới trí thức biết đại khái tin tức về Đại Hội lần 20 của đảng Cộng Sản Liên Xô.
Đầu
năm 1956, trong đó Khơ Rút Sốp công khai thừa nhận sai lầm của Đảng.
Người dân Việt Nam tự hỏi : thế Đảng Ta có sai lầm không? Cải Cách Ruộng
Đất thì sao? Báo cáo Khơ Rút Sốp lại yêu cầu Đảng, Nhà nước, Công Đoàn,
… phải tôn trọng luật pháp Xô Viết.
Vậy Việt Nam thì sao?
Ngoài ra, còn có tin những phong trào dân chủ nổi dậy ở Ba lan, Hung ga ri, (và sẽ bùng nổ vào tháng 10 sau đó).
Họa
vô đơn chí : từ tháng 5-1956, Trung Quốc tung ra phong trào "Trăm hoa
đua nở, Trăm nhà đua tiếng" qua diễn văn của Lục định Nhất, được một tạp
chí đại học Hà Nội dịch ra từ tháng 7, và được báo Nhân Dân loan tin
ngày 5 tháng 8, nghĩa là đúng vào lớp học 18 ngày.
Nhân văn Giai phẩm, khát vọng một thời đại
Văn nghệ sĩ là những tâm hồn bén nhậy. Họ lại là những người chịu thiệt thòi và o ép trong cuộc sống.
Vậy
trong tình hình xã hội căng thẳng, trước thời cuộc quốc tế thôi thúc,
họ phải làm gì? Họ có trách nhiệm gì? Tình cờ họ được tụ họp đông đảo ở
lớp 18 ngày, nên có sự đồng thuận về mặt tư tưởng hay tâm cảm.
Nguyễn
Hữu Đang nhớ lại : "Ở thời đó thì tư tưởng gọi là đấu tranh phê bình
của anh em văn nghệ cũng lên cao lắm. Thành thử tư tưởng đấu tranh của
tôi gặp tư tưởng đấu tranh của anh em, cho nên cuối cùng gặp nhau thành
phong trào Nhân văn Giai Phẩm (…)."
"Anh em có
một điểm gặp nhau là dù thế nào đi nữa cũng không thể chấp nhận đựơc cái
chế độ cực quyền, chế độ toàn trị là cái biến dạng của chuyên chính vô
sản." (NHĐ trả lời Thụy Khuê, đài RFI)
Tư tưởng đấu tranh của tôi gặp tư tưởng đấu tranh của anh em, cho nên cuối cùng gặp nhau thành phong trào Nhân văn Giai Phẩm
|
Nguyễn
Hữu Đang là người đứng tuổi, có uy tín, thành tích, óc tổ chức, tư
tưởng chính trị, nên có khả năng tập hợp các khuynh hướng phản kháng.
Trong lớp 18 ngày, đại diện cho tổ 2, ngày 26/8, ông đã đọc bản tổng kết
phê phán nảy lửa , nhắc lại vụ án Trần Dần, chuyện giải thưởng văn học,
nạn bè phái, chuyên quyền.
Ông nói : "Bất cứ vấn đề gì, tổ chúng tôi cũng thấy cái nút cuối cùng ở chỗ lãnh đạo."
Thậm
chí ông còn đòi hỏi, quyết liệt và cay đắng : phải làm một cuộc cải
cách ruộng đất trong văn nghệ (trích theo Hồng Vân, bài đã dẫn). Nói
khác đi, ý ông muốn thay đổi hoàn toàn guồng máy lãnh đạo.
Báo Nhân văn số 1 đã tóm lược bản tham luận :
1. Đường lối lãnh đạo văn nghệ của Trung ương Đảng hẹp hòi, gò bó do
nhận thức không đúng về mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ,
2. Trung ương Đảng chưa có một chính sách cụ thể hẳn hoi về văn nghệ,
3.Tổ chức (bộ phận trực tiếp lãnh đạo văn nghệ) không hợp lý và không trong sạch, nguy hiểm nhất là có tính chất bè phái.
4.Bản
tham luận này trước khi đem đọc đã được bàn tán và chờ đợi nhiều, khi
đem đọc nó được hoan hô nhiệt liệt (17 lần vỗ tay dài) và sau khi đọc đã
có vang dội rất lớn (tr. 5-6)
Đấu tranh chính trị : dân chủ tự do
Sau
đó Nguyễn Hữu Đang viết những bài xã luận, ký tên thật, bắt đầu từ
Nhân Văn số 4, ngày 5-11-1956, đăng ở trang nhất. Đó là bài "Chính quy
hơn nữa", đòi hỏi một xã hội pháp trị, thi hành hiến pháp, tạo quyền
hành cho ngành tư pháp, cái mà ngày nay ta gọi là xã hội công dân.
Số
5, ngày 15-12, trong bài "Hiến Pháp Việt Nam và Hiến Pháp Trung Hoa
bảo đảm tự do dân chủ như thế nào", ông đòi thực thi hiến pháp 1946, với
những quyền : tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội
họp, tự do cư trú đi lại trong nước và ra ngoài nước.
Ông viện dẫn điều 87 trong hiến Pháp Trung Hoa 1954, thừa nhận các quyền nói trên, thêm quyền tổ chức tuần hành thị uy.
Ông Nguyễn Hữu Đang có công lớn trong truyền bá quốc ngữ |
Ông
còn cảnh báo: "chuyên chính với nhân dân thì cần xét kỹ. Nếu không, hậu
quả sẽ tai hại lớn. Nguyên nhân sâu xa của những biến cố ở Ba Lan và
Hung ga ri là vì thiếu dân chủ, tại sao lại hiểu ra là thiếu chuyên
chính."
Bên cạnh bài này, lại có bài Lê Đạt, ký
tên Người Quan Sát, thông tin và bình luận "bài học về Ba Lan và Hung ga
ri" về những cuộc nổi dậy vừa mới xảy ra.
Trên
số 6, dự tính có bài dữ dội của Nguyễn Hữu Đang, nhưng báo bị tịch thu
ngay tại nhà in. Vì vậy, tờ báo bị lên án là khiêu khích, kêu gọi biểu
tình lật đổ chế độ.
Đôi bờ định mệnh. Oan khiên và vinh dự
Mục
đích bài này là truy niệm bậc hào kiệt Nguyễn Hữu Đang, bằng cách nhắc
lại chính xác và ngắn gọn vai trò chủ yếu của ông trong việc xuất bản
tạp chí Nhân Văn, mà về sau để lên án, chính quyền đã đánh đồng chập
choạng thành nhóm Nhân Văn Giai phẩm.
Thời gian
từ Giai phẩm đến Nhân văn chỉ vỏn vẹn trong một năm, 1956, và "nhóm"
này - nếu có thật – chỉ kết hợp trong "lớp học 18 ngày" và không thành
một tổ chức nào chính thức. Do đó, những từ : lãnh đạo, lãnh tụ, thủ
lĩnh… vừa là vinh dự, vừa là oan khiên thái quá cho ông.
Vinh dự phù du ; mà oan khiên đăng đẳng.
Nguyễn
Hữu Đang bị tù, biệt giam trong 15 năm, sau đó bị quản thúc tại quê
hương Thái Bình non 20 năm. Và trong tang lễ của ông, đại diện chính
quyền đọc điếu văn còn nhắc tội trạng : "phạm sai lầm tham gia nhóm Nhân
văn Giai phẩm".
Trong lịch sử nhân loại, vô số
người tranh đấu cho tự do, dân chủ đã bị tù đày, lưu đày, thiệt mạng,
biệt tích. Nhưng không có ai sai lầm.
Sai lầm chỉ ưu đãi phía cường quyền và bạo lực.
Viết ngày 20/02/2007
No comments:
Post a Comment