Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thua lỗ lên tới trên mười nghìn tỷ đồng trong năm 2010, theo quan chức lãnh đạo Bộ Công Thương trong cuộc họp báo 'công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2010' của Tập đoàn này.
Liên quan tới việc bù lỗ cho EVN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, được trang mạng của EVN trích thuật khẳng định hiện nhiều nhà máy phát điện bị lỗ là do "giá bán điện đầu ra còn thấp" và giải pháp cơ bản nhất vẫn là phải "đưa giá điện về đúng giá trị thật."Tập đoàn EVN trích thuật lời của Tổng giám đốc, ông Phạm Lê Thanh cho hay nguyên nhân chủ yếu của việc thua lỗ là "năm 2010, do sản lượng thủy điện thấp vì nước thiếu hụt nghiêm trọng, EVN đã buộc phải huy động các nhà máy chạy dầu cũng như phải mua điện ngoài với giá cao gấp nhiều lần giá bán bình quân."
"Điều này khiến cho tình hình tài chính của EVN càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, giá bán điện thấp hơn giá thành là nguyên nhân chính gây nên tình trạng các nhà máy điện càng sản xuất kinh doanh nhiều càng lỗ nặng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho việc kêu gọi đầu tư vào ngành điện gặp nhiều khó khăn," lãnh đạo tập đoàn cho hay.
'Chưa minh bạch'
"Thực sự là trong thông báo của EVN mới đây, doanh thu của họ là khoảng chín mươi ngàn tỷ (VND) và lỗ của họ là khoảng mười ngàn tỷ. Về cơ bản, họ bị lỗ khoảng 11%. Vấn đề chưa được minh bạch ở chỗ là việc lỗ này tại cái gì?" Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC hôm thứ Ba.
"Nếu lỗ đó là do nhà nước bảo EVN không được bán giá điện quá một mức nào đấy, tức là nhà nước ép ENV phải lỗ, vì nhà nước muốn bao cấp cho các ngành khác chẳng hạn, thì trong trường hợp ấy, nhà nước hay người dân phải bù trong một thời gian sau, theo một lộ trình nhất định, chứ không thể tăng đùng một lần. Ví dụ để bù mức đó, phải tăng 10%."
"Hoặc do cái lỗ đó là do EVN đầu tư ra bên ngoài bất động sản, chứng khoán, đất đai, ngân hàng, viễn thông mà bị lỗ, thì trong trường hợp ấy không thể đổ lên đầu người dân được."
Tiến sỹ Nguyễn Quang A
"Hoặc do cái lỗ đó là do EVN đầu tư ra bên ngoài bất động sản, chứng khoán, đất đai, ngân hàng, viễn thông mà bị lỗ, thì trong trường hợp ấy không thể đổ lên đầu người dân được."
Chuyên gia phản biện độc lập cho rằng trong trường hợp này, cần phải có các biện pháp khác mà theo ông là "phải cách chức, đuổi" những người lãnh đạo tập đoàn có trách nhiệm và "tuyển những người giỏi vào làm."
"Vẫn chưa công bố đủ thông tin để người ta thực rõ tình hình của EVN như thế nào," ông nói.
'Thoái vốn'
"Nên xã hội hóa, bớt sự độc quyền để người này được quyền làm mà làm chưa tốt, thì những người khác người ta có những cách làm, kỹ nghệ tốt hơn cạnh tranh lành mạnh, thì đó sẽ là hướng ra"
Tiến sỹ Phan Mỹ Hạnh
"Trước hết, mạng lưới nên mở rộng ra, để kỹ nghệ khai thác vốn chưa được tốt, hay hệ thống phân phối chưa tốt làm giá thành cao chẳng hạn, thì cần có sự cạnh tranh lành mạnh hơn,"Tiến sỹ kinh tế Phan Mỹ Hạnh, thành viên Hội đồng Khoa học Viện Điện - Điện tử - Viễn thông TP Hồ Chí Minh nói.
"Vì qua sự cạnh tranh sẽ cho thấy những cái tối ưu và người ta sẽ lựa chọn và tôi nghĩ đó là một trong các hướng của ngành điện, cũng như ngành bưu chính, viến thông, trong những năm gần đây. Tức là khi có sự cạnh tranh thì giá thành sẽ giảm xuống rất là nhiều,"
"Nên xã hội hóa, bớt sự độc quyền để người này được quyền làm mà làm chưa tốt, thì những người khác người ta có những cách làm, kỹ nghệ tốt hơn cạnh tranh lành mạnh, thì đó sẽ là hướng ra thôi, " bà Hạnh, nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Tài chính Nhà nước, thuộc Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh bình luận.
'Khó chấp nhận'
"Hiện giá điện đang được Nhà nước hỗ trợ, nếu điều tiết theo đúng quy luật cung cầu, không thể có chuyện áp lỗ vào giá thành vì nếu lỗ, EVN phải trích từ quỹ rủi ro, nâng cao khả năng quản trị, tiết giảm chi phí, cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh," ông Giàu được trích dẫn nói.
Bài báo có tựa đề "Về khoản lỗ hơn 10.162 tỷ đồng: Phải minh bạch trách nhiệm của EVN" của Sài Gòn Giải phóng cũng trích dẫn ý kiến của Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch của TP. Hồ Chí Minh yêu cầu làm rõ khoản lỗ của EVN:
"Tôi không bình luận về mức lương của EVN so với tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ của tập đoàn này, nhưng việc trả lương bao giờ cũng phải phù hợp với hạch toán của doanh nghiệp"
Bộ trưởng Lao động Phạm Thị Hải Chuyền
"Tôi cho rằng trước mắt, khoản lỗ này phải khoanh lại và làm rõ tất cả thì mới cho phân bổ," Đại biểu Trần Du Lịch được trích thuật đưa ra vấn đề.
Phản ứng về phát biểu trước đó của Tổng Giám đốc EVN, Phạm Lê Thanh về việc cho rằng mức lương trung bình hiện nay của cán bộ, công nhân viên ngành điện lực với 7,5 triệu đồng/tháng là "không đủ sống," tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam hôm 22/11 trích lời Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền nói:
“Tôi không bình luận về mức lương của EVN so với tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ của tập đoàn này, nhưng việc trả lương bao giờ cũng phải phù hợp với hạch toán của doanh nghiệp"
"Về nguyên tắc, có lãi nhiều mới trả được lương cao, mà không lãi nhưng vẫn trả lương cao là khó chấp nhận,” Bộ trưởng Chuyền nói với truyền thông trong nước.
No comments:
Post a Comment