Theo RFI
Trung Quốc bị người biểu tình Việt Nam đồng hóa với cướp biển. Ảnh chụp trong cuộc biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 3/7/11, phản đối các hành động gây hấn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Reuters
Theo các hãng tin AFP và AP, một viên chức địa phương thuộc tỉnh Quảng Ngãi vào hôm nay 14/7/2011 đã lên tiếng tố cáo hành động hung bạo của Trung Quốc nhắm vào một chiếc tàu cá Việt Nam, hoạt động ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Vụ tấn công xẩy ra cách đây gần một chục ngày, nhưng mãi đến nay mới được tiết lộ, và hầu như không được báo chí Việt Nam loan tải.
Theo một viên chức biên phòng tại tỉnh Quảng Ngãi, xin giấu tên, được các hãng AP và AFP trích dẫn, thì hôm mồng 5/7 vừa qua, binh lính Trung Quốc có vũ trang đã chận một tàu cá Việt Nam đánh một ngư dân, và đe dọa các thuyền viên khác trước khi đuổi họ ra khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa "nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam".
Nguồn tin này kể rõ : Chiếc tàu hải quân Trung Quốc đã đuổi theo tàu Việt Nam, sau đó đã cho một chiếc ca nô cao tốc chở theo 10 binh sĩ trang bị súng tự động và dùi cui đổ bộ lên tàu Việt Nam. Lính Trung Quốc đã đấm và đá viên thuyền trưởng chiếc tàu Việt Nam, đe dọa chín thủy thủ Việt Nam trên tàu, lấy trọn một tấn cá và áp tải chiếc tàu ra khỏi khu vực đang đánh bắt.
Cũng theo nguồn tin trên, thuyền trưởng Việt Nam không bị thương tích, và chiếc tàu vẫn tiếp tục đánh bắt cá trước khi trở về bến và báo cáo sự việc cho chính quyền vào hôm qua, thứ tư 13/7.
Vùng Hoàng Sa được ngư dân Quảng Ngãi xem là ngư trường truyền thống của mình. Tuy nhiên chủ quyền của Việt Nam trên khu vực này đã bị Trung Quốc và Đài Loan tranh chấp. Vào năm 1974, Bắc Kinh đã đưa quân đến đánh bật lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trú đóng tại đấy, rồi chiếm hẳn nơi này, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam.
Xin nhắc lại là vụ tàu hải quân Trung Quốc sách nhiễu tàu cá Việt Nam nằm trong một loạt những hành động hung hăng của Bắc Kinh tại vùng Biển Đông nhắm vào ngư dân Việt Nam để áp đặt lệnh cấm đánh cá đơn phương mà họ đã ban hành. Vụ này cũng tiếp nối theo hai sự cố tàu Trung Quốc tiến sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Nguồn tin này gần như không thấy được báo chí Việt Nam loan tải, ngoại trừ một bài viết ngắn trên tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng lên mạng vào lúc 1 giờ sáng nay 14/7, được một số báo mạng khác như Đất Việt, Giáo Dục Việt Nam...lấy lại, nhưng sau đó không còn thấy xuất hiện nữa.
Dưới đây là nguyên văn bản tin trên tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh :
« Lính Trung Quốc tịch thu tài sản, đánh ngư dân Việt Nam (PL)- Ngày 13-7, tin từ Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS do ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ vừa bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 5-7, tại phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo. Tàu chiến thả một canô chở 10 lính trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng Nguyễn Thừa và lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển này. Ông Thừa cho tàu tiếp tục đi đánh bắt để kiếm tổn phí, sau đó mới vào bờ và báo cáo sự việc. »
Riêng đối với các ngư dân Quảng Ngãi, khi ra khơi, họ luôn luôn phải nơm nớp trước các hành động bắt nạt của tàu Trung Quốc. Sau đây mời quý vị nghe lời kể của ông Tiêu Viết Là, một ngư dân Quảng Ngãi đã 4 lần bị tàu Trung Quốc chận bắt :
RFI : Thưa anh những tàu Trung Quốc thường chận bắt tàu của ngư dân Việt Nam là những tàu như thế nào, có vũ trang không ?
TVL : - Thì nó đủ tàu hết, tàu chiến có, tàu kiểm ngư có, đủ loại hết. Tàu kiểm ngư với tàu chiến thì đông lính lắm, đầy đủ súng ống. Họ ách tàu mình lại, bắt qua tàu họ rồi dắt tàu mình về. Nó bắt vô đảo thì có thông dịch viên. Nó kêu xâm phạm đảo của nó thì nó bắt.
RFI : Anh có cãi lại là của Việt Nam không ?
TVL : - Cái đó thì không dám cãi ! Cãi thì nó đánh mập mình, nó giết luôn ! Mình là người dân thì thấy chỗ nào làm được thì lui cui làm thôi, bây giờ bắt thì mình phải chịu bắt chứ làm sao. Chứ mình đâu có dám nói, à, đảo đó là đảo của Việt Nam. Nó đánh cho mập mình rồi nó bắn, nó giết thì mình cũng phải chịu chứ làm sao.
RFI : Thưa anh, khi đi biển thì có thể tự vệ bằng cách nhiều chiếc tàu cá đi chung để hỗ trợ cho nhau được không ?
TVL : - Bây giờ dù có đi chung, đi nhiều chiếc chăng nữa, thì mình đi cái mạng không, đi ra đấy thì nó đuổi, nó dí, nó bắt được chiếc nào, nó lấy đồ chiếc nấy thì phải chịu chứ làm sao.
Nguồn tin này kể rõ : Chiếc tàu hải quân Trung Quốc đã đuổi theo tàu Việt Nam, sau đó đã cho một chiếc ca nô cao tốc chở theo 10 binh sĩ trang bị súng tự động và dùi cui đổ bộ lên tàu Việt Nam. Lính Trung Quốc đã đấm và đá viên thuyền trưởng chiếc tàu Việt Nam, đe dọa chín thủy thủ Việt Nam trên tàu, lấy trọn một tấn cá và áp tải chiếc tàu ra khỏi khu vực đang đánh bắt.
Cũng theo nguồn tin trên, thuyền trưởng Việt Nam không bị thương tích, và chiếc tàu vẫn tiếp tục đánh bắt cá trước khi trở về bến và báo cáo sự việc cho chính quyền vào hôm qua, thứ tư 13/7.
Vùng Hoàng Sa được ngư dân Quảng Ngãi xem là ngư trường truyền thống của mình. Tuy nhiên chủ quyền của Việt Nam trên khu vực này đã bị Trung Quốc và Đài Loan tranh chấp. Vào năm 1974, Bắc Kinh đã đưa quân đến đánh bật lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trú đóng tại đấy, rồi chiếm hẳn nơi này, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam.
Xin nhắc lại là vụ tàu hải quân Trung Quốc sách nhiễu tàu cá Việt Nam nằm trong một loạt những hành động hung hăng của Bắc Kinh tại vùng Biển Đông nhắm vào ngư dân Việt Nam để áp đặt lệnh cấm đánh cá đơn phương mà họ đã ban hành. Vụ này cũng tiếp nối theo hai sự cố tàu Trung Quốc tiến sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Nguồn tin này gần như không thấy được báo chí Việt Nam loan tải, ngoại trừ một bài viết ngắn trên tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng lên mạng vào lúc 1 giờ sáng nay 14/7, được một số báo mạng khác như Đất Việt, Giáo Dục Việt Nam...lấy lại, nhưng sau đó không còn thấy xuất hiện nữa.
Dưới đây là nguyên văn bản tin trên tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh :
« Lính Trung Quốc tịch thu tài sản, đánh ngư dân Việt Nam (PL)- Ngày 13-7, tin từ Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS do ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ vừa bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 5-7, tại phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo. Tàu chiến thả một canô chở 10 lính trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng Nguyễn Thừa và lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển này. Ông Thừa cho tàu tiếp tục đi đánh bắt để kiếm tổn phí, sau đó mới vào bờ và báo cáo sự việc. »
Riêng đối với các ngư dân Quảng Ngãi, khi ra khơi, họ luôn luôn phải nơm nớp trước các hành động bắt nạt của tàu Trung Quốc. Sau đây mời quý vị nghe lời kể của ông Tiêu Viết Là, một ngư dân Quảng Ngãi đã 4 lần bị tàu Trung Quốc chận bắt :
TVL : - Thì nó đủ tàu hết, tàu chiến có, tàu kiểm ngư có, đủ loại hết. Tàu kiểm ngư với tàu chiến thì đông lính lắm, đầy đủ súng ống. Họ ách tàu mình lại, bắt qua tàu họ rồi dắt tàu mình về. Nó bắt vô đảo thì có thông dịch viên. Nó kêu xâm phạm đảo của nó thì nó bắt.
RFI : Anh có cãi lại là của Việt Nam không ?
TVL : - Cái đó thì không dám cãi ! Cãi thì nó đánh mập mình, nó giết luôn ! Mình là người dân thì thấy chỗ nào làm được thì lui cui làm thôi, bây giờ bắt thì mình phải chịu bắt chứ làm sao. Chứ mình đâu có dám nói, à, đảo đó là đảo của Việt Nam. Nó đánh cho mập mình rồi nó bắn, nó giết thì mình cũng phải chịu chứ làm sao.
RFI : Thưa anh, khi đi biển thì có thể tự vệ bằng cách nhiều chiếc tàu cá đi chung để hỗ trợ cho nhau được không ?
TVL : - Bây giờ dù có đi chung, đi nhiều chiếc chăng nữa, thì mình đi cái mạng không, đi ra đấy thì nó đuổi, nó dí, nó bắt được chiếc nào, nó lấy đồ chiếc nấy thì phải chịu chứ làm sao.
No comments:
Post a Comment