Translate

Saturday, May 26, 2012

Lê Đạt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lê Đạt
Sinh 10 tháng 09, 1929
Yên Bái[1]
Mất 21 tháng 4, 2008 (79 tuổi)
Hà Nội
, Việt Nam
Công việc Nhà thơ

Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt (10 tháng 09 năm 1929 - 21 tháng 4 năm 2008), là một nhà thơ Việt Nam. Ông là một trong những nhân vật trụ cột của Phong trào Nhân văn-Giai phẩm. Về thơ, Lê Đạt tự nhận mình là phu chữ, vì thơ ông viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều.

Mục lục

Tiểu sử

Lê Đạt tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Gần như trong suốt quá trình hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau lên Tuyên huấn Trung Ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục. Vì vậy ông có dịp tiếp xúc với gần như tất cả giới văn nghệ Cách mạng Việt Nam.[2] Hòa bình lập lại năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ[3], rồi được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh, trước khi Nhân văn-Giai phẩm bùng nổ. Với bài thơ "Ông bình vôi" đăng trên báo Nhân Văn mà nhiều người cho là ám chỉ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đảng, ông bị lên án "phản động" và bị trừng phạt.[4]
Đầu tiên ông được thuyên chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam để không cho tiếp xúc với việc làm báo nữa, trước khi bị truất quyền đảng viên vào tháng 7 năm 1957. Một năm sau, sau khi dự lớp "đấu tranh tư tưởng" tại Thái Hà Ấp, vào tháng 8 năm 1958, ông chính thức bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm. Thực tế hình phạt 3 năm đã kéo dài 30 năm, cho đến năm 1988, khi ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản. Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phòng trào Nhân văn-Giai phẩm là Trần Dần, Phùng QuánHoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Lê Đạt và vụ Nhân văn Giai phẩm

Như nhà thơ Lê Đạt kể, sau vụ phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu năm 1955, Trần DầnTử Phác bị giam 3 tháng kiểm thảo trong quân đội, khi hai người được ra, Lê Đạt có ý kiến để cách tân thơ ca Việt Nam, thoạt khỏi ảnh hưởng của Thơ Mới, bây giờ phải làm sao mà in được một tập thơ, trái với nguyên tắc lúc bấy giờ - nghĩa là không bị kiểm duyệt cả. Sẽ là một tập tự do sáng tác hoàn toàn, tức là mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm về bài của mình và không có kiểm duyệt[2]. Tập thơ mang tên Giai phẩm Mùa xuân xuất bản vào tháng Giêng năm 1956. Hoàng Cầm và Lê Đạt là hai người làm chính đi thu thập sáng tác của mọi người và mang đi in[3], vì trong thời gian này Trần Dần cùng Tử Phác đang đi tham gia Cải cách ruộng đất cách Hà Nội 12 cây số. Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần làm xương sống của cả quyển. Theo ông kể thì ngay sau khi in ảnh hưởng của nó rất ghê gớm, khiến ngay cả các tác giả cũng không thể ngờ được, đi đâu ra đường ở Hà Nội cũng thấy người ta nói đến mấy câu thơ nổi tiếng của Trần Dần:
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ
Sau Tết năm đó Lê Đạt phải lên Tuyên Huấn trung ương làm kiểm thảo 15 ngày, Trần Dần và Tử Phác bị bắt, Giai phẩm Mùa xuân bị tịch thu.[2]
Đến giữa năm 1956, ở Trung Quốc có phát động phong trào Trăm hoa đua nở, việc sáng tác ở Việt Nam vì thế cũng được nới lỏng. Giai phẩm Mùa xuân được tái bản, tiếp đó là xuất bản tiếp Giai phẩm Mùa thuGiai phẩm Mùa đông. Tiếp nữa, Nguyễn Hữu Đang, người cùng làm với Lê Đạt tại báo Văn nghệ, muốn hợp tác cùng nhóm Giai phẩm mùa thu để ra một tờ báo, tờ Nhân Văn vì thế mà ra đời. Lê Đạt có nói sau khi ra Giai phẩm Mùa xuân đã khá mệt mỏi, lại mới lập gia đình nên ông muốn rút, nhưng phong trào lúc này đã phát triển tương đối mạnh, người gửi tiền về ủng hộ khá nhiều, một mình Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang sợ quán xuyến không nổi nên mọi người vẫn mời Lê Đạt vào báo, cho dù ông vẫn giữ công tác tại báo Văn nghệ trong thời gian đó. Vì vẫn là đảng viên nên ông không thể đứng ra làm Tổng thư ký của báo Nhân Văn được, Nguyễn Hữu Đang cũng không muốn nhận nên mới đưa ra ý kiến mời cụ Phan Khôi vào vị trí nào, dù thực ra, làm việc chính ở tờ báo vẫn là hai người trên.[2]
Báo Nhân Văn ra được 5 số thì bị đình bản. Đấy là vào cuối năm 1956, nhưng đời sống của các nhân vật vẫn chưa bị ảnh hưởng lắm, Hoàng Cầm khi thành lập Hội nhà văn Việt Nam vào đầu năm 1957 vẫn được bầu vào ban chấp hành và giữ chức phó giám đốc nhà xuất bản của Hội. Lê Đạt chỉ phải thuyên chuyển công tác từ báo Văn nghệ sang làm ở ban đối ngoại của Hội nhà văn, và bị cho ra khỏi đảng vào tháng 7 năm 1957 khi đang chuẩn bị cho phát hành tập thơ Cửa hàng Lê Đạt giữa lúc đấu tranh chống tư sản sục sôi nhất.[2]
Đến đầu năm 1958, sau khi hoạt động của nhóm Nhân văn-Giai phẩm đã chính thức chấm dứt được hơn một năm, thì ở Trung Quốc có vụ đấu tranh gay gắt chống phái hữu khuynh, Trăm hoa đua nở chấm dứt. Việt Nam có cử Huy Cận và một người nữa sang quan sát học tập. Khi về ban Tuyên Huấn có tổ chức hai lớp học tập "đấu tranh tư tưởng" tại Thái Hà Ấp. Một lớp dành cho Đảng viên vào tháng 2, những người tham gia Nhân văn-Giai phẩm có Ðặng Ðình HưngVăn Cao tham dự khóa học này. Lớp thứ hai được tổ chức vào tháng 3, dành cho tất cả mọi người, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán v.v có đến họp. Trong vòng một tháng, như Lê Đạt kể thì lớp học này thực chất là một cuộc đấu tố những người trong Nhân văn-Giai phẩm[2]. Đến tháng 8 năm 1958, ông chính thức nhận kết quả kỷ luật, bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và cấm xuất bản trong vòng 3 năm, ông cùng Trần Dần và Tử Phác về Chí Linh lao động cải tạo, ông được phân công đi chăn bò, việc đi lao động cải tạo như vậy kéo dài trong vòng 10 năm, đan xen giữa những khoảng thời gian được về nhà và thời gian phải lên trại.

Thơ Lê Đạt

Nhân câu chuyện mấy người tự tử
(trích)
Báo Nhân dân số 822
Có đăng tin mấy người tự tử
Vì câu chuyện tình duyên dang dở
Trưa mùa hè nóng nung như lửa
Tôi ngồi làm thơ
Vừa giận vừa thương những người xấu số
Chân chưa đi hết đường đời
Đã vội nằm dưới mộ.
Chết là hết
Hết đau hết khổ
Nhưng cũng là hết vầng trăng soi sáng trên đầu
Hết những bàn tay e ấp tìm nhau...
...Anh công an nơi ngã tư đường phố
Chỉ đường cho
xe chạy
xe dừng
Rất cần cho luật giao thông
Nhưng đem bục công an đặt giữa trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi
Theo luật lệ đi đường nhà nước
Có thể gây nhiều đau xót
ngoài đời"
(Báo Nhân Văn số 1 ngày 20 tháng 09 năm 1956.)
"Ông bình vôi"
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một dãy bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại...
Trích "Cuộc trò chuyện cuối cùng với nhà thơ Lê Đạt"[5]

Tham khảo

Liên kết ngoài


Bài tiểu sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể tham gia bổ sung để bài hoàn chỉnh hơn.

2 comments:

BỒ ĐỀ TÂM said...

cao tuổi quá

Quá khứ hay Hiện tại said...

Cũng như những người cùng thời, các cụ đều cao tuổi quá rồi.