Bùi Quang Minh (tổng hợp)
Câu chuyện lịch sử năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Anh bắt tại Hồng Kông, định dẫn độ cho nhà cầm quyền Pháp để lấy tiền, nhưng sau đó đã bị thất bại thảm hại trước sự giúp đỡ vô tư đầy lòng nhân ái của bạn bè quốc tế. Xin đăng tải một số thông tin về việc bắt giữ, việc xét xử và bào chữa cho Nguyễn Ái Quốc để thấy được công lao của gia đình vị ân nhân - luật sư Loseby, cộng sự của ông đối với một người nước ngoài không quen biết, không tiền trả thù lao và việc xét xử tại tòa của thực dân Anh 80 năm trước...
Mùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị thống nhất các tổ chức Đảng tại Cửu Long, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đi Xiêm, Malaysia, Singapore rồi quay lại Thượng Hải hoạt động cách mạng. Ông ở tại ngôi nhà 186 phố Tam Lung, Cửu Long - Hương Cảng, và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác.
Ngày 30/4/1931, mật thám Pháp tại Sài Gòn bắt được một số người "tình nghi cộng sản" trong đó có Nguyễn Thái, sau này được biết là "Thư ký Công hội Nam kỳ", Xứ ủy viên. Khám trong người Thái, chúng bắt được thư của Nguyễn Ái Quốc viết ngày 24/4/1931. Tiếp đó, mật thám Anh tại Singapore đã bắt được Serge Lefranc, phái viên Quốc tế Cộng sản đi công tác Đông Nam Á. Trong giấy tờ của Serge Lefranc có địa chỉ "186 Tam Lung - Hongkong". Mật thám Pháp ở Đông Dương và mật thám Anh ở Hồng Kông đã mặc cả những điều kiện có lợi cho cả hai bên để vây ráp, bắt lén Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ ở địa chỉ trên ngày 6/6/1931. Lúc đó, chúng chưa nắm chắc đó là ai và chỉ biết theo logic đó phải là người quan trọng chống lại nước Pháp. Nếu bắt được Nguyễn Ái Quốc thì Pháp sẽ cử tàu Angiê sang áp giải ông Nguyễn về Đông Dương, nơi một án tử hình vắng mặt ông của toà Đại hình Vinh theo phán quyết số 115 (10-10-1929).
Thường lệ, ở HongKong nếu có việc bắt bớ thì báo chí sẽ "săn" tin và đưa ngay lên báo. Nhưng chính quyền HongKong trong lần bắt này đã cấm phương tiện thông tin báo chí đưa tin. Cảnh sát Anh sau khi đưa ảnh đối chiếu, đã điện cho Toàn quyền Đông Dương biết "Một người mang tên Tống Văn Sơ - chắc là Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt sáng ngày 6/6".
Tống Văn Sơ được giam tại nhà tù ở Victoria, thủ phủ của Hồng Kông. Nhà giam có ba tầng, mỗi tầng hai dãy xà lim... bề cao ba thước tây, bề ngang chỉ hơn một thước, bề dọc không đầy hai thước... chỉ vừa một người nằm xiên xiên. Cao chót vót trên đầu tường chỉ có một cửa sổ nhỏ hình nửa mặt trăng, xung quanh bịt song sắt và lưới sắt bưng bít. Cửa xà lim bằng ván gồ dày độ một gang tay và bọc sắt. Trong ngày bị bắt đưa vào Sở cảnh sát, Tống Văn Sơ đã gặp Hồ Tùng Mậu vừa từ tù bước ra, được thả và trục xuất và đã kịp đưa mắt ra hiệu. Nhờ ngày đó, Hồ Tùng Mậu, qua Liên đoàn Quốc tế Cứu tế đỏ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản đã đến gặp luật sư Loseby (Francis Henry Loseby) - một luật sư tiến bộ người Anh ở Hồng Kông nhờ giúp đỡ. Việc bắt lén người trái pháp luật đã bị bại lộ, Sở cảnh sát HongKong buộc phải đồng ý để luật sư vào gặp Tống Văn Sơ (24-6-1931). Luật sư đã tìm cách bào chữa và ngăn cản âm mưu của chính quyền Hồng Kông giao nộp Nguyễn Ái Quốc cho chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương.
Ông Loseby chưa quen biết Tống Văn Sơ nhưng với lương tâm nghề nghiệp, ông tự coi mình có nghĩa vụ bảo vệ người Cách mạng Đông Dương này. Do kiên trì đề nghị nhiều lần, luật sư mới gặp được và hỏi chuyện Tống Văn Sơ ở nhà lao. Sau khi tiếp xúc và trả lời những câu hỏi liên quan đến vụ án mà luật sư nêu ra, người tù Tống Văn Sơ cảm ơn sự quan tâm của luật sư đối với mình, và tỏ ý băn khoăn vì không có tiền để trả công cho ông. Trước một người thanh niên Việt Nam gầy, xanh, song vẻ cương nghị, sự thông minh trong từng câu nói bằng tiếng Anh và đôi mắt sáng đã làm luật sư xúc động. Luật sư chân tình nói: "Tôi nhận giúp vì danh dự chứ không phải vì tiền". Luật sư nói: "Tôi sẽ ra sức cứu giúp, mong người tù hãy tin tưởng và hãy nói, cung cấp cho luật sư những điều gì có thể giúp trong việc bênh vực…và rằng ông biết mỗi người cách mạng đều có bí mật riêng của họ, nên đã không muốn hỏi thêm nhiều nữa…"
Khi hỏi những điều cần thiết tối thiểu để lập hồ sơ đưa vụ này ra Tòa án, Loseby cùng Tống Văn Sơ hình dung được mưu đồ và tính toán của mật thám Anh – Pháp. Sở dĩ, chúng bắt khẩn cấp Tống Văn Sơ không có lệnh vì theo như chúng dự tính thì không cần giấy phép bởi nếu để lại bằng chứng trên giấy tờ sẽ không có lợi cho chúng sau này. Nếu đưa được Tống Văn Sơ xuống tàu dẫn về Đông Dương thì mọi chuyện sẽ giữ được bí mật, dù cho luật sư hay ai tìm cách cứu cũng đã muộn, không thể xoay chuyển được nữa.
Trở về, Loseby bàn bạc kỹ với người phó của mình - luật sư J.C. Jenkin, người cộng sự thay mặt ông bào chữa trước toà cho Tống Văn Sơ và kể chuyện về người bị giam giữ cho vợ của mình nghe. Bà vợ luật sư mua quà, thuốc men trực tiếp vào trong ngục thăm Tống Văn Sơ. Những lần sau đó, qua sự giới thiệu của bà vợ luật sư, có nhiều người khác nữa cũng đã đến thăm Tống Văn Sơ, trong số họ có cả bà Stella Benson vợ phó Thống đốc Hồng Kông. Và thật lạ lùng, sau mỗi lần gặp Tống Văn Sơ, sự quý mến, khâm phục của mỗi người dành cho người thanh niên Việt Nam lại tăng lên rất nhiều.
Âm mưu bị bại lộ, uy tín của chính quyền Anh ở Hương Cảng sẽ bị tổn thương. Chính bởi thế, chính quyền Hương Cảng một mặt cố ngăn chặn không cho luật sư Loseby tiếp cận sớm với Tống Văn Sơ, mặt khác, họ gấp rút hợp pháp hóa việc bắt ông Tống bằng cách ký lệnh bắt Tống Văn Sơ vào ngày 11/6 (năm ngày sau khi bị tống vào tù) và ngày 12/6 coi như bắt chính thức Tống Văn Sơ.
Thời gian Tống Văn Sơ bị giam giữ cũng đồng thời là khoảng thời gian nước rút của cuộc đua giữa một bên là gia đình luật sư và những người bảo vệ Tống Văn Sơ, một bên khác là sự cấu kết, có điều kiện của mật thám Anh và mật thám Pháp muốn hãm hại Tống Văn Sơ nhưng đã bị đẩy vào thế bị động. Theo luật nước Anh, sau khi bắt người trong 14 ngày phải đem xử án, nếu không, phải trả tự do cho họ. Nhưng chính quyền HongKong đã giam ông quá hạn rồi nhiều lần ký lệnh giam thêm. Dưới sức ép của dư luận, của những phương tiện thông tin báo chí, luật sư Loseby đã đưa vụ án Tống Văn Sơ ra xử công khai trước Pháp viện tối cao. Lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, Toà án tối cao phải xét xử một bản án chính trị. Tính chất đặc biệt của vụ án, sự giúp đỡ cùng tài trí của luật sư và người cộng sự, sự thông minh và nhất quán trong từng câu trả lời của Tống Văn Sơ đã buộc toà án phải xét xử một cách công khai.
Tống Văn Sơ phải trải qua ba cuộc thẩm vấn của Thư ký Trung Hoa vụ Hồng Kông và 9 phiên toà xét xử tại Hồng Kông (ngày 31/7/1931 là phiên thứ nhất, diễn ra trong không khí căng thẳng, quyết liệt và phiên cuối cùng kết thúc vào ngày 19/9/1931). Trong các phiên tòa, ngoài các chánh án, phó chánh án, công tố viên, luật sư bào chữa còn có đại diện báo chí, dân chúng ít được đến dự. Họ cho đây là một vụ án "quan trọng nhất từ xưa đến nay chưa từng có ở Hồng Kông". Các báo chí Anh ở Hồng Kông không bị kiểm duyệt nên nhiều tờ như tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng", "Buổi sáng HongKong", "Bưu điện HongKong"... đã đăng bài tường thuật các phiên tòa xét xử rất chi tiết, đòi bảo vệ công lý, đòi thi hành đúng pháp luật.
Tham gia tranh tụng tại phiên tòa có luật sư J.C Jenkin và luật sư Loseby. Vì trước Tòa, chỉ có một luật sư được phát biểu ý kiến nên luật sư Loseby đã chuẩn bị sẵn bài cãi rồi ủy nhiệm cho luật sư Jenkin phát biểu.
Luật sư Jenkin là một trí thức rất thông minh và hùng biện, đồng thời đã hết lòng bào chữa cho Tống Văn Sơ.
Trong phiên tòa thứ nhất mở ngày 31/7/1931, chính quyền Hương Cảng đã không đưa ông Tống ra Tòa. Sau vài thủ tục đơn giản, chánh án đã luận tội: "Tống Văn Sơ là tay sai của Liên Xô, phái viên của Đệ tam Quốc tế, đến HongKong định phá hoại chính quyền ở đây. Vì lẽ đó, sẽ bị trục xuất khỏi HongKong vào ngày 18 tháng 8 do chiếc tàu thủy Angiê của Pháp chở về Đông Dương".
Luật sư Loseby chỉ thị cho luật sư Jenkin phản đối và đòi hỏi Tòa phải đưa Tống Văn Sơ ra trước Tòa.
Đến buổi thứ hai, chính quyền buộc phải đưa ông Tống ra hiện diện tại Tòa nhưng hai tay lại bị xích.
Thấy bị cáo vào phòng xử án trong tư thế như vậy, luật sư Loseby rất tức giận nhưng vì không được quyền nói nên ông liếc nhìn sang luật sư Jekin ra hiệu.
Vốn thông minh, nhanh nhạy, luật sư Jenkin liền đứng ngay dậy chỉ vào đôi tay của ông Tống đang bị xích rồi hướng về phía quan tòa, giọng rất gắt gao rằng: "Khi bị cáo ra tòa là đứng trước công lý, thân thể phải hoàn toàn tự do. Nay chưa biết bị cáo can vào tội gì, tại sao chính quyền lại đã dùng đến nhục hình xích tay trong phòng xử án!"
Ông nói rất mạnh mẽ, đanh thép, trong khi đó, Tống Văn Sơ đứng trước vành móng ngựa giơ cao hai tay trước mặt quan tòa, lắc mạnh. Tiếng xích kêu loảng xoảng hòa cùng lời lẽ hùng biện của luật sư tạo nên một bầu không khí náo động trong phòng xử án. Mọi người ồn lên "sai, sai, cởi trói, cởi trói ngay..." Quan tòa đuối lý, sượng sùng, xin lỗi và ra lệnh đưa bị cáo ra ngoài để tháo xích ra.
Sau đó, luật sư Jekin tiếp tục hùng biện cho đến khi ông Tống trở lại vành móng ngựa, hai tay tự do, lúc đó luật sư mới ngồi xuống.
Jenkin mạnh mẽ tố cáo chính quyền Hồng Kông đã vi phạm luật pháp trong việc bắt trái phép Tống Văn Sơ ngày 6/6/1931. Tòa nhận làm như thế là sai và bào chữa là sau đó đã có lệnh bắt rồi.
Jenkin lại nói: Lệnh bắt giam lần thứ 2 cũng sai sót. Vì lệnh bắt là thi hành đối với người đang tự do. Nhưng lệnh bắt Tống Văn Sơ lại thi hành khi Tống Văn Sơ đang ngồi nhà tù. Không ai lại bắt một người đang ở trong trạng thái mất tự do!
Quan tòa đành chấp nhận, cử tọa vỗ tay hoan hô luật sư!
"Điều sai thứ ba là chính quyền đã giam trái phép Tống Văn Sơ. Luật chỉ cho phép giam giữ 14 ngày nếu không luận được tội, phải thả người bị bắt. Như vậy, theo luật, Tống Văn Sơ phải được trả tự do từ ngày 2/7, mà hôm nay đã là 1/8, vẫn còn trong nhà tù..."
Tiếng hoan hô lại vang lên!
Ông Jekin yêu cầu:
- Thưa ngài Alabaster, đại diện chính quyền HongKong, ngày có công nhận như vậy không?
Alabaster, trả lời:
- Tôi không thể công nhận điều gì khi chưa có chỉ thị. Xin ngài đừng truy ép tôi...
Chánh án Joseph Kemp lên tiếng:
- Không ai phủ nhận điều đó. Tống Văn Sơ đã thề rằng mình bị bắt ngày 6/6, chúng ta kết luận là Tống bị bắt ngày 6. Còn ngày 12, theo Tống không có việc bị bắt lại.
Phó chánh án Lindsell nói tiếp:
- Tôi thấy cần nói rõ là đã có một hành động gọi là bắt vào ngày 12 trong khi Tống đang bị giam.
Luật sư Jenkin kết luận:
- Tôi quả quyết rằng, đương sự Tống Văn Sơ, khách hàng của chúng tôi, từ ngày 6/6 đến ngày 12/6 đã bị bắt giam giữ một cách trái phép, bất hợp pháp. Việc đó đã quá rõ. Hơn nữa đương sự lại không được tiếp xúc với thẩm phán. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc giam giữ Tống Văn Sơ là sai trái, là sai pháp luật của nước Anh. Chính quyền địa phương còn phạm luật trong việc khám xét nhà của Tống Văn Sơ vì vu cho Tống là tàng trữ "sách phản loạn".
Mà, không phải sách báo phản loạn sao lại có thể bắt giam chủ nhân của nó là Tống Văn Sơ vào tù?
Bị dồn ép, Tòa án rung chuông tuyên bố nghỉ. Hôm sau, cả HongKong và thế giới được thông tin về vụ xử án "ly kỳ" này qua các báo chí. Báo bán rất chạy.
Phiên tòa thứ hai, dường như cảm thấy quá đuối lý, quan tòa liền xoay chuyển tình hình bằng cách cho rằng việc bắt, giam Tống Văn Sơ chỉ là sai sót về thủ tục pháp lý, còn bản thân Tống Văn Sơ trong lời cung khai đã tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, tức là lãnh tụ cộng sản An Nam.
Bằng chứng là bản cung khai do một người Anh lão luyện, đầy kinh nghiệm tố tụng là William Thomson, Phó Bí thư Hoa vụ hỏi cung Tống Văn Sơ ngày 14/7/1931. Ở dưới bản cung có ký tên tuyên thệ của W.Thomson. Chánh án đã trưng ra trước tòa bản cung khai này, nguyên văn:
Ngay lập tức, Jenkin lên tiếng đọc tờ khiếu nai của Tống Văn Sơ rồi vạch trần chi tiết những sai phạm trong việc hỏi cung và nghiêm trọng hơn, chính quyền đã làm giả bản hỏi cung. Cụ thể, trước tiên, đối chiếu với luật pháp Anh quốc lúc đó, nhà chức trách sau khi bắt một người nào đó phải tiến hành hỏi cung ngay sau 24 giờ, nếu sau ngày bắt là ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ, thì việc hỏi cung phải được bắt đầu ngay sau ngày Chủ nhật hay ngày lễ đó.
Nhân viên hỏi cung chỉ được quyền hỏi 7 câu hỏi in sẵn trên một tờ giấy, tuyệt đối không được hỏi ra ngoài phạm vi 7 câu hỏi gồm: Tên, tuổi, sinh quán, nghề nghiệp, thời gian cư trú, quan hệ xã hội, người và vật làm chứng. Nếu lời khai chưa rõ, người hỏi cung có thể đặt thêm một số câu hỏi nhưng tuyệt nhiên phải nằm trong nội dung 7 câu hỏi trên.
Ông Jenkin nói:
- Việc hỏi thêm ngoài 7 câu hỏi có sẵn thực chất là cuộc thẩm vấn thứ 2. Điều đó chứng tỏ rằng việc lấy cung, làm thủ tục cung đều trái luật...
Như vậy, trong trường hợp hỏi cung Tống Văn Sơ, nhà chức trách đã vi phạm về thời gian, nội dung và cuối cùng là thay bằng một bản cung giả. Cụ thể, cho mãi tới ngày 14/7, tức là 1 tháng 8 ngày, chính quyền mới tiến hành hỏi cung Tống Văn Sơ và lại đặt quá nhiều câu hỏi không nằm trong phạm vi 7 câu hỏi như luật pháp Anh quốc quy định.
Song điều quan trọng nhất là chính quyền đã đưa ra một bản cung giả trong đó gán ghép cho Tống Văn Sơ tự nhận mình là Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc. Bằng chứng là lá đơn tố cáo của Tống Văn Sơ nêu rõ rằng, bản cung mà ông Tống khai là do ông viết trực tiếp khi trả lời, còn bản cung giả thì lại được đánh máy lại và ghi thêm là ông Tống đã nhận rồi.
Tòa án đành nhận lỗi và lại rung chuông nghỉ.
Hôm sau, người ta đọc được trên báo những tin mới về vụ xử án. Tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" cho biết "Tống Văn Sơ không công nhận lời ghi có tuyên thệ của Trợ lý thư ký Trung Hoa vụ Thomson. Lời ghi đó buộc được hiểu là một cuộc thẩm vấn và Tống Văn Sơ đã bị thẩm vấn ba lần. Tống Văn Sơ khiếu nại rằng viên chức thẩm vấn đã vượt quá quyền hạn của mình để hỏi những câu pháp luật không yêu cầu".
Những phiên tòa tiếp sau, Jenkin lại đưa ra những hành vi trái phép của nhà chức trách Hồng Kông và nói rõ không thể kết án Tống Văn Sơ vào bất cứ tội gì. "Thứ nhất: tuyệt đối không có gì chứng tỏ rằng Tống Văn Sơ là tay sai của Liên Xô. Thứ hai: Không có chứng cớ Tống Văn Sơ muốn phá hoại Hồng Kông. Thứ ba: cộng sản hay quốc gia, điều đó không phải là một tội lỗi trước luật pháp Anh".
Bất chấp tất cả, chính quyền Hồng Kông vẫn chưa cam chịu thất bại.
Mở phiên tòa thứ 3 vào ngày 15/8/1931, Chưởng lý tòa tuyên bố:
- Nếu Tòa án chưa giải quyết được vấn đề đã nêu, thì có thể không cho tàu Angiê đón Tống Văn Sơ mà giao cho tàu "Tướng Métdanhgiê" để rời Hồng Kông vào ngày 1/9.
Luật sư Jenkin yêu cầu ghi vào biên bản:
- Nếu việc xét xử không hoàn thành, thì dù kết quả thế nào chăng nữa, Tống Văn Sơ cũng không bị không bị trục xuất trước khi tàu "Tướng Métdanhgiê" nhổ neo vào ngày 1 tháng 9 hay vào một ngày sau đó.
Tòa bị bất ngờ, người thì đồng ý, kẻ thì không. Chưa xét xử được gì mà giờ đã hết. Phải họp tiếp vào buổi chiều.
Vào phiên buổi chiều, Chưởng lý cho biết lệnh trục xuất Tống Văn Sơ đã được ký và ông ta đề nghị không họp nữa.
Luật sư Jenkin cũng tán thành. Nhưng chánh án lại muốn xử cho xong. Ông Jenkin vặn hỏi về lệnh trục xuất. Chánh án nói:
- Tôi đã đồng ý với ngài rằng Tống Văn Sơ sẽ không bị trục xuất trước khi tàu "Tướng Métdanhgiê" rời bến...
Luật sư đã đấu tranh một cách rất mạnh mẽ, tiếp đó, tùy diễn biến tình hình, lúc thì cương quyết, lúc uyển chuyển sao cho có thể vô hiệu hóa được lệnh trục xuất kia. Ông đề nghị phiên tòa tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày thứ năm 20/8.
Phiên tòa ngày 20/8 diễn ra rất căng thẳng. Vào phiên tòa, Chưởng lý tuyên bố là Thống đốc Hồng Kông đã ban hành lệnh trục xuất Tống Văn Sơ lần thứ hai vào ngày 15/8. Luật sư Jenkin rất ngạc nhiên hỏi lại Tòa và được biết tin đó là đúng. Luật sư hiểu ngay rằng trong phiên họp trước, biết rằng Tòa án không xử xong được vụ án Tống Văn Cơ, nên lệnh trục xuất đầu tiên ký vào ngày 12 tháng 8, đã không còn giá trị nữa, nên Thống đốc Hồng Kông buộc phải ký lệnh trục xuất lần thứ hai.
Ông Jenkin tuyên bố:
- Việc ban hành lệnh trục xuất thứ hai là phi pháp. Lệnh thứ nhất ký ngày 12 tháng 8 chưa được thi hành vì Tòa còn đang xét xử - phiên gần nhất là 17 tháng 8, thì đã có lệnh trục xuất thứ hai ký vào ngày 15, ban hành vào ngày 17, đúng ngày Tòa còn đang họp. Không thể có hai lệnh trong cùng một thời gian với cùng một con người, về cùng một sự việc. Chỉ có một cách là Tòa án phải hủy lệnh đó, nhận đã làm sai. Không ai có thể ra lệnh thứ hai khi lệnh thứ nhất chưa thực sự bị bãi bỏ. Và dù khi có lệnh thứ hai, thì trước đó Tòa phải ra lệnh hủy lệnh thứ nhất. Việc này Tòa đã không làm. Và cho dù Tòa án làm được ngay hôm nay thì Hội đồng Thống đốc cũng không thể ra lệnh thứ hai vì theo luật pháp hiện hành thì khi một người đang được miễn tố vì bị giam trái phép thì không thể bị bắt lại vì cùng một nguyên nhân, đây còn là việc lừa dối. Vì ngày 15 tháng 7 là ngày thứ Bảy. Tôi cam đoan rằng Hội đồng hành chính Hồng Kông không họp vò ngày này, và nếu có định họp vào giờ khuya sau khi nghỉ ngơi cũng không đủ đa số...
Chưởng lý bác bỏ ý kiến của luật sư Jenkin và khẳng định là Hội đồng có họp.
Ông Jenkin thẳng thừng nói:
- Nếu Hội đồng có họp, tôi yêu cầu Tòa án cho mời Thống đốc Hồng Kông và các thành viên trong Hội đồng hành chính ra trước Tòa đối chất với luật sư, đồng thời đem biên bản buổi họp đó ghi ý kiến của mỗi thành viên về việc trục xuất Tống Văn Sơ.
Đây là một yêu cầu chính đáng và là quyền của luật sư. Theo luật pháp Anh, khi luật sư thấy cần phải gọi ai, mời ai ra Tòa để đối chất, Tòa phải đáp ứng yêu cầu ấy. Khi luật sư đòi hỏi bằng chứng, Tòa phải xuất trình bằng chứng.
Tòa bị lâm vào tình trạng "tiến thoái lưỡng na"... Vì thực ra, Hội đồng hành chính Hồng Kông không họp ngày thứ Bảy, đã không họp thì lấy đâu ra biên bản. Nay lại phải gọi từ Thống đốc đến các "ngài ủy viên Hội đồng" ra hầu tòa thì bẽ mặt quá...
Chánh án bèn tuyên bố tòa tạm nghỉ. Tòa mời luật sư đến để thương lượng. Khi Tòa họp lại, ông Jenkin tuyên bố không yêu cầu Thống đốc và các Ủy viên ra tòa nữa. Phiên tòa lại tiếp tục. Tòa vịn vào hai cớ để trục xuất Tống Văn Sơ: Một là, Tống Văn Sơ tức Lý Thụy, tức Nguyễn Ái Quốc là cộng sản, là phái viên của Đệ tam quốc tế, đang hoạt động tuyên truyền nguy hại cho Hồng Kông. Hai là, Nguyễn Ái Quốc quê ở Đông Dương đã bị kết án tử hình năm 1929, nên chính quyền Đông Dương đã nhờ chính quyền Hồng Kông bắt giữ và trao trả.
Luật sư Jenkin nhắc lại những lập luận của ông để bác bỏ lý do thứ nhất.
- Phải khẳng định rằng không có một tài liệu, cơ sở vững chắc nào để kết luận Tống Văn Sơ là Nguyễn Ái Quốc, một người cộng sản. Cũng không có bằng chứng nào chứng minh Tống Văn Sơ là tay sai của Liên Xô cũng như phái viên của quốc tế cộng sản.
Thời gian cư ngụ tại Hương Cảng, Tống Văn Sơ không hề vi phạm bất kỳ điều gì đối với quy định của pháp luật Anh quốc. Ngay khi khám xét, lục soát tại số nhà 186 đường Tam Lung nơi Tống Văn Sơ bị bắt giữ, cảnh sát cũng không hề thu được bất kỳ một tài liệu có liên quan đến cộng sản hay phản loạn gây nguy hại cho anh ninh Hương Cảng.
Về lý do thứ hai, luật sư đã kể ra một câu chuyện như sau:
- Năm 1858, vua nước Pháp sang thăm nước Anh thì bị mưu sát. Hồi ấy chính phủ Pháp đã yêu cầu chính phủ Anh trao trả cho Pháp một trong những người can tội này. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Anh bất giờ là Clarandon đã từ chối, với lý lẽ rằng "hoàn toàn không có một lý do gì buộc Nghị viện Anh phải thông qua quyết định trao trả phạm nhân cho nước ngoài về một vụ án chính trị". Năm 1914, nước Anh có thi hành luật trao trả, trục xuất ngoại kiều vì can án chính trị nếu thấy cần thiết và chỉ thực hiện trong thời gian chiến tranh. Năm 1918, khi đại chiến thế giới kết thúc, luật ấy không còn được thi hành và trở lại với điều luật năm 1905. Hơn nữa, luật trục xuất năm 1914 chỉ thi hành ở chính quốc, chứ không thi hành ở các thuộc địa, nhượng địa như Hồng Kông. Về mặt bảo đảm an ninh, năm 1912, có luật cho phép trục xuất những ngoại kiều có "thành tích bất hảo". Nhưng khách hàng của tôi, ông Tống Văn Sơ không hề vi phạm một điều gì về trật tự an ninh ở Hồng Kông. Vậy thì chính quyền Hồng Kông không thể trục xuất ông Tống được.
Luật sư kết luận:
- Không thể trục xuất một ngoại kiều không vi phạm trật tự an ninh, dù người ấy có trốn khỏi chính quốc của họ về một vụ án có tính chất chính trị...
Chưa trả lời được, Tòa án đành... bế mạc!
Luật pháp rõ ràng. Bị cáo cũng đã tố cáo việc những người nhân danh luật pháp làm sai pháp luật. Luật sư cũng đã nêu rõ việc làm sai luật của chưởng lý, ủy viên công tố, của quan tòa, của Thống đốc, Hội đồng Thống đốc. Báo chí đã đứng về phía công lý, pháp luật tố cáo hành vi sai trái của Tòa án địa phương Hồng Kông, bảo vệ người bị xử trí oan.
Nhưng tất cả những điều trên không làm cho tòa án Hồng Kông thay đổi thái độ.
Trong phiên tòa thứ 8, ngày 12/9, Chánh án đã buộc phải thừa nhận 4 điểm:
1. Việc bắt Tống Văn Sơ là trái phép
2. Việc giam Tống Văn Sơ là trái phép.
3. Việc hỏi cung Tống Văn Sơ không đúng thủ tục.
4. Chính quyền Hồng Kông đã làm giả mạo tờ cung.
Song điều quan trọng nhất là việc trục xuất thì vị chánh tòa tuyên bố: Việc chính quyền Hương Cảng trục xuất Tống Văn Sơ là hợp pháp! Đây rõ ràng là kiểu “cả vú lấp miệng em”!
Luật sư Jenkin đã phản đối kịch liệt quyết định vô lý, sai trái của chính quyền Hồng Kông, là nhẫn tâm và độc ác. Ông tuyên bố chính thức chống án lên Cơ mật viện Hoàng gia Anh tại London do nhà vua Anh chủ tọa, quyết định. Tiền án phí và những thủ tục bắt buộc đã được luật sư lo liệu đầy đủ và hai người bạn của luật sư là luật sư Denis Noel Pritt và Stafford Cripps đã nhận lời giúp đỡ Tống Văn Sơ.
Theo luật sư Stafford Cripps, vụ án này là một biểu hiện rất xấu cho chính quyền HongKong và Bộ Thuộc địa, nên đã tìm cách thoả thuận giữa luật sư đại diện Bộ Thuộc địa Anh và luật sư của Tống Văn Sơ. Kết quả của cuộc thoả thuận được trình và Toà án Viện Cơ mật Hoàng Gia Anh đã đồng ý trả tự do cho Tống Văn Sơ, bằng cách cho Người được tự do lựa chọn nơi mình đến. Ngày 28/12/1932, Tống Văn Sơ được tự do, song khi đi đến Singapore, Tống Văn Sơ lại bị buộc quay trở lại Hồng Kông và ngày 19/1/1933, Người lại bị bắt giam.
Ngay khi ấy, Người đã kịp thời viết thư báo tin cho luật sư Loseby và nhờ ông giúp đỡ. Luật sư đã đề nghị Thống đốc HongKong can thiệp, và Thống đốc đã buộc phải ra lệnh thả Tống Văn Sơ và hạn trong ba ngày Tống Văn Sơ phải rời khỏi Hồng Kông.
Một lần nữa gia đình luật sư Loseby lại bênh vực và cứu Tống Văn Sơ ra khỏi nhà tù. Kế hoạch di chuyển và bí mật tổ chức cho Tống Văn Sơ trốn đã được vạch ra. Khi ở tạm thời trong Ký túc xá Hội Thanh niên Thiên chúa giáo Trung Hoa (YMCA), khi thì ở ngay trong nhà của luật sư Loseby, liên tục di chuyển chỗ ở 3-4 lần, cuối cùng ngày 22/1/1933, Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ đã cải trang thành một thương gia Trung Quốc giàu có, và với một viên thư ký tháp tùng (thư ký của luật sư, tên Lung Ting Chang), Người đi xuồng ra khơi bằng chính chiếc cano công vụ của Thống đốc Pin do ông bà Loseby bí mật bố trí. Trước khi xuống ca-nô, vị khách dừng lại chào từ biệt ông bà Loseby và không quên nhờ ông bà chuyển lời cảm ơn tới Pin - quan thống đốc Hương Cảng. Tống Văn Sơ lên tàu Anhui đi Hạ Môn (Amoy). Đội trưởng cận vệ truyền lệnh của thống đốc, viên thuyền trưởng tàu Anhui đứng nghiêm chào và mời “vị khách quý” cùng viên thư ký lên tàu.
Bí mật rời Hồng Kông, tàu cập bến Hạ Môn vào ngày 25/1/1933, vừa đúng 30 Tết âm lịch. Sau gần 20 tháng bị giam giữ, lùng sục gắt gao, trải qua bao gian nan hiểm nguy, Tống Văn Sơ đã thoát khỏi âm mưu nham hiểm của kẻ thù bằng một cuộc vượt biển thần kỳ. Ở Hạ Môn một thời gian, Người lên Thượng Hải, và sau khi nhờ bà Tống Khánh Linh giúp đỡ, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc được với Quốc tế Cộng sản và trở về Liên Xô an toàn sau đó.
Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.
Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Xta-lin.
Trong buổi lễ này, có một số chiến sĩ cách mạng của ta đang có mặt tại Mạc-tư-khoa cũng tới dự và khóc thương.
Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hương Cảng và TW ĐCS Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Trong tập hồ sơ của sở mật thám Đông Dương lập về Nguyễn Ái Quốc, ở trang cuối cùng họ đã ghi: “Nguyễn Ái Quốc đã chết trong nhà tù tại Hương Cảng”.
(Từ tư liệu của Lê Tư Lành, Nguyễn Văn Khoan)
Mùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị thống nhất các tổ chức Đảng tại Cửu Long, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đi Xiêm, Malaysia, Singapore rồi quay lại Thượng Hải hoạt động cách mạng. Ông ở tại ngôi nhà 186 phố Tam Lung, Cửu Long - Hương Cảng, và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác.
Ngày 30/4/1931, mật thám Pháp tại Sài Gòn bắt được một số người "tình nghi cộng sản" trong đó có Nguyễn Thái, sau này được biết là "Thư ký Công hội Nam kỳ", Xứ ủy viên. Khám trong người Thái, chúng bắt được thư của Nguyễn Ái Quốc viết ngày 24/4/1931. Tiếp đó, mật thám Anh tại Singapore đã bắt được Serge Lefranc, phái viên Quốc tế Cộng sản đi công tác Đông Nam Á. Trong giấy tờ của Serge Lefranc có địa chỉ "186 Tam Lung - Hongkong". Mật thám Pháp ở Đông Dương và mật thám Anh ở Hồng Kông đã mặc cả những điều kiện có lợi cho cả hai bên để vây ráp, bắt lén Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ ở địa chỉ trên ngày 6/6/1931. Lúc đó, chúng chưa nắm chắc đó là ai và chỉ biết theo logic đó phải là người quan trọng chống lại nước Pháp. Nếu bắt được Nguyễn Ái Quốc thì Pháp sẽ cử tàu Angiê sang áp giải ông Nguyễn về Đông Dương, nơi một án tử hình vắng mặt ông của toà Đại hình Vinh theo phán quyết số 115 (10-10-1929).
Thường lệ, ở HongKong nếu có việc bắt bớ thì báo chí sẽ "săn" tin và đưa ngay lên báo. Nhưng chính quyền HongKong trong lần bắt này đã cấm phương tiện thông tin báo chí đưa tin. Cảnh sát Anh sau khi đưa ảnh đối chiếu, đã điện cho Toàn quyền Đông Dương biết "Một người mang tên Tống Văn Sơ - chắc là Nguyễn Ái Quốc đã bị bắt sáng ngày 6/6".
Tống Văn Sơ được giam tại nhà tù ở Victoria, thủ phủ của Hồng Kông. Nhà giam có ba tầng, mỗi tầng hai dãy xà lim... bề cao ba thước tây, bề ngang chỉ hơn một thước, bề dọc không đầy hai thước... chỉ vừa một người nằm xiên xiên. Cao chót vót trên đầu tường chỉ có một cửa sổ nhỏ hình nửa mặt trăng, xung quanh bịt song sắt và lưới sắt bưng bít. Cửa xà lim bằng ván gồ dày độ một gang tay và bọc sắt. Trong ngày bị bắt đưa vào Sở cảnh sát, Tống Văn Sơ đã gặp Hồ Tùng Mậu vừa từ tù bước ra, được thả và trục xuất và đã kịp đưa mắt ra hiệu. Nhờ ngày đó, Hồ Tùng Mậu, qua Liên đoàn Quốc tế Cứu tế đỏ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản đã đến gặp luật sư Loseby (Francis Henry Loseby) - một luật sư tiến bộ người Anh ở Hồng Kông nhờ giúp đỡ. Việc bắt lén người trái pháp luật đã bị bại lộ, Sở cảnh sát HongKong buộc phải đồng ý để luật sư vào gặp Tống Văn Sơ (24-6-1931). Luật sư đã tìm cách bào chữa và ngăn cản âm mưu của chính quyền Hồng Kông giao nộp Nguyễn Ái Quốc cho chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương.
Tống Văn Sơ
Khi hỏi những điều cần thiết tối thiểu để lập hồ sơ đưa vụ này ra Tòa án, Loseby cùng Tống Văn Sơ hình dung được mưu đồ và tính toán của mật thám Anh – Pháp. Sở dĩ, chúng bắt khẩn cấp Tống Văn Sơ không có lệnh vì theo như chúng dự tính thì không cần giấy phép bởi nếu để lại bằng chứng trên giấy tờ sẽ không có lợi cho chúng sau này. Nếu đưa được Tống Văn Sơ xuống tàu dẫn về Đông Dương thì mọi chuyện sẽ giữ được bí mật, dù cho luật sư hay ai tìm cách cứu cũng đã muộn, không thể xoay chuyển được nữa.
Trở về, Loseby bàn bạc kỹ với người phó của mình - luật sư J.C. Jenkin, người cộng sự thay mặt ông bào chữa trước toà cho Tống Văn Sơ và kể chuyện về người bị giam giữ cho vợ của mình nghe. Bà vợ luật sư mua quà, thuốc men trực tiếp vào trong ngục thăm Tống Văn Sơ. Những lần sau đó, qua sự giới thiệu của bà vợ luật sư, có nhiều người khác nữa cũng đã đến thăm Tống Văn Sơ, trong số họ có cả bà Stella Benson vợ phó Thống đốc Hồng Kông. Và thật lạ lùng, sau mỗi lần gặp Tống Văn Sơ, sự quý mến, khâm phục của mỗi người dành cho người thanh niên Việt Nam lại tăng lên rất nhiều.
Luật sư Lô-dơ-bi, ảnh chụp năm 1957
Thời gian Tống Văn Sơ bị giam giữ cũng đồng thời là khoảng thời gian nước rút của cuộc đua giữa một bên là gia đình luật sư và những người bảo vệ Tống Văn Sơ, một bên khác là sự cấu kết, có điều kiện của mật thám Anh và mật thám Pháp muốn hãm hại Tống Văn Sơ nhưng đã bị đẩy vào thế bị động. Theo luật nước Anh, sau khi bắt người trong 14 ngày phải đem xử án, nếu không, phải trả tự do cho họ. Nhưng chính quyền HongKong đã giam ông quá hạn rồi nhiều lần ký lệnh giam thêm. Dưới sức ép của dư luận, của những phương tiện thông tin báo chí, luật sư Loseby đã đưa vụ án Tống Văn Sơ ra xử công khai trước Pháp viện tối cao. Lần đầu tiên trong lịch sử thuộc địa, Toà án tối cao phải xét xử một bản án chính trị. Tính chất đặc biệt của vụ án, sự giúp đỡ cùng tài trí của luật sư và người cộng sự, sự thông minh và nhất quán trong từng câu trả lời của Tống Văn Sơ đã buộc toà án phải xét xử một cách công khai.
Tống Văn Sơ phải trải qua ba cuộc thẩm vấn của Thư ký Trung Hoa vụ Hồng Kông và 9 phiên toà xét xử tại Hồng Kông (ngày 31/7/1931 là phiên thứ nhất, diễn ra trong không khí căng thẳng, quyết liệt và phiên cuối cùng kết thúc vào ngày 19/9/1931). Trong các phiên tòa, ngoài các chánh án, phó chánh án, công tố viên, luật sư bào chữa còn có đại diện báo chí, dân chúng ít được đến dự. Họ cho đây là một vụ án "quan trọng nhất từ xưa đến nay chưa từng có ở Hồng Kông". Các báo chí Anh ở Hồng Kông không bị kiểm duyệt nên nhiều tờ như tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng", "Buổi sáng HongKong", "Bưu điện HongKong"... đã đăng bài tường thuật các phiên tòa xét xử rất chi tiết, đòi bảo vệ công lý, đòi thi hành đúng pháp luật.
Tham gia tranh tụng tại phiên tòa có luật sư J.C Jenkin và luật sư Loseby. Vì trước Tòa, chỉ có một luật sư được phát biểu ý kiến nên luật sư Loseby đã chuẩn bị sẵn bài cãi rồi ủy nhiệm cho luật sư Jenkin phát biểu.
Báo L’Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp, ra ngày 19/6/1931 đăng tin về việc nhà cầm quyền Anh bắt nhà cách mạng An Nam Nguyễn Ái Quốc (ở đây, báo L’Humanité có sự nhầm lẫn là bắt Nguyễn Ái Quốc tại Thượng Hải)
Trong phiên tòa thứ nhất mở ngày 31/7/1931, chính quyền Hương Cảng đã không đưa ông Tống ra Tòa. Sau vài thủ tục đơn giản, chánh án đã luận tội: "Tống Văn Sơ là tay sai của Liên Xô, phái viên của Đệ tam Quốc tế, đến HongKong định phá hoại chính quyền ở đây. Vì lẽ đó, sẽ bị trục xuất khỏi HongKong vào ngày 18 tháng 8 do chiếc tàu thủy Angiê của Pháp chở về Đông Dương".
Luật sư Loseby chỉ thị cho luật sư Jenkin phản đối và đòi hỏi Tòa phải đưa Tống Văn Sơ ra trước Tòa.
Đến buổi thứ hai, chính quyền buộc phải đưa ông Tống ra hiện diện tại Tòa nhưng hai tay lại bị xích.
Thấy bị cáo vào phòng xử án trong tư thế như vậy, luật sư Loseby rất tức giận nhưng vì không được quyền nói nên ông liếc nhìn sang luật sư Jekin ra hiệu.
Vốn thông minh, nhanh nhạy, luật sư Jenkin liền đứng ngay dậy chỉ vào đôi tay của ông Tống đang bị xích rồi hướng về phía quan tòa, giọng rất gắt gao rằng: "Khi bị cáo ra tòa là đứng trước công lý, thân thể phải hoàn toàn tự do. Nay chưa biết bị cáo can vào tội gì, tại sao chính quyền lại đã dùng đến nhục hình xích tay trong phòng xử án!"
Ông nói rất mạnh mẽ, đanh thép, trong khi đó, Tống Văn Sơ đứng trước vành móng ngựa giơ cao hai tay trước mặt quan tòa, lắc mạnh. Tiếng xích kêu loảng xoảng hòa cùng lời lẽ hùng biện của luật sư tạo nên một bầu không khí náo động trong phòng xử án. Mọi người ồn lên "sai, sai, cởi trói, cởi trói ngay..." Quan tòa đuối lý, sượng sùng, xin lỗi và ra lệnh đưa bị cáo ra ngoài để tháo xích ra.
Sau đó, luật sư Jekin tiếp tục hùng biện cho đến khi ông Tống trở lại vành móng ngựa, hai tay tự do, lúc đó luật sư mới ngồi xuống.
Jenkin mạnh mẽ tố cáo chính quyền Hồng Kông đã vi phạm luật pháp trong việc bắt trái phép Tống Văn Sơ ngày 6/6/1931. Tòa nhận làm như thế là sai và bào chữa là sau đó đã có lệnh bắt rồi.
Jenkin lại nói: Lệnh bắt giam lần thứ 2 cũng sai sót. Vì lệnh bắt là thi hành đối với người đang tự do. Nhưng lệnh bắt Tống Văn Sơ lại thi hành khi Tống Văn Sơ đang ngồi nhà tù. Không ai lại bắt một người đang ở trong trạng thái mất tự do!
Quan tòa đành chấp nhận, cử tọa vỗ tay hoan hô luật sư!
"Điều sai thứ ba là chính quyền đã giam trái phép Tống Văn Sơ. Luật chỉ cho phép giam giữ 14 ngày nếu không luận được tội, phải thả người bị bắt. Như vậy, theo luật, Tống Văn Sơ phải được trả tự do từ ngày 2/7, mà hôm nay đã là 1/8, vẫn còn trong nhà tù..."
Tiếng hoan hô lại vang lên!
Ông Jekin yêu cầu:
- Thưa ngài Alabaster, đại diện chính quyền HongKong, ngày có công nhận như vậy không?
Alabaster, trả lời:
- Tôi không thể công nhận điều gì khi chưa có chỉ thị. Xin ngài đừng truy ép tôi...
Chánh án Joseph Kemp lên tiếng:
- Không ai phủ nhận điều đó. Tống Văn Sơ đã thề rằng mình bị bắt ngày 6/6, chúng ta kết luận là Tống bị bắt ngày 6. Còn ngày 12, theo Tống không có việc bị bắt lại.
Phó chánh án Lindsell nói tiếp:
- Tôi thấy cần nói rõ là đã có một hành động gọi là bắt vào ngày 12 trong khi Tống đang bị giam.
Luật sư Jenkin kết luận:
- Tôi quả quyết rằng, đương sự Tống Văn Sơ, khách hàng của chúng tôi, từ ngày 6/6 đến ngày 12/6 đã bị bắt giam giữ một cách trái phép, bất hợp pháp. Việc đó đã quá rõ. Hơn nữa đương sự lại không được tiếp xúc với thẩm phán. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc giam giữ Tống Văn Sơ là sai trái, là sai pháp luật của nước Anh. Chính quyền địa phương còn phạm luật trong việc khám xét nhà của Tống Văn Sơ vì vu cho Tống là tàng trữ "sách phản loạn".
Mà, không phải sách báo phản loạn sao lại có thể bắt giam chủ nhân của nó là Tống Văn Sơ vào tù?
Bị dồn ép, Tòa án rung chuông tuyên bố nghỉ. Hôm sau, cả HongKong và thế giới được thông tin về vụ xử án "ly kỳ" này qua các báo chí. Báo bán rất chạy.
Phiên tòa thứ hai, dường như cảm thấy quá đuối lý, quan tòa liền xoay chuyển tình hình bằng cách cho rằng việc bắt, giam Tống Văn Sơ chỉ là sai sót về thủ tục pháp lý, còn bản thân Tống Văn Sơ trong lời cung khai đã tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, tức là lãnh tụ cộng sản An Nam.
Bằng chứng là bản cung khai do một người Anh lão luyện, đầy kinh nghiệm tố tụng là William Thomson, Phó Bí thư Hoa vụ hỏi cung Tống Văn Sơ ngày 14/7/1931. Ở dưới bản cung có ký tên tuyên thệ của W.Thomson. Chánh án đã trưng ra trước tòa bản cung khai này, nguyên văn:
“ – Hỏi: (bằng tiếng Anh) Tên là gì? - Đáp: Tống Văn Sơ (tên khác là Lý Thụy, tên khác nữa là Nguyễn Ái Quốc).
- Hỏi: Bao nhiêu tuổi?
- Đáp: Ba mươi sáu tuổi.
- Hỏi: Sinh quán ở đâu?
- Đáp: ở thị trấn Đông Hưng - Liêm Châu - Quảng Đông - Trung Quốc.
- Hỏi: Người ta bảo rằng anh là một người cộng sản đang tuyên truyền cộng sản, có thành tích bất hảo. Sự có mặt của anh ở Hồng Kông là một nguy hiểm cho an ninh trật tự. Anh có muốn nói gì để khỏi bị trục xuất không?
- Đáp: Tôi phủ nhận lời buộc tội đó. Tôi không phải là một người cộng sản, nhưng tôi theo chủ nghĩa dân tộc, để xóa bỏ chế độ áp bức của Pháp. Chúng tôi có ba phái: Phái thân Nhật, phái thân Đức, phái muốn trông cậy vào nước Anh.... Tôi không hiểu vì sao tôi bị bắt. Tôi có ở Pháp vào những năm 1920-1923, có lẽ cả năm 1924. Tôi không nhận cái biệt danh Nguyễn Ái Quốc (Đông Dương). Tôi có thuê nhà 186 Tam Lung của một người tên là Vương, ông này đã rời Hồng Kông vào tháng 4. Tôi đến ở và trả tiền thuê nhà. Ông Vương là nhà buôn, không phải là nhà cách mạng... Tôi có ở Thượng Hải, cách đây nhiều năm rồi.
- Hỏi: Anh ở Hồng Kông từ bao lâu ?
- Đáp: Độ bảy tháng
- Hỏi: Có quen ai ở đây không?
- Đáp: Không.
- Hỏi: Anh có gì làm chứng?
- Đáp: Không.
Rõ ràng, theo bản cung trên thì Tống Văn Sơ đã tự nhận mình là Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc – mục đích cuối cùng của thực dân Pháp – Anh.- Hỏi: Bao nhiêu tuổi?
- Đáp: Ba mươi sáu tuổi.
- Hỏi: Sinh quán ở đâu?
- Đáp: ở thị trấn Đông Hưng - Liêm Châu - Quảng Đông - Trung Quốc.
- Hỏi: Người ta bảo rằng anh là một người cộng sản đang tuyên truyền cộng sản, có thành tích bất hảo. Sự có mặt của anh ở Hồng Kông là một nguy hiểm cho an ninh trật tự. Anh có muốn nói gì để khỏi bị trục xuất không?
- Đáp: Tôi phủ nhận lời buộc tội đó. Tôi không phải là một người cộng sản, nhưng tôi theo chủ nghĩa dân tộc, để xóa bỏ chế độ áp bức của Pháp. Chúng tôi có ba phái: Phái thân Nhật, phái thân Đức, phái muốn trông cậy vào nước Anh.... Tôi không hiểu vì sao tôi bị bắt. Tôi có ở Pháp vào những năm 1920-1923, có lẽ cả năm 1924. Tôi không nhận cái biệt danh Nguyễn Ái Quốc (Đông Dương). Tôi có thuê nhà 186 Tam Lung của một người tên là Vương, ông này đã rời Hồng Kông vào tháng 4. Tôi đến ở và trả tiền thuê nhà. Ông Vương là nhà buôn, không phải là nhà cách mạng... Tôi có ở Thượng Hải, cách đây nhiều năm rồi.
- Hỏi: Anh ở Hồng Kông từ bao lâu ?
- Đáp: Độ bảy tháng
- Hỏi: Có quen ai ở đây không?
- Đáp: Không.
- Hỏi: Anh có gì làm chứng?
- Đáp: Không.
Ngay lập tức, Jenkin lên tiếng đọc tờ khiếu nai của Tống Văn Sơ rồi vạch trần chi tiết những sai phạm trong việc hỏi cung và nghiêm trọng hơn, chính quyền đã làm giả bản hỏi cung. Cụ thể, trước tiên, đối chiếu với luật pháp Anh quốc lúc đó, nhà chức trách sau khi bắt một người nào đó phải tiến hành hỏi cung ngay sau 24 giờ, nếu sau ngày bắt là ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ, thì việc hỏi cung phải được bắt đầu ngay sau ngày Chủ nhật hay ngày lễ đó.
Nhân viên hỏi cung chỉ được quyền hỏi 7 câu hỏi in sẵn trên một tờ giấy, tuyệt đối không được hỏi ra ngoài phạm vi 7 câu hỏi gồm: Tên, tuổi, sinh quán, nghề nghiệp, thời gian cư trú, quan hệ xã hội, người và vật làm chứng. Nếu lời khai chưa rõ, người hỏi cung có thể đặt thêm một số câu hỏi nhưng tuyệt nhiên phải nằm trong nội dung 7 câu hỏi trên.
Ông Jenkin nói:
- Việc hỏi thêm ngoài 7 câu hỏi có sẵn thực chất là cuộc thẩm vấn thứ 2. Điều đó chứng tỏ rằng việc lấy cung, làm thủ tục cung đều trái luật...
Như vậy, trong trường hợp hỏi cung Tống Văn Sơ, nhà chức trách đã vi phạm về thời gian, nội dung và cuối cùng là thay bằng một bản cung giả. Cụ thể, cho mãi tới ngày 14/7, tức là 1 tháng 8 ngày, chính quyền mới tiến hành hỏi cung Tống Văn Sơ và lại đặt quá nhiều câu hỏi không nằm trong phạm vi 7 câu hỏi như luật pháp Anh quốc quy định.
Song điều quan trọng nhất là chính quyền đã đưa ra một bản cung giả trong đó gán ghép cho Tống Văn Sơ tự nhận mình là Lý Thụy, Nguyễn Ái Quốc. Bằng chứng là lá đơn tố cáo của Tống Văn Sơ nêu rõ rằng, bản cung mà ông Tống khai là do ông viết trực tiếp khi trả lời, còn bản cung giả thì lại được đánh máy lại và ghi thêm là ông Tống đã nhận rồi.
Tòa án đành nhận lỗi và lại rung chuông nghỉ.
Hôm sau, người ta đọc được trên báo những tin mới về vụ xử án. Tờ "Bưu điện Hoa Nam buổi sáng" cho biết "Tống Văn Sơ không công nhận lời ghi có tuyên thệ của Trợ lý thư ký Trung Hoa vụ Thomson. Lời ghi đó buộc được hiểu là một cuộc thẩm vấn và Tống Văn Sơ đã bị thẩm vấn ba lần. Tống Văn Sơ khiếu nại rằng viên chức thẩm vấn đã vượt quá quyền hạn của mình để hỏi những câu pháp luật không yêu cầu".
Những phiên tòa tiếp sau, Jenkin lại đưa ra những hành vi trái phép của nhà chức trách Hồng Kông và nói rõ không thể kết án Tống Văn Sơ vào bất cứ tội gì. "Thứ nhất: tuyệt đối không có gì chứng tỏ rằng Tống Văn Sơ là tay sai của Liên Xô. Thứ hai: Không có chứng cớ Tống Văn Sơ muốn phá hoại Hồng Kông. Thứ ba: cộng sản hay quốc gia, điều đó không phải là một tội lỗi trước luật pháp Anh".
Bất chấp tất cả, chính quyền Hồng Kông vẫn chưa cam chịu thất bại.
Mở phiên tòa thứ 3 vào ngày 15/8/1931, Chưởng lý tòa tuyên bố:
- Nếu Tòa án chưa giải quyết được vấn đề đã nêu, thì có thể không cho tàu Angiê đón Tống Văn Sơ mà giao cho tàu "Tướng Métdanhgiê" để rời Hồng Kông vào ngày 1/9.
Luật sư Jenkin yêu cầu ghi vào biên bản:
- Nếu việc xét xử không hoàn thành, thì dù kết quả thế nào chăng nữa, Tống Văn Sơ cũng không bị không bị trục xuất trước khi tàu "Tướng Métdanhgiê" nhổ neo vào ngày 1 tháng 9 hay vào một ngày sau đó.
Tòa bị bất ngờ, người thì đồng ý, kẻ thì không. Chưa xét xử được gì mà giờ đã hết. Phải họp tiếp vào buổi chiều.
Vào phiên buổi chiều, Chưởng lý cho biết lệnh trục xuất Tống Văn Sơ đã được ký và ông ta đề nghị không họp nữa.
Luật sư Jenkin cũng tán thành. Nhưng chánh án lại muốn xử cho xong. Ông Jenkin vặn hỏi về lệnh trục xuất. Chánh án nói:
- Tôi đã đồng ý với ngài rằng Tống Văn Sơ sẽ không bị trục xuất trước khi tàu "Tướng Métdanhgiê" rời bến...
Luật sư đã đấu tranh một cách rất mạnh mẽ, tiếp đó, tùy diễn biến tình hình, lúc thì cương quyết, lúc uyển chuyển sao cho có thể vô hiệu hóa được lệnh trục xuất kia. Ông đề nghị phiên tòa tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày thứ năm 20/8.
Phiên tòa ngày 20/8 diễn ra rất căng thẳng. Vào phiên tòa, Chưởng lý tuyên bố là Thống đốc Hồng Kông đã ban hành lệnh trục xuất Tống Văn Sơ lần thứ hai vào ngày 15/8. Luật sư Jenkin rất ngạc nhiên hỏi lại Tòa và được biết tin đó là đúng. Luật sư hiểu ngay rằng trong phiên họp trước, biết rằng Tòa án không xử xong được vụ án Tống Văn Cơ, nên lệnh trục xuất đầu tiên ký vào ngày 12 tháng 8, đã không còn giá trị nữa, nên Thống đốc Hồng Kông buộc phải ký lệnh trục xuất lần thứ hai.
Ông Jenkin tuyên bố:
- Việc ban hành lệnh trục xuất thứ hai là phi pháp. Lệnh thứ nhất ký ngày 12 tháng 8 chưa được thi hành vì Tòa còn đang xét xử - phiên gần nhất là 17 tháng 8, thì đã có lệnh trục xuất thứ hai ký vào ngày 15, ban hành vào ngày 17, đúng ngày Tòa còn đang họp. Không thể có hai lệnh trong cùng một thời gian với cùng một con người, về cùng một sự việc. Chỉ có một cách là Tòa án phải hủy lệnh đó, nhận đã làm sai. Không ai có thể ra lệnh thứ hai khi lệnh thứ nhất chưa thực sự bị bãi bỏ. Và dù khi có lệnh thứ hai, thì trước đó Tòa phải ra lệnh hủy lệnh thứ nhất. Việc này Tòa đã không làm. Và cho dù Tòa án làm được ngay hôm nay thì Hội đồng Thống đốc cũng không thể ra lệnh thứ hai vì theo luật pháp hiện hành thì khi một người đang được miễn tố vì bị giam trái phép thì không thể bị bắt lại vì cùng một nguyên nhân, đây còn là việc lừa dối. Vì ngày 15 tháng 7 là ngày thứ Bảy. Tôi cam đoan rằng Hội đồng hành chính Hồng Kông không họp vò ngày này, và nếu có định họp vào giờ khuya sau khi nghỉ ngơi cũng không đủ đa số...
Chưởng lý bác bỏ ý kiến của luật sư Jenkin và khẳng định là Hội đồng có họp.
Ông Jenkin thẳng thừng nói:
- Nếu Hội đồng có họp, tôi yêu cầu Tòa án cho mời Thống đốc Hồng Kông và các thành viên trong Hội đồng hành chính ra trước Tòa đối chất với luật sư, đồng thời đem biên bản buổi họp đó ghi ý kiến của mỗi thành viên về việc trục xuất Tống Văn Sơ.
Đây là một yêu cầu chính đáng và là quyền của luật sư. Theo luật pháp Anh, khi luật sư thấy cần phải gọi ai, mời ai ra Tòa để đối chất, Tòa phải đáp ứng yêu cầu ấy. Khi luật sư đòi hỏi bằng chứng, Tòa phải xuất trình bằng chứng.
Tòa bị lâm vào tình trạng "tiến thoái lưỡng na"... Vì thực ra, Hội đồng hành chính Hồng Kông không họp ngày thứ Bảy, đã không họp thì lấy đâu ra biên bản. Nay lại phải gọi từ Thống đốc đến các "ngài ủy viên Hội đồng" ra hầu tòa thì bẽ mặt quá...
Chánh án bèn tuyên bố tòa tạm nghỉ. Tòa mời luật sư đến để thương lượng. Khi Tòa họp lại, ông Jenkin tuyên bố không yêu cầu Thống đốc và các Ủy viên ra tòa nữa. Phiên tòa lại tiếp tục. Tòa vịn vào hai cớ để trục xuất Tống Văn Sơ: Một là, Tống Văn Sơ tức Lý Thụy, tức Nguyễn Ái Quốc là cộng sản, là phái viên của Đệ tam quốc tế, đang hoạt động tuyên truyền nguy hại cho Hồng Kông. Hai là, Nguyễn Ái Quốc quê ở Đông Dương đã bị kết án tử hình năm 1929, nên chính quyền Đông Dương đã nhờ chính quyền Hồng Kông bắt giữ và trao trả.
Luật sư Jenkin nhắc lại những lập luận của ông để bác bỏ lý do thứ nhất.
- Phải khẳng định rằng không có một tài liệu, cơ sở vững chắc nào để kết luận Tống Văn Sơ là Nguyễn Ái Quốc, một người cộng sản. Cũng không có bằng chứng nào chứng minh Tống Văn Sơ là tay sai của Liên Xô cũng như phái viên của quốc tế cộng sản.
Thời gian cư ngụ tại Hương Cảng, Tống Văn Sơ không hề vi phạm bất kỳ điều gì đối với quy định của pháp luật Anh quốc. Ngay khi khám xét, lục soát tại số nhà 186 đường Tam Lung nơi Tống Văn Sơ bị bắt giữ, cảnh sát cũng không hề thu được bất kỳ một tài liệu có liên quan đến cộng sản hay phản loạn gây nguy hại cho anh ninh Hương Cảng.
Về lý do thứ hai, luật sư đã kể ra một câu chuyện như sau:
- Năm 1858, vua nước Pháp sang thăm nước Anh thì bị mưu sát. Hồi ấy chính phủ Pháp đã yêu cầu chính phủ Anh trao trả cho Pháp một trong những người can tội này. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Anh bất giờ là Clarandon đã từ chối, với lý lẽ rằng "hoàn toàn không có một lý do gì buộc Nghị viện Anh phải thông qua quyết định trao trả phạm nhân cho nước ngoài về một vụ án chính trị". Năm 1914, nước Anh có thi hành luật trao trả, trục xuất ngoại kiều vì can án chính trị nếu thấy cần thiết và chỉ thực hiện trong thời gian chiến tranh. Năm 1918, khi đại chiến thế giới kết thúc, luật ấy không còn được thi hành và trở lại với điều luật năm 1905. Hơn nữa, luật trục xuất năm 1914 chỉ thi hành ở chính quốc, chứ không thi hành ở các thuộc địa, nhượng địa như Hồng Kông. Về mặt bảo đảm an ninh, năm 1912, có luật cho phép trục xuất những ngoại kiều có "thành tích bất hảo". Nhưng khách hàng của tôi, ông Tống Văn Sơ không hề vi phạm một điều gì về trật tự an ninh ở Hồng Kông. Vậy thì chính quyền Hồng Kông không thể trục xuất ông Tống được.
Luật sư kết luận:
- Không thể trục xuất một ngoại kiều không vi phạm trật tự an ninh, dù người ấy có trốn khỏi chính quốc của họ về một vụ án có tính chất chính trị...
Chưa trả lời được, Tòa án đành... bế mạc!
Những âm mưu thâm độc của thực dân Pháp - Anh bước đầu đã bị các luật sư vạch trần, song chính quyền Pháp và Hương Cảng vẫn giữ chặt hai lý do để trục xuất Tống Văn Sơ.
Trong phiên tòa tiếp theo ngày 25/8, luật sư Jenkin đã phát biểu dài về vấn đề "chính trị phạm" có nghĩa là phạm nhân đã từng hoạt động trong một phong trào chung, vì mục đích chung phải lánh nạn sang một nước khác. Đó là trường hợp của Tống Văn Sơ. Tống Văn Sơ đã tham gia phong trào cách mạng vì cả dân tộc, do đó không "nằm trong diện bị trục xuất đã nêu ra trong các điều luật. Nếu trục xuất chính trị phạm như luật pháp của một nước nào đó - không phải là nước Anh - đó là một hành động "xấu xa và bẩn thỉu".Luật pháp rõ ràng. Bị cáo cũng đã tố cáo việc những người nhân danh luật pháp làm sai pháp luật. Luật sư cũng đã nêu rõ việc làm sai luật của chưởng lý, ủy viên công tố, của quan tòa, của Thống đốc, Hội đồng Thống đốc. Báo chí đã đứng về phía công lý, pháp luật tố cáo hành vi sai trái của Tòa án địa phương Hồng Kông, bảo vệ người bị xử trí oan.
Nhưng tất cả những điều trên không làm cho tòa án Hồng Kông thay đổi thái độ.
Trong phiên tòa thứ 8, ngày 12/9, Chánh án đã buộc phải thừa nhận 4 điểm:
1. Việc bắt Tống Văn Sơ là trái phép
2. Việc giam Tống Văn Sơ là trái phép.
3. Việc hỏi cung Tống Văn Sơ không đúng thủ tục.
4. Chính quyền Hồng Kông đã làm giả mạo tờ cung.
Song điều quan trọng nhất là việc trục xuất thì vị chánh tòa tuyên bố: Việc chính quyền Hương Cảng trục xuất Tống Văn Sơ là hợp pháp! Đây rõ ràng là kiểu “cả vú lấp miệng em”!
Luật sư Jenkin đã phản đối kịch liệt quyết định vô lý, sai trái của chính quyền Hồng Kông, là nhẫn tâm và độc ác. Ông tuyên bố chính thức chống án lên Cơ mật viện Hoàng gia Anh tại London do nhà vua Anh chủ tọa, quyết định. Tiền án phí và những thủ tục bắt buộc đã được luật sư lo liệu đầy đủ và hai người bạn của luật sư là luật sư Denis Noel Pritt và Stafford Cripps đã nhận lời giúp đỡ Tống Văn Sơ.
Theo luật sư Stafford Cripps, vụ án này là một biểu hiện rất xấu cho chính quyền HongKong và Bộ Thuộc địa, nên đã tìm cách thoả thuận giữa luật sư đại diện Bộ Thuộc địa Anh và luật sư của Tống Văn Sơ. Kết quả của cuộc thoả thuận được trình và Toà án Viện Cơ mật Hoàng Gia Anh đã đồng ý trả tự do cho Tống Văn Sơ, bằng cách cho Người được tự do lựa chọn nơi mình đến. Ngày 28/12/1932, Tống Văn Sơ được tự do, song khi đi đến Singapore, Tống Văn Sơ lại bị buộc quay trở lại Hồng Kông và ngày 19/1/1933, Người lại bị bắt giam.
Ngay khi ấy, Người đã kịp thời viết thư báo tin cho luật sư Loseby và nhờ ông giúp đỡ. Luật sư đã đề nghị Thống đốc HongKong can thiệp, và Thống đốc đã buộc phải ra lệnh thả Tống Văn Sơ và hạn trong ba ngày Tống Văn Sơ phải rời khỏi Hồng Kông.
Hồ Chí Minh tiếp gia đình luật sư Loseby năm 1960 khi mời các ân nhân của mình sang thăm Việt Nam
Bí mật rời Hồng Kông, tàu cập bến Hạ Môn vào ngày 25/1/1933, vừa đúng 30 Tết âm lịch. Sau gần 20 tháng bị giam giữ, lùng sục gắt gao, trải qua bao gian nan hiểm nguy, Tống Văn Sơ đã thoát khỏi âm mưu nham hiểm của kẻ thù bằng một cuộc vượt biển thần kỳ. Ở Hạ Môn một thời gian, Người lên Thượng Hải, và sau khi nhờ bà Tống Khánh Linh giúp đỡ, Nguyễn Ái Quốc bắt liên lạc được với Quốc tế Cộng sản và trở về Liên Xô an toàn sau đó.
Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.
Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Xta-lin.
Trong buổi lễ này, có một số chiến sĩ cách mạng của ta đang có mặt tại Mạc-tư-khoa cũng tới dự và khóc thương.
Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hương Cảng và TW ĐCS Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Trong tập hồ sơ của sở mật thám Đông Dương lập về Nguyễn Ái Quốc, ở trang cuối cùng họ đã ghi: “Nguyễn Ái Quốc đã chết trong nhà tù tại Hương Cảng”.
(Từ tư liệu của Lê Tư Lành, Nguyễn Văn Khoan)
No comments:
Post a Comment