Theo Việt Báo
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Thiên tai là tai họa do Ông Trời gây ra cho loài người chúng ta chẳng hạn như động đất, bão lụt đã từng xẩy ra từ thời xa xưa nhất. Theo lịch sử cận đại người ta có thể ghi những trận động đất lớn như ở Kobe Nhật năm 1995; trận Sóng Thần ở Nhật năm 2004; trận động đất kèm theo bão lụt ở Katrina Mỹ năm 2005; và trong năm qua 2010 đã có ba trận động đất ở Chile, Haiti và Pakistan. Những thiệt hại về người và về của do Ông Trời gây ra thật đáng kể. Tuy nhiên những tai họa do chính con người tự gây ra cho con người còn ghê gớm hơn nhiều.
Thiên tai là tai họa do Ông Trời gây ra cho loài người chúng ta chẳng hạn như động đất, bão lụt đã từng xẩy ra từ thời xa xưa nhất. Theo lịch sử cận đại người ta có thể ghi những trận động đất lớn như ở Kobe Nhật năm 1995; trận Sóng Thần ở Nhật năm 2004; trận động đất kèm theo bão lụt ở Katrina Mỹ năm 2005; và trong năm qua 2010 đã có ba trận động đất ở Chile, Haiti và Pakistan. Những thiệt hại về người và về của do Ông Trời gây ra thật đáng kể. Tuy nhiên những tai họa do chính con người tự gây ra cho con người còn ghê gớm hơn nhiều.
Tai họa do con người gây ra là chiến tranh. Lịch sử gần đây nhất đã cho thấy hai cuộc Thế chiến với số người chết và những đổ nát phá hoại đã xẩy ra như thế nào, nhất là với 2 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản kết thúc Đệ nhị Thế chiến năm 1945. Và ngay lúc này đây cuộc "Cách mạng Hoa Lài" ở Libya đang diễn tiến, kèm theo một vài cuộc nổi dậy khác ở Trung Đông trong thế giới A Rập. Con người đang chém giết lẫn nhau vì lý do gì vậy? Vì nạn độc tài chuyên quyền độc đảng. Nhưng đó chỉ là mặt nổi, thật ra sự tranh chấp có mặt chìm của nó là hai chữ năng lượng. Mặt chìm đó nằm gọn trong một cái túi gọi là lòng tham không đáy của loài người.
Năng lượng có tầm quan trọng đặc biệt đến sự sống của con người trong khung cảnh kinh tế của một nước, do đó ảnh hưởng đến chế độ cai trị ở nước đó. Người ta đã thấy vụ nổi loạn ở Libya nhằm lật đổ kẻ độc tài Gadhafi diễn tiến đến nay đã gay go đến độ nào. Ngoài ra người ta cũng đã thấy cuộc nổi loạn chống độc tài ở Syria và tình hình căng thẳng ở Yemen. Thành ra Trung Đông gặp biến động mạnh, chỉ vì đây là vùng có nhiều mỏ dầu lửa lớn nhất thế giới.
Nhưng dầu lửa không phải là nguồn duy nhất tạo ra năng lượng trên cõi đời này. Chẳng hạn người ta đã thấy những nhà máy tạo ra năng lượng bằng sức mạnh của hạt nhân nguyên tử, và cũng lúc này người ta thấy những nhà máy điện hạt nhân tạo ra năng lượng ở Nhật Bản sau trận động đất gây ra Sóng Thần mới đây, đã gặp một tai họa là sự bể vỡ các lò máy điện hạt nhân ở Fukushima, Sendai, gây ra nạn phóng xạ rất nguy hiểm cho sinh mạng con người. Thành ra nạn động đất ở Nhật và cuộc nổi loạn ở Libya tình cờ lại có sợi giây vô hình nối liền với nhau.
Chính ở điểm này, chúng tôi chợt nghĩ đến một nguồn năng lượng khác mà có lẽ bình thường ít người nghĩ đến. Đây là một đề tài khoa học đặc biệt với những chi tiết chúng tôi muốn nêu lên một cách đơn giản, dễ hiểu cho mọi người không ở trong giới khoa học cấp cao. Nguồn năng lượng đó cũng nằm ở dưới mặt đất có tên gọi là hơi đốt thiên nhiên (natural gaz).
Ở sâu dưới vỏ cứng của Trái Đất có những túi hơi đốt thiên nhiên các nhà khoa học đã biết và các chuyên gia cũng đã thử tìm cách lấy nguồn nhiên liệu này ở những túi hơi đốt nhỏ không cách xa bề mặt Trái Đất bao nhiêu. Nhưng các túi hơi đốt này thành hình như thế nào? Trong nền vỏ cứng của Địa cầu có những vi hạt rất nhỏ được các nhà khoa học gọi là "shale" nằm chen vào những khối đá cứng, tạo thành hơi đốt thiên nhiên. Các giới khoa học đã biết có những túi hơi này trên khắp vỏ Trái đất và đã khai thác, nhưng nước Mỹ vẫn thích dùng dầu lửa. Tạp chí Time trong số báo đề ngày 11-4 mới ấn hành đã có trang bìa ngoài in hình một khối đá đen sì với hàng chữ lớn ghi "Tảng đá này có thể tạo sức mạnh cho thế giới" kèm theo hàng chữ nhỏ: "Tại sao shale có thể giải quyết nạn khủng hoảng năng lượng".
Bài báo còn ghi rõ những thành phần năng lượng đang được sử dụng ở Mỹ như sau: dầu lửa 37%, khí đốt thiên nhiên 24%, than đá 23%, hạt nhân 8%, và các loại khác 8%. Cũng bài báo này còn ghi trên khắp các lục địa của Địa cầu đều có những mỏ hơi đốt thiên nhiên, đặc biệt nhiều nhất ở Nga và Đông Âu. Trong khi đó mức "uống" dầu lửa (oil) theo nhu cầu của cả Thế giới lại quá lớn: 89 triệu thùng mỗi ngày. Và nếu cứ đà này tiến thì đến năm 2035, cả Thế giới sẽ đòi "uống" đến 99 triệu thùng mỗi ngày, tức là từ 2008 đến 2035 cả Thế giới gia tăng thói "uống" dầu thô đến 44%. Hơn 1/3 sự gia tăng này đến từ các nguồn không quy ước.
Như vậy sau vụ tai biến ở Fukushima, Mỹ cũng nên chuyển đổi nguồn sử dụng năng lượng đi thì vừa. Hơn nữa vụ dùng hơi đốt thiên nhiên cũng thay thế được việc dùng than mỏ, và vụ tai biến ở Chile mới đây khi hàng chục thợ mỏ than đá suýt bị chết nghẹt cũng là bài học kinh nghiệm tốt. Chúng ta đã biết việc đào mỏ than đá ở sâu dưới đất là công việc vất vả nhất và cũng nguy hiểm nhất cho con người
Tôi là vốn người yêu thích môn Khoa học từ thuở thiếu thời khi còn cắp sách đi học. Nhưng giờ đây tôi tự hỏi Khoa học là gì nhỉ? Tôi nghĩ điểm đặc sắc nhất của loài người là sự tiến hóa. Tôi vốn rất thích Khoa học, nhưng ít khi viết đến môn học này trong các bài Trước Thời Cuộc hàng tuần chuyên về các vấn đề thời sự. Nay nhân vụ năng lượng tôi mượn dịp nhắc lại vài điểm về khoa học trong lịch trình tiến hóa của con người trong Vũ trụ này.
Vũ trụ của chúng ta đã sinh ra đời từ 13,7 tỷ năm trước. Trong vũ trụ có nhiều khối sao gọi là "galaxy" tức là dải Ngân hà. Mặt trời của chúng ta là một trong hàng trăm ngàn ngôi sao ở trong galaxy. Trái Đất của chúng ta là một trong những hành tinh nằm trong hệ Mặt trời. Loài người sơ khai gọi là dã nhân đã xuất hiện ở Phi châu khoảng 3.2 triệu năm trước. Loài người tiền sử đứng thẳng đã có từ 1.9 đến 250,000 năm trước. Và loài người như chúng ta ngày nay đã bắt đầu nẩy nở từ trong khoảng 125,000 năm trước. Từ đó đến nay, loài người đã tiến hóa không ngừng với một đặc điểm là càng ngày càng nhanh hơn so với quá khứ.
Muốn biết cái gọi là văn minh tiến bộ đó như thế nào, chúng ta hãy nhìn quá khứ chỉ trong một thế kỷ gần nhất. Hãy xét xem nền văn minh nhân loại của năm 1900 ra sao so với năm 2000 đã qua, chúng ta đã thấy cái gọi là "càng ngày càng nhanh" đến độ nào. Và so với tình trạng tốc độ đó với tình trạng lúc này, chúng ta có thể dự liệu vào cuối Thế kỷ 21, bước tiến hóa của nhân loại sẽ còn nhanh và dài đến đâu nữa.
Bước tiến đó là bước tiến của bộ óc con người và lẽ tự nhiên như trong quá khứ, bước tiến tư tưởng của sáng kiến luôn luôn đi kèm theo bàn tay kỹ thuật của con người để thực hiện những phát minh, những sáng kiến mới. Bộ óc con người là quan trọng nhất. Trong lãnh vực Khoa học, tôi thiết nghĩ Khoa học nếu không có trái tim đức độ và lương tri con người soi sáng, nó cũng thành vô dụng mà thôi. Với quá khứ mới đây, tôi tin Khoa học sẽ thành công vượt bực trong những năm tới. Chúng ta mới chỉ bước đến năm thứ 11 của Thế kỷ 21.
No comments:
Post a Comment