Translate

Wednesday, February 2, 2011

Mai Việt Tú – 24 điểm nhận xét về vụ án TS Cù Huy Hà Vũ

Theo Dân Luận
Mai Việt Tú

Điểm 1: Tôi chia ra từng điểm để những người còn yêu nước Việt Nam qua vụ án TS Cù Huy Hà Vũ thảo luận, bổ xung, phản biện để uốn nắng con đường xây dựng một nước Việt Nam đẹp hơn.

Điểm 2: Circumstancial evidence, một ca luật pháp bắt đầu là đã có tính cách sự kiện hơn là bằng chứng trực tiếp (direct evidence). Chỉ cần lời khai của vị nữ luật sư và DNA của hai cái bọc cao su và lời tuyên bố của Bộ Công An Việt Nam về hành động dâm ô của TS Vũ là toàn cáo trạng án sụp đổ.

Điểm 3: Pendent jurisdiction, có sự nghi ngờ là vụ án này là quyết định của lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, do đó toàn cáo trạng án sụp đổ.

Điểm 4: Prejudice, ai bất đồng ý kiến với nhà nước đều phải phạm tội.

Điểm 5: Quasi-judicial, nhân viên Bộ Công An đã xâm lấn rất nhiều lãnh vực tư pháp qua quá trình điều tra và công bố.

Điểm 6: Offence of specific intent, Bộ Công An dàn dựng vụ dâm ô để đưa đến buộc tội của điều 88 bộ luật hình sự, một dụng ý để cố tình gây ra hậu quả rõ ràng do đó toàn cáo trạng án sụp đổ.

Điểm 7: Honour and dignity, Điều 71 Hiến Pháp Công dân có quyền bất khả xâm phạm danh dự và nhân phẩm. Công an đã vi hiến khi dàn dựng vụ dâm ô đối với bị cáo do đó toàn cáo trạng án sụp đổ.

Điểm 8: Code of Ethics, phong cách và đạo đức của nhân viên khi dàn dựng vụ án sự kiện, kể cả chụp hình bị cáo ở trần.

Điểm 9: Exculpatory self-evidence: những chứng cứ đưa ra trong cáo trạng mà công an đã được biết trong quá khứ mà không có tác động đưa đến bị cáo xem như là bằng chứng không phạm pháp hoặc không nghĩ là cố ý phạm pháp.

Điểm 10: Perjury, Bộ Công An có những hành vi dối trá trong khi thi hành công vụ có thể mang trọng tội là tội bội thề và tất cả người lãnh đạo và nhân viên có thể bị truy tố trước pháp luật.

Điểm 11: Ambiguity, không rõ ràng trong thi hành pháp luật, Điều 69 Hiến Pháp Công dân có quyền tự do ngôn luận, Điều 8 Hiến Pháp cơ quan nhà nước (kể cả công an) phải lắng nghe ý kiến của dân, trong khi điều 88 bộ luật hình sự lại nói về tiên truyền chống phá một cách kém thực tiễn và rõ ràng. Nên nhớ Hiến Pháp là bộ luật cao nhất, do đó điều 88 bộ luật hình sự có thể vi hiến.

Điểm 12: Perverting the course of justice, một số nhân viên của Bộ Công An đã làm sai lệch tiến trình của công lý, như là dàn dựng chứng cớ, xâm phạm chỗ ở (dù là tạm) của công dân v.v…

Điểm 13: Persona Non Grata, những nhân viên chính phủ không đạt tiêu chuẩn để được chấp nhận trong toàn tiến trình điều tra để thành lập cáo trạng.

Điểm 14: Computer evidence, chứng cứ trên máy tính và mạng có thể không được thụ lý bởi vì chỉ cần sai một dấu phết là không được chấp nhận bằng chứng (admission of evidence) cho dù chính tác giả thừa nhận là bài viết của mình đi chăng nữa.

Điểm 15: Admission of opinion evidence, cáo trạng dựa trên bằng chứng là ý kiến tư duy do đó không có cái tòa nào trên thế giới chấp nhận bằng chứng như vậy. Nên nhớ ngay cả người trả lời cuộc phỏng vấn hay viết một bài viết là người nói lên “ý kiến của mình”.

Điểm 16: Public International Law, Nước Việt Nam đã chấp nhận là thành viên của Liên Hiệp Quốc thì phải tuân theo Công Pháp Quốc Tế.

Điểm 17: Public mischief, vụ dâm ô và hai cái bọc cao su đã dao động công dân Việt Nam và đưa đến sự nghi ngờ giả dối của vụ án một cách rộng rãi.

Điểm 18: Publicity, công an đã cố ý bôi nhọ bị cáo mà còn chính thức truyền thông rộng rãi sẽ không còn sự công bằng cho bị cáo nữa. Do đó vụ án không thể tiến hành được.

Điểm 19: Ex aequo et bono (Latin), toàn dân Việt Nam và cộng đồng thế giới không những mong đợi mà còn yêu cầu chính phủ Việt Nam thực thi nền tảng của công lý là công bằng, lẻ phải và lương tâm.

Điểm 20: Conscience of the Court, lương tri của toà án không thể tiếp tục vụ án qua quá nhiều những sai trái trong công lý. Nếu là một nước văn minh dân chủ thì chắc chắn chánh án sẽ vứt vụ án này ra khỏi tòa và sẽ có khối nhân viên chính phủ đi tù về tội perjury (Điểm 10) và tội perverting the course of justice (Điểm 12) bởi vì chính vị chánh án không muốn bị ở tù về hai tội trên. Ở Úc đã có một chánh án ở tù về hai tội trên.

Điểm 21: TS Hà Vũ xuất thân từ Viện đại học Sorbonne, những người xuất thân từ Viện đại học này sẽ biết là chính phủ Việt Nam ngồi trên Công Pháp Quốc Tế để tế thần một đồng nghiệp tiến sĩ luật của họ một cách rẻ tiền hạ cấp và trong số họ sẽ có những người có quyền lực hoặc ảnh hưởng đến những người có quyền lực sẽ tạo bất lợi cho đất nước Việt Nam. Đó là chưa kể những người khác từ những Viện đại học nổi tiếng giống như Sorbonne, thí dụ Harvard, Oxford, Cambridge v.v… sẽ tạo bất lợi cho đất nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng muốn đi hàng hai với Trung Quốc và Hoa Kỳ và kể cả các nước khác, do đó vụ án này không nên xúc tiến vì cái thế của Việt Nam bây giờ là phải thêm bạn bớt thù.

Điểm 22: Cám ơn một người Việt yêu nước đã cung cấp cáo trạng của vụ án TS Cù Huy Hà Vũ cho Dân Luận, cám ơn Dân Luận đã thông báo cho mọi người Việt Nam trong và ngoài nước biết, và cám ơn Dân Luận cho đăng những bài phản biện lại cáo trạng này.

Điểm 23: Những chia sẽ trên đây nếu đến tay được TS Hà Vũ trong tù thì rất cám ơn. Cầu xin tổ tiên dân tộc nước Việt Nam (hai chữ này đầy đủ ý nghĩa không cần thêm thắt hàng nhập gắn thêm vào làm gì) phù hộ cho TS Hà Vũ sớm ra tù đoàn tụ với vợ con.

Điểm 24: Dân tộc Việt Nam có thể đoán đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tính toán gì, nhưng dân tộc Việt Nam LUÔN LUÔN VÀ LUÔN LUÔN NHÌN THẤY NHỮNG GÌ mà đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam ĐÃ LÀM.

Mai Việt Tú

(Mai này nước Việt đẹp hơn)
Đêm 30 tết ngày 2 thàng 2 năm 2011

No comments: