Người Buôn Gió
Có lần nhân viên công ty bảo hiểm nhân thọ đến chào mình mua bảo hiểm.
Mình bảo công ty em có loại dịch vụ bảo hiểm cho người ta trong trường hợp bị đi tù, bị đánh, bị cướp vì viết blog không ?
Em nhân viên lắc đầu bảo không hiểu viết blog là thế nào. Mình mở cho em ấy xem trang của mình, rồi giải thích đây là nhật ký cá nhân điện tử. Mình bảo em ấy về cố vấn cho công ty, nên mở loại hình dịch vụ bảo hiểm cho thân chủ trong trường hợp viết blog bị bắt tù, bị đánh, cướp, mất việc... chắc chắn sẽ rất đông khách.
Càng ngày càng có nhiều blog bị bắt, bị xét xử.
Sắp tới đây tại Sài Gòn, 3 bloger bị bắt tù đã lâu sẽ bị kết án tù vì tội viết blog.
Vụ Vinasin thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng. Đầu vụ kết án 20 năm, thường những vụ thế này thì sau thời gian chấp hành được giảm rất nhanh, đời sống trong tù sung sướng, thoải mái hơn tù khác rất nhiều lần.
Ba cái loại blog viết theo cảm hứng bị cáo trạng đưa vào khoản 2 điều 88 của BLHS nước CHXHCN Việt Nam, khung hình phạt từ 10 đến 20 năm. Án này thường ở đủ.
Làm quan chức,tham nhũng hay gây thất thoát hàng chục nghìn tỷ của nhân dân, đất nước. Trong khi vài chục tỷ là xây được một cái cầu cho trẻ em khỏi phải bơi, đu dây, đi đò dẫn đến chết đuối thảm thương. Mất đi hàng chục nghìn tỷ là bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu giường bệnh, thiết bị y tế, trẻ em suy dinh dưỡng...?
Viết ba cái chuyện trên blog, dân tình đọc được là mấy. Đọc là phải có thời gian, có thiết bị, có kỹ năng vượt tường lửa. Đọc xong rồi thì gây được hậu quả gì, phá sập bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu bệnh viện, trường học. Hại chết được bao nhiêu người.?
Viết blog với ý đồ thay đổi chế độ ? mẹ kiếp, có mà mơ.
Trẻ người như Nguyễn Tất Thành còn biết con đường cách mạng của các cụ Phan là cải lương, phải có cách mạng bạo lực mới giải quyết được con đường cao cả giải phóng dân tộc. Mà hồi đó sách báo hiếm, không có in te nét nhé. Bác Hồ chúng ta ở tuổi mười mấy còn biết thế.
Viết blog cá nhân, thực ra chỉ giải tỏa bức xúc, dăm ba bạn bè liên kết tự sướng với nhau. Làm được cái gì mà gớm đến mức lật đổ chế độ. Một con đàn bà sồn sồn nóng tính, một lão đàn ông tuổi về hưu gày gò trói gà không chặt, một thằng đàn ông lừ đừ nheo nhóc 3 đứa con. Cầm củ đậu mà tương chưa chắc đã được, nói gì đến lật đổ một chế độ vinh quang, bách chiến, bách thắng từng đánh gục các cường quốc Pháp, Mỹ có đầy đủ vũ khí tối tân.
Nhưng mà trò đời là kẻ địch phải nguy hiểm, ghê gớm, thủ đoạn đầy sức mạnh. Rồi quân ta mưu trí, dũng cảm cuối cùng cũng hạ được kẻ địch.
Thế nên trận đánh liên quân công an , quân đội ở vụ Tiên Lãng đối địch với số kẻ thù đông đảo gồm nửa tiểu đội nông dân đủ các thành phần thiện chiến như đàn bà, trẻ con, nông dân, trang bị vũ khí hiện đại như dao quắm, súng hoa cải, bình ga... cuối cùng phần thắng thuộc về những anh công an, chiến sĩ quân đội bởi lòng dũng cảm, mưu trí và lãnh đạo tài tình. Rất đáng viết thành sách.
Cả 3 người có 94 bài viết phải đối mặt với án 20 năm tù.
Quy đổi theo vụ vinasin thì mỗi bài viết này tương đương với 1 nghìn tỷ đồng.
Giá như thế, chả công ty bảo hiểm nào dám nhận loại hình dịch vụ cho bọn viết blog là phải.
Mình bảo công ty em có loại dịch vụ bảo hiểm cho người ta trong trường hợp bị đi tù, bị đánh, bị cướp vì viết blog không ?
Em nhân viên lắc đầu bảo không hiểu viết blog là thế nào. Mình mở cho em ấy xem trang của mình, rồi giải thích đây là nhật ký cá nhân điện tử. Mình bảo em ấy về cố vấn cho công ty, nên mở loại hình dịch vụ bảo hiểm cho thân chủ trong trường hợp viết blog bị bắt tù, bị đánh, cướp, mất việc... chắc chắn sẽ rất đông khách.
Càng ngày càng có nhiều blog bị bắt, bị xét xử.
Sắp tới đây tại Sài Gòn, 3 bloger bị bắt tù đã lâu sẽ bị kết án tù vì tội viết blog.
Vụ Vinasin thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng. Đầu vụ kết án 20 năm, thường những vụ thế này thì sau thời gian chấp hành được giảm rất nhanh, đời sống trong tù sung sướng, thoải mái hơn tù khác rất nhiều lần.
Ba cái loại blog viết theo cảm hứng bị cáo trạng đưa vào khoản 2 điều 88 của BLHS nước CHXHCN Việt Nam, khung hình phạt từ 10 đến 20 năm. Án này thường ở đủ.
Làm quan chức,tham nhũng hay gây thất thoát hàng chục nghìn tỷ của nhân dân, đất nước. Trong khi vài chục tỷ là xây được một cái cầu cho trẻ em khỏi phải bơi, đu dây, đi đò dẫn đến chết đuối thảm thương. Mất đi hàng chục nghìn tỷ là bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu giường bệnh, thiết bị y tế, trẻ em suy dinh dưỡng...?
Viết ba cái chuyện trên blog, dân tình đọc được là mấy. Đọc là phải có thời gian, có thiết bị, có kỹ năng vượt tường lửa. Đọc xong rồi thì gây được hậu quả gì, phá sập bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu bệnh viện, trường học. Hại chết được bao nhiêu người.?
Viết blog với ý đồ thay đổi chế độ ? mẹ kiếp, có mà mơ.
Trẻ người như Nguyễn Tất Thành còn biết con đường cách mạng của các cụ Phan là cải lương, phải có cách mạng bạo lực mới giải quyết được con đường cao cả giải phóng dân tộc. Mà hồi đó sách báo hiếm, không có in te nét nhé. Bác Hồ chúng ta ở tuổi mười mấy còn biết thế.
Viết blog cá nhân, thực ra chỉ giải tỏa bức xúc, dăm ba bạn bè liên kết tự sướng với nhau. Làm được cái gì mà gớm đến mức lật đổ chế độ. Một con đàn bà sồn sồn nóng tính, một lão đàn ông tuổi về hưu gày gò trói gà không chặt, một thằng đàn ông lừ đừ nheo nhóc 3 đứa con. Cầm củ đậu mà tương chưa chắc đã được, nói gì đến lật đổ một chế độ vinh quang, bách chiến, bách thắng từng đánh gục các cường quốc Pháp, Mỹ có đầy đủ vũ khí tối tân.
Nhưng mà trò đời là kẻ địch phải nguy hiểm, ghê gớm, thủ đoạn đầy sức mạnh. Rồi quân ta mưu trí, dũng cảm cuối cùng cũng hạ được kẻ địch.
Thế nên trận đánh liên quân công an , quân đội ở vụ Tiên Lãng đối địch với số kẻ thù đông đảo gồm nửa tiểu đội nông dân đủ các thành phần thiện chiến như đàn bà, trẻ con, nông dân, trang bị vũ khí hiện đại như dao quắm, súng hoa cải, bình ga... cuối cùng phần thắng thuộc về những anh công an, chiến sĩ quân đội bởi lòng dũng cảm, mưu trí và lãnh đạo tài tình. Rất đáng viết thành sách.
Cả 3 người có 94 bài viết phải đối mặt với án 20 năm tù.
Quy đổi theo vụ vinasin thì mỗi bài viết này tương đương với 1 nghìn tỷ đồng.
Giá như thế, chả công ty bảo hiểm nào dám nhận loại hình dịch vụ cho bọn viết blog là phải.
No comments:
Post a Comment