Translate

Monday, May 16, 2011

Thông cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

Theo Dân Làm Báo
Việt Nam – Cần điều tra về việc đàn áp vụ bất ổn của người H’Mông * Cho phép các nhà báo độc lập, giới ngoại giao và quan sát được đến khu vực đó
(New York, ngày 17 tháng Năm, 2011) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần thực hiện một cuộc điều tra đầy đủ, khách quan và minh bạch về vụ bất ổn mới đây của hàng ngàn người H’Mông Cơ đốc giáo ở tỉnh Điện Biên vùng tây bắc, và sự đáp trả của chính phủ trong vụ này.

Cũng theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các nhà ngoại giao và quan sát quốc tế cần được cho phép tiếp cận khu vực đó một cách không hạn chế và ngay lập tức, xét những tin tức về số người chết và bị thương trong vụ việc này.
Vào ngày 30 tháng Tư năm 2011, hàng ngàn người H’Mông tụ họp tại khu vực gần bản Huổi Khon, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Vào các ngày mùng 4 và mùng 5 tháng Năm, quân đội Việt Nam điều động binh sĩ và trực thăng đến trấn áp những người tụ tập. Có nhiều tin tức chưa được kiểm chứng cho rằng có hàng chục người H’Mông chết hoặc bị thương. Chính quyền phong tỏa khu vực và không cho phép giới ngoại giao và báo chí nước ngoài tới đó.
“Chính quyền Việt Nam không thể chỉ chụp một bức màn tối che kín tình hình và coi như mọi chuyện đã trở lại bình thường. Khi những vụ bất ổn cộng đồng như vậy được xử lý nội bộ sau cổng kín tường cao, điều đó sẽ tạo điều kiện chín muồi cho những hành động lạm dụng mà không bị trừng phạt,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Trước tình hình này, mức độ khả tín của chính phủ Việt Nam phụ thuộc vào việc cho phép các nhà báo và quan sát viên độc lập đến khu vực xa xôi đó để tự họ chứng kiến tận mắt.”
Báo chí nhà nước đưa tin rằng vụ bất ổn xảy ra do người H’Mông bị “các phần tử xấu” lừa, hứa hẹn đưa họ đến cái gọi là “vùng đất hứa.”
Vào hai ngày mồng 7 và mồng 8 tháng Năm, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đến thăm Mường Nhé và tuyên bố rằng “tình hình tại đây đã yên ổn.” Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga, chính quyền bắt giữ “một số đối tượng có hành vi quá khích.” Bà Nguyễn Phương Nga không cho biết con số cụ thể cũng như căn cước và nơi giam giữ những người bị bắt.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi Việt Nam lập tức thực hiện các bước sau:
  • Tiến hành một cuộc điều tra đầy đủ, khách quan và minh bạch, dưới sự giám sát của một ủy ban trong đó gồm các thành viên đại diện cho cộng đồng sắc tộc H’Mông, về nguyên nhân của vụ bất ổn, những cáo buộc về việc sử dụng vũ lực quá mức cần thiết của chính quyền và mức độ bạo lực của những người biểu tình; và công bố công khai kết quả điều tra;
  • Cho phép các nhà báo nước ngoài, đại diện ngoại giao tại Hà Nội, các cơ quan Liên Hiệp Quốc và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế tới Mường Nhé và các khu vực khác ở Điện Biên, cũng như các tỉnh lân cận, để triển khai điều tra độc lập;
  • Công bố danh sách những người bị bắt giữ liên quan đến vụ bất ổn, cho biết họ đang bị giam giữ ở đâu, cũng như họ bị cáo buộc về những tội gì;
  • Ngay lập tức cho phép tất cả những người bị bắt và tạm giam được gặp gia đình và tiếp xúc với cố vấn pháp luật;
  • Bảo đảm rằng không ai trong số những người bị bắt liên quan đến vụ bất ổn bị tra tấn hay lạm dụng tại nơi giam giữ;
  • Bảo đảm rằng những người biểu tình ôn hòa sẽ không bị trả thù vì đã tham gia cuộc biểu tình.
“Hồ sơ về cách hành xử của chính quyền Việt Nam từ trước đến nay trong việc xử lý những cuộc biểu tình sắc tộc ở các khu vực xa xôi hẻo lánh khác bao gồm bắt bớ tràn lan, lạm dụng trong khi giam giữ, đàn áp tôn giáo, áp đặt tội danh và sử dụng bạo lực quá mức,” ông Robertson nói. “Các nhà tài trợ cho Việt Nam cần yêu cầu chính quyền tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập và minh bạch để làm rõ tận căn nguyên của những vụ việc này.”
Để xem thêm tin bài về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin truy cập:
Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:
Tại Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động)
Tại London, Brad Adams (tiếng Anh): +44-207-713-2767; hoặc +44-790-872-8333 (di động)
Tại New York, Elaine Pearson (tiếng Anh): +1-212-216-1213; hoặc +1-646-291-7169 (di động)
For Immediate Release
Vietnam: Investigate Crackdown on Hmong UnrestAllow Access for Independent Journalists, Diplomats, Observers
(New York, May 17, 2011) – The government of Vietnam should conduct a full, impartial, and transparent investigation into recent unrest among thousands of Hmong Christians in northwestern Dien Bien province and the government’s response, Human Rights Watch said today. Diplomats and other international observers should be permitted immediate unfettered access to the area, given the reports of death and injury, Human Rights Watch added.
On April 30, 2011, thousands of Hmong began to gather near Huoi Khon village in Muong Nhe district of Dien Bien. On May 4 and 5, Vietnamese military troops and helicopters moved in to suppress the assembled people. There are unconfirmed reports that dozens of Hmong were killed or injured. The authorities sealed the area and refused permission to foreign diplomats and journalists to travel there.
“The Vietnam government can’t just throw a dark shroud over this situation and pretend that everything is back to normal. When communal unrest like this is handled behind closed doors, it creates conditions ripe for abuse – and for impunity,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “The government’s credibility in the situation hinges on letting independent journalists and observers to go to this remote area and see for themselves what happened.”
State media allege that the unrest broke out because the Hmong were duped by “bad elements” who promised to lead them to a so-called “promised land.”
On May 7 and 8, Deputy Prime Minister Truong Vinh Trong, who is the head of the Steering Committee for the Northwest, visited Muong Nhe district and declared that “stability has been restored.” Foreign Affairs Ministry spokeswoman, Nguyen Phuong Nga, said the authorities have arrested “a number of extreme subjects.” She provided no information about the numbers, identities, or whereabouts of those arrested.
Vietnam should immediately take the following steps, Human Rights Watch said:
  • Carry out a full, impartial, and transparent investigation, supervised by a committee that includes representative members of the Hmong ethnic community, into the reasons for the unrest, allegations of excessive violence by government authorities, and violence by protesters; and make public the findings;
  • Allow access to Muong Nhe and other parts of Dien Bien province, as well as adjoining provinces, for foreign journalists, Hanoi-based diplomats, UN agencies, and the International Committee of the Red Cross to conduct independent investigations;
  • Release the names of everyone arrested in connection with the unrest, and reveal their current location and any charges filed against them;
  • Immediately provide all those who have been arrested or detained access to their families and legal counsel;
  • Guarantee that no one detained in connection with the unrest is tortured or otherwise abused in detention;
  • Guarantee that peaceful protesters will not face retaliation for participating in the protest.
“Vietnam’s past track record in handling ethnic protests in other remote areas includes widespread arrests, abuses in detention, religious repression, trumped up charges, and use of excessive force,” Robertson said. “Vietnam’s donors should demand that the government conduct a fully independent and transparent investigation to get to the bottom of these incidents.”
For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:
For more information, please contact:In Bangkok, Phil Robertson (English, Thai): +66-85-060-8406 (mobile); or robertp@hrw.org
In London, Brad Adams (English): +44-207-713-2767; or +44-790-872-8333 (mobile); or adamsb@hrw.org
In New York, Elaine Pearson (English): +1-212-216-1213; +1-646-291-7169 (mobile); or pearsoe@hrw.org

No comments: