Theo RFI
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ trong phiên xử ở Hà Nội (DR)
Hôm nay, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân Tối cao đã mở phiên xử phúc thẩm Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam ». Kết quả phiên xử là tòa y án sơ thẩm, tức là 7 năm tù và 3 năm quản chế.
Theo những tường thuật trên mạng, ngay từ sáng sớm, hàng trăm người đã kéo đến khu vực chung quanh tòa án để biểu thị sự ủng hộ đối với ông Cù Huy Hà Vũ. Trong số này có nhiều gương mặt nhân sĩ trí thức quen thuộc trong các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc, như tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, blogger Người Buôn Gió. . .
Riêng về gia đình tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vợ ông là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và em gái là Cù Thị Xuân Bích trên đường đến tòa đã giương hai biểu ngữ : « Chồng tôi vô tội » và « Anh tôi vô tội ».
Một lực lượng an ninh hùng hậu đã được bố trí chung quanh tòa án, phong tỏa phạm vi khoảng 200 mét, chặn nhiều ngả đường. Một số người đã bị công an bắt đi. Giống như khi đối phó với biểu tình chống Trung Quốc, công an đã huy động sẵn một số xe bus để chở những người bị bắt.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A tường thuật tình hình bên ngoài phiên tòa:
"Hôm nay tôi đến đó khoảng 6 giờ 30 phút, lúc đó rất là yên tĩnh. Tôi ngồi đến lúc 7 giờ rưỡi thì họ bắt đầu chăng dây. Công an rất nhiều, họ chặn tất cả các đường đến Tòa án Tối cao. Họ chặn thành hai ba lớp, chứ không phải là một lớp.
Tôi đi theo đường Quang Trung vào đường Lý Thường Kiệt để tới Tòa án thì họ không cho vào. Tôi phải đi xuyên qua khách sạn Melia. Sau đó tôi đi qua đường Dã Tượng. Phía bên kia đường, tôi thấy có người nhà anh Cù Huy Hà Vũ, có anh Huệ Chi, chị Hảo (nhà văn Võ Thị Hảo) và một số người đứng ở bên phía đường Lý Thường Kiệt. Một lúc sau, tôi băng qua đội cảnh sát để gia nhập vào đoàn của anh Huệ Chi.
Thực sự là chúng tôi muốn vào bên trong, để tham dự phiên toà, vì người ta nói đây là phiên toà công khai, nhưng rất tiếc là người ta chặn không cho vào. Họ đòi giấy mời. Chúng tôi bảo, xử công khai mà còn yêu cầu giấy mời thì không có nghĩa gì là công khai nữa. Lúc đó, có anh cảnh sát bảo, công khai có nghĩa là về xem tivi.
Ở bên ngoài, họ ngăn rất là xa, cho nên mình không thể tiếp cận được cổng của Tòa án. Cũng không biết người ta có kéo màn hình hay loa ra không, bởi vì không nhìn thấy gì và không thể nghe thấy gì cả.
Giống như những Chủ nhật trước xung quanh Bờ Hồ (vào các dịp biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải), cũng vẫn cái xe của Quận Hoàn Kiếm đỗ ở đó. Xe phát loa nói rất to, về nghị định 38, cấm tụ tập bất hợp pháp. Chúng tôi có tranh luận với mấy anh cảnh sát. Chúng tôi nói, đây là việc Nhà nước đứng ra. Còn nếu bảo ai kêu gọi tụ tập, thì chính là Nhà nước, bởi vì Nhà nước đứng ra xử việc này, chúng tôi chỉ là người đến dự thôi. Nhưng nhìn chung, họ cũng cười trừ thôi, họ cũng chả giải thích gì cho chúng tôi cả. Họ quây lại. Trong số họ có những người mặc thường phục, họ ra lệnh cho những người trong đội cảnh sát, an ninh tìm mọi cách ẩn chúng tôi ra xa và tiếp tục xa mãi đến ngã tư Quán Sứ và Lý Thường Kiệt.
Tôi ở đó một lúc lâu đến 11 giờ thì thấy mình không thể tham gia một cái gì, không nghe được, cũng không theo dõi được tình hình phiên toà như thế nào, vì vậy tôi quay về. Về sau tôi có nghe, hình như người ta bắt gần mười người lên trụ sở công an, nhưng đến giờ, không hiểu tình hình của những người đó như thế nào."
Phiên tòa có 4 luật sư bào chữa cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Đó là các luật sư Trần Quốc Thuận, thuộc đoàn Luật sư TP. HCM, Trần Đình Triển, Trần Vũ Hải và Vương Thị Thanh, thuộc đoàn Luật sư Hà Nội. Về cử tọa, ngoài đa số là công an, chỉ có vài người thân của Cù Huy Hà Vũ là luật sư Cù Huy Thước, Nguyễn Thị Dương Hà.
Phiên xử hôm nay được truyền hình trực tiếp sang phòng bên cạnh, nên báo chí nước ngoài có theo dõi được diễn tiến. Theo AFP, phát biểu trước tòa, ông Cù Huy Hà Vũ khẳng định là chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo cho Bộ Công an bắt giữ và truy tố ông, để trả thù về những vụ kiện làm mất mặt người đứng đầu chính phủ Việt Nam.
Ông Cù Huy Hà Vũ đã nổi tiếng từ vụ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã cho phép khai thác bauxite ở Tây Nguyên, bất chấp những lời cảnh báo về những tác hại trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường, an ninh quốc phòng.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tuyên bố mục tiêu của ông chỉ là bảo vệ quyền lợi của nhân dân, không chống Đảng, mà chỉ chống ban lãnh đạo hiện nay. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng, con trai của nhà thơ Cù Huy Cận còn tuyên bố « sẳn sàng chấp nhận mọi hy sinh, kể cả hy sinh cuộc đời, thân xác, để đất nước này được tốt đẹp lên ».
Theo tin từ blog Anhbasam, trong phiên xử hôm nay, bị cáo Cù Huy Hà Vũ được các luật sư đặt nhiều câu hỏi, nên có nhiều dịp trình bày quan điểm của ông. Một trong bốn luật sư bào chữa Cù Huy Hà Vũ, luật sư Trần Vũ Hải đã đề nghị tòa triệu tập Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để cho biết ý kiến về các tài liệu buộc tội ông Hà Vũ. Luật sư Vương Thị Thanh thì đề nghị triệu tập Chủ tịch nước với tư cách đại diện cho bên bị xâm phạm lợi ích, cũng như những bên có liên quan khác, như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, phóng viên Trâm Oanh...
Cũng như trong phiên xử sơ thẩm, tòa vẫn không chịu cung cấp 10 bài viết, bài trả lời phỏng vấn làm bằng chứng buộc tội ông Cù Huy Hà Vũ. Trả lời phỏng vấn RFI sau phiên xử hôm nay, chị Cù Thị Xuân Bích, em gái của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cho biết :
Riêng về gia đình tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vợ ông là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và em gái là Cù Thị Xuân Bích trên đường đến tòa đã giương hai biểu ngữ : « Chồng tôi vô tội » và « Anh tôi vô tội ».
Một lực lượng an ninh hùng hậu đã được bố trí chung quanh tòa án, phong tỏa phạm vi khoảng 200 mét, chặn nhiều ngả đường. Một số người đã bị công an bắt đi. Giống như khi đối phó với biểu tình chống Trung Quốc, công an đã huy động sẵn một số xe bus để chở những người bị bắt.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A tường thuật tình hình bên ngoài phiên tòa:
Tôi đi theo đường Quang Trung vào đường Lý Thường Kiệt để tới Tòa án thì họ không cho vào. Tôi phải đi xuyên qua khách sạn Melia. Sau đó tôi đi qua đường Dã Tượng. Phía bên kia đường, tôi thấy có người nhà anh Cù Huy Hà Vũ, có anh Huệ Chi, chị Hảo (nhà văn Võ Thị Hảo) và một số người đứng ở bên phía đường Lý Thường Kiệt. Một lúc sau, tôi băng qua đội cảnh sát để gia nhập vào đoàn của anh Huệ Chi.
Thực sự là chúng tôi muốn vào bên trong, để tham dự phiên toà, vì người ta nói đây là phiên toà công khai, nhưng rất tiếc là người ta chặn không cho vào. Họ đòi giấy mời. Chúng tôi bảo, xử công khai mà còn yêu cầu giấy mời thì không có nghĩa gì là công khai nữa. Lúc đó, có anh cảnh sát bảo, công khai có nghĩa là về xem tivi.
Ở bên ngoài, họ ngăn rất là xa, cho nên mình không thể tiếp cận được cổng của Tòa án. Cũng không biết người ta có kéo màn hình hay loa ra không, bởi vì không nhìn thấy gì và không thể nghe thấy gì cả.
Giống như những Chủ nhật trước xung quanh Bờ Hồ (vào các dịp biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải), cũng vẫn cái xe của Quận Hoàn Kiếm đỗ ở đó. Xe phát loa nói rất to, về nghị định 38, cấm tụ tập bất hợp pháp. Chúng tôi có tranh luận với mấy anh cảnh sát. Chúng tôi nói, đây là việc Nhà nước đứng ra. Còn nếu bảo ai kêu gọi tụ tập, thì chính là Nhà nước, bởi vì Nhà nước đứng ra xử việc này, chúng tôi chỉ là người đến dự thôi. Nhưng nhìn chung, họ cũng cười trừ thôi, họ cũng chả giải thích gì cho chúng tôi cả. Họ quây lại. Trong số họ có những người mặc thường phục, họ ra lệnh cho những người trong đội cảnh sát, an ninh tìm mọi cách ẩn chúng tôi ra xa và tiếp tục xa mãi đến ngã tư Quán Sứ và Lý Thường Kiệt.
Tôi ở đó một lúc lâu đến 11 giờ thì thấy mình không thể tham gia một cái gì, không nghe được, cũng không theo dõi được tình hình phiên toà như thế nào, vì vậy tôi quay về. Về sau tôi có nghe, hình như người ta bắt gần mười người lên trụ sở công an, nhưng đến giờ, không hiểu tình hình của những người đó như thế nào."
Phiên tòa có 4 luật sư bào chữa cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Đó là các luật sư Trần Quốc Thuận, thuộc đoàn Luật sư TP. HCM, Trần Đình Triển, Trần Vũ Hải và Vương Thị Thanh, thuộc đoàn Luật sư Hà Nội. Về cử tọa, ngoài đa số là công an, chỉ có vài người thân của Cù Huy Hà Vũ là luật sư Cù Huy Thước, Nguyễn Thị Dương Hà.
Phiên xử hôm nay được truyền hình trực tiếp sang phòng bên cạnh, nên báo chí nước ngoài có theo dõi được diễn tiến. Theo AFP, phát biểu trước tòa, ông Cù Huy Hà Vũ khẳng định là chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo cho Bộ Công an bắt giữ và truy tố ông, để trả thù về những vụ kiện làm mất mặt người đứng đầu chính phủ Việt Nam.
Ông Cù Huy Hà Vũ đã nổi tiếng từ vụ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã cho phép khai thác bauxite ở Tây Nguyên, bất chấp những lời cảnh báo về những tác hại trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường, an ninh quốc phòng.
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tuyên bố mục tiêu của ông chỉ là bảo vệ quyền lợi của nhân dân, không chống Đảng, mà chỉ chống ban lãnh đạo hiện nay. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống cách mạng, con trai của nhà thơ Cù Huy Cận còn tuyên bố « sẳn sàng chấp nhận mọi hy sinh, kể cả hy sinh cuộc đời, thân xác, để đất nước này được tốt đẹp lên ».
Theo tin từ blog Anhbasam, trong phiên xử hôm nay, bị cáo Cù Huy Hà Vũ được các luật sư đặt nhiều câu hỏi, nên có nhiều dịp trình bày quan điểm của ông. Một trong bốn luật sư bào chữa Cù Huy Hà Vũ, luật sư Trần Vũ Hải đã đề nghị tòa triệu tập Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để cho biết ý kiến về các tài liệu buộc tội ông Hà Vũ. Luật sư Vương Thị Thanh thì đề nghị triệu tập Chủ tịch nước với tư cách đại diện cho bên bị xâm phạm lợi ích, cũng như những bên có liên quan khác, như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, phóng viên Trâm Oanh...
No comments:
Post a Comment