Translate

Wednesday, February 22, 2012

Sự khác nhau giữa các nhà lãnh đạo

2012-02-22
Việc Tòa Bạch Ốc trả lời thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam không khỏi làm người ta so sánh cách giải quyết của các vị lãnh đạo đối với các kiến nghị.
RFA file
Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn. RFA file

Một trong những sự kiện đang thu hút sự chú ý của nhiều người Việt trên thế giới là việc chính quyền Obama đã chính thức yêu cầu được gặp cộng đồng người Việt để bàn về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đây là hồi âm của Tòa Bạch Ốc từ thỉnh nguyện thư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ về việc yêu cầu Tổng Thống Barack Obama đình chỉ mở rộng thương mại với Việt Nam khi nhân quyền không được tôn trọng.

Theo dự kiến, cộng đồng người Việt sẽ tiếp xúc với đại diện Tòa Bạch Ốc (hiện chưa rõ thành phần nhân sự) vào ngày 5 tháng 3 và sẽ gặp các dân biểu tại Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 3 tới đây.

Trách nhiệm và sự tôn trọng tiếng nói người dân


Phản ứng này phần nào cho thấy thước đo tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng tiếng nói người dân của chính phủ Hoa Kỳ. Phát biểu với đài RFA, TS Nguyễn Đình Thắng, thuộc Ủy ban Cứu người Vượt biển, cho biết phản ứng này thể hiện cụ thể sự quan tâm của Tòa Bạch ốc:

“Thực sự chính phủ Hoa Kỳ trước giờ vẫn biều lộ mối quan tâm. Nhưng lần này cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ muốn thấy được những hành động cụ thể để đo lường xem mức độ can thiệp và quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ như thế nào và sự hợp tác của chính quyền Việt Nam ra sao. Do đó chiến dịch này vẫn đang vận
Người dân với các kiến nghi, khiếu nại, thắc mắc đều chỉ biết nằm chờ...
Người dân với các kiến nghi, khiếu nại, thắc mắc đều chỉ biết nằm chờ...
động để đòi hỏi phía Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm”.
Thực sự chính phủ Hoa Kỳ trước giờ vẫn biều lộ mối quan tâm. Nhưng lần này cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ muốn thấy được những hành động cụ thể để đo lường xem mức độ can thiệp và quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ như thế nào và sự hợp tác của chính quyền Việt Nam ra sao
TS Nguyễn Đình Thắng

Tiếp nhận thỉnh nguyện thư và chấp nhận thu thập chữ ký trực tuyến là một trong những hình thức lắng nghe tiếng nói quan trọng của người dân. Trang web của Tòa Bạch Ốc khẳng định “Quyền đưa thỉnh nguyện thư được bảo đảm bởi Hiến pháp Hoa Kỳ” và khẳng định chính phủ “muốn nghe tiếng nói của người dân”.

Tính cho đến sáng thứ Tư, ngày 22 tháng 2, thỉnh nguyện thư về nhân quyền Việt Nam đã nhận được trên 62 ngàn chữ ký. Nhưng không phải chỉ những lá thư với hàng chục ngàn chữ ký mới được quan tâm của giới chức lãnh đạo; bằng chứng là đã từng có những cuộc tiếp xúc giữa các thượng nghị sĩ và dân biểu Mỹ với cộng đồng Việt Nam trước đó. Và dĩ nhiên không phải chỉ Hoa Kỳ mới quan tâm đến tiếng nói của quần chúng.

Hồi cuối năm 2011, một nhóm nhỏ giáo dân Công giáo Việt Nam tại Melbourne, Úc, cũng đã viết thỉnh nguyện thư gởi Bộ Ngoại giao Úc và thành phần đối lập của nước này. Thỉnh nguyện thư nêu lên tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam cụ thể là sự kiện chính quyền sách nhiễu giáo xứ Thái Hà và việc bắt giữ các thanh niên Công giáo.

Thỉnh nguyện thư được đích thân bà Lauren Bain, Giám đốc phụ trách vấn đề Việt Nam, Miến Điện, Lào trong Bộ Ngoại giao Úc và bà Julia Bishop, Phó thủ lãnh đối lập trả lời.
Trong lá thư trả lời được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kevin Rudd chỉ thị, bà Lauren Bain nêu ra những gì liên quan đến nhân quyền Việt Nam mà Chính phủ Úc đã làm cũng như nhấn mạnh “Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi vấn đề nhân quyền, bao gồm cả vấn đề phân biệt tôn giáo tại Việt Nam”
Trả lời (Thỉnh nguyện thư của giáo dân VN ở Úc)

Trong lá thư trả lời được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kevin Rudd chỉ thị, bà Lauren Bain nêu ra những gì liên quan đến nhân quyền Việt Nam mà Chính phủ Úc đã làm cũng như nhấn mạnh “Chính phủ sẽ tiếp tục theo
Dân oan chợ Hàng Da căng hai tấm biểu ngữ trước cửa ra vào của quan chức văn phòng Chính Phủ kêu cứu
Dân oan chợ Hàng Da căng hai tấm biểu ngữ trước cửa ra vào của quan chức văn phòng Chính Phủ kêu cứu. Source vietlist
đuổi vấn đề nhân quyền, bao gồm cả vấn đề phân biệt tôn giáo tại Việt Nam”.

Một quốc gia mà tiếng nói người dân bị coi thường


Tại Việt Nam, trong những năm qua, có hàng chục kiến nghị đơn lẻ và tập thể gởi đến Nhà nước và Đảng CSVN – lực lượng lãnh đạo của Nhà nước. Có thể kể đến “Kiến nghị về dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên”, “Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ”, bản tuyên cáo chung về tình hình Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, “Kiến nghị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay”, thư gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc “bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), thư ngỏ gởi Chủ tịch nước về “công dân Bùi Thị Minh Hằng”... Gần đây nhất là thư yêu cầu được tham dự buổi họp với Thủ tướng của Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản Tiên Lãng và thư kiến nghị trả tự do cho ông Đoàn Văn Vươn.

Tất cả đều là những lá thư thể hiện sự quan tâm và nguyện vọng của đông đảo người dân Việt Nam trong nhiều sự kiện quan trọng. Những lá thư cũng được tất cả các tầng lớp ký tên trong đó bao gồm cả những nhà cách mạng lão thành cho thấy tầm quan trọng của nó không chỉ nằm trong một nhóm người hay những thành phần “bất mãn với chế độ”.
“Người ta” coi như là không có ai kiến nghị cả. Thế nhưng mà đối với anh em trong Bauxite Việt Nam thì cho rằng những lá thư này nhằm giúp người dân ý thức hơn chứ không phải muốn thắng lợi”.
Nhà giáo Phạm Toàn

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có một hồi đáp nào từ phía những người lãnh đạo về sự quan ngại cũng như đòi hỏi của người dân. Việc này đã gây không ít thất vọng trong dân chúng. Nhà giáo Phạm Toàn cho đài RFA biết ý kiến của mình trong một lần phỏng vấn gần đây:

“Người ta” coi như là không có ai kiến nghị cả. Thế nhưng mà đối với anh em trong Bauxite Việt Nam thì cho rằng những lá thư này nhằm giúp người dân ý thức hơn chứ không phải muốn thắng lợi”.

Không thể nói hệ thống chính trị tại Việt Nam khác so với các nước phương Tây nên Chính phủ có thể im lặng trước những lá thư kiến nghị. Bằng chứng là văn phòng Chính phủ vừa có công văn trả lời kĩ sư Lê Văn Tạch khi ông này gởi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản ánh một số lỗi kỹ thuật của hãng xe Toyota Việt Nam và phản ánh việc ông bị trả lương không thỏa đáng.

Trong thư của văn phòng Chính phủ mà đài RFA có được bản sao, cơ quan này đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Vĩnh Phúc “giải quyết khiếu nại của ông Lê Văn Tạch đúng qui định của pháp luật”. Văn bản này cũng yêu cầu các cơ quan trên “báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết kết quả”.
Tiếp xúc giữa dân và chính phủ là quyền của người đi bầu và là trách nhiệm của người được bầu. Chính quyền được bầu để phục vụ dân và lúc dân lên tiếng là lúc họ cần phục vụ nhất. Đó là sức mạnh thực sự của lá phiếu từ cách bầu cử tự do và công bằng

Việc chỉ trả lời một số kiến nghị, mà trường hợp kỹ sư Tạch là một ví dụ, dễ tạo nên sự không công bằng và lúng túng cho người dân. Nhiều người sẽ thất vọng vì không thấy tiếng nói của mình được quan tâm, lợi ích của mình không được phục vụ và lá phiếu của mình không có giá trị.

Mặc dù không phải thỉnh nguyện thư nào cũng được các vị lãnh đạo quan tâm một cách đúng mức nhưng việc trả lời thư hay tiếp xúc cộng đồng là những việc tối cần thiết và cơ bản của chính phủ tại các nước theo xu hướng dân chủ. Tiếp xúc giữa dân và chính phủ là quyền của người đi bầu và là trách nhiệm của người được bầu. Chính quyền được bầu để phục vụ dân và lúc dân lên tiếng là lúc họ cần phục vụ nhất. Đó là sức mạnh thực sự của lá phiếu từ cách bầu cử tự do và công bằng. 

No comments: