VietCatholic News (07 Jan 2011 10:43)
Kể từ khi nhận trách nhiệm tùy viên chính trị thuộc Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội vào tháng 9 năm 2007, ông Christian Marchant đã cổ võ mạnh mẽ và không ngừng nghỉ cho các nhà đối kháng cũng như cho quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tôn giáo, và chống lại chính sách tra tấn tại nước cộng sản này. Đây là nước từng có chiến tranh với Hoa Kỳ dài cả một thập niên.
Những đóng góp của Marchant đã được cấp trên của ông tại Washington ghi nhận, và vào cuối tháng 2 sắp tới, ông Marchant, tốt nghiệp trường Model Laboratory School vào năm 1992, sẽ nhận giải thưởng về Nhân quyền và Dân chủ do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trao tặng.
Ông Christian Marchant, con của Tiến sĩ Marlow và bà Kristy Marchant, đã có lần lấy thân mình đứng chắn giữa một nhóm công an và một nhà đối kháng tại Hà Nội, vì ông thấy họ sắp đánh và bắt bà.
Dù công an ra lệnh cấm nhưng ông Marchant vẫn tiếp tục thăm viếng các linh mục Công Giáo và giáo dân để tìm hiểu tận mắt cách giải quyết của nhà nước đối với vấn đề tranh chấp đất đai tại Hà Nội.
Ông cũng đã tham dự cuộc xử án tám giáo dân, theo đó họ bị kết tội "làm rối loạn trật tự công cộng" vì đã dựng tạm một tượng đài trên phần đất tranh cãi. Tượng đài này sau đó đã bị nhà nước phá hủy đi.
Trả lời một cuộc phỏng vấn điện thoại từ nhà riêng của gia đình ông - với vợ và 3 con - tại Hà Nội, nhà ngoại giao đầy khiêm tốn này nói rằng các sự việc đó chỉ là một phần trách nhiệm công việc của ông mà thôi.
Một thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao cho biết là ông Marchant được "tuyên dương vì các đóng góp xuất sắc trong việc gia tăng sự hợp tác để ngăn chận các hành vi tra tấn, giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai, củng cố cuộc Đối Thoại về Nhân Quyền, thiết kế một lộ đồ về Tự Do Internet và bênh vực các quyền của những nhà đối kháng Việt Nam giữa lúc đang có các cuộc đàn áp rộng lớn đối với quyền tự do ngôn luận.
Thông cáo báo chí cũng ghi là ông Marchant “là người hỗ trợ đắc lực cho các nhà đối kháng đang bị bao vây tại Việt Nam. Ông nhận làm người liên lạc không mệt mỏi giữa những nhà đối kháng trong tù ngục với gia đình họ và với thế giới bên ngoài”.
Khi được hỏi giải thưởng cho ông có phải là một hình thức khiển trách thẳng thừng đối với nước sở tại không, ông Marchant trả lời rằng công việc ông làm chỉ là một phần trong nỗ lực của cả ngoại giao đoàn Hoa Kỳ nhằm đối thoại đều đặn và dài hạn với chính phủ Việt Nam về nhân quyền”.
Cuộc đối thoại đó bao gồm những cuộc nói chuyện của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton trong hai lần viếng thăm Việt Nam vào năm ngoái, và các giới chức Toà Đại Sứ Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam trong các công việc hàng ngày.
Bà Clinton sẽ trao giải thưởng cho ông Marchant trong một buổi lễ tại Washington. Mỗi năm Bộ Ngoại Giao trao 3 giải Nhân Quyền. Một giải giành cho các tổ chức phi chính phủ (NGO), một giải giành cho cấp đại sứ, và một giải giành cho cấp tuỳ viên sứ quán. Ông Marchant sẽ cùng nhận giải năm nay với bà Holly Lindquist Thomas thuộc toà đại sứ Hoa Kỳ tại Uzbekistan.
Nói về công việc của ông tại Việt Nam, Marchant cho biết: "Chúng tôi lên tiếng thường xuyên và mạnh mẽ về những vấn đề mà chúng tôi không đồng ý. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố tìm những lãnh vực mà chúng tôi có thể đồng ý và hợp tác” với chính phủ chủ nhà.
Những cuộc thảo luận lúc ban đầu liên quan đến những nhân viên người Mỹ vẫn còn nằm trong danh sách tù nhân chiến tranh hay bị mất tích khi công tác. Những trao đổi sau đó liên quan đến vấn đề nhân quyền trong một quốc gia mà ông Marchant nói là vẫn còn "chế độ toàn trị".
Ông Marchant nói trong lãnh vực ngoại giao vẫn có thể nói thẳng thừng như vậy.
Ông Marchant cho biết mỗi năm hai quốc gia có cuộc đối thoại chính thức về nhân quyền, mà gần đây nhất là vào ngày 13 Tháng 12 vừa qua. Một phần của công việc của Ông là làm việc với thượng cấp tại Washington để hoạch định những vấn đề cần nêu lên trong các cuộc đối thoại đó.
Ông Marchant nói: "Trong quá khứ những cuộc đối thoại không mang lại kết quả, tuy nhiên, chúng tôi đã thay đổi những cuộc đối thoại đó để không còn chỉ là những cuộc chỉ trích lẫn nhau mà để tìm ra những lãnh vực cụ thể, chi tiết mà chúng tôi có thể hợp tác như: áp dụng Công Ước Chống Việc Tra Tấn, làm việc với nhau về những tranh chấp quyền sở hữu đất đai, làm việc với nhau về việc cải tổ điều kiện lao động để bảo đảm là luật pháp Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế".
Từ phiá họ thì Việt Nam cũng nêu lên vấn đề Hoa Kỳ đối xử với các nghi can khủng bố tại Guantanamo Bay, và cáo buộc việc quân nhân Hoa Kỳ tại trại tù Abu Ghraib ở Iraq tra tấn tù nhân, và những trường hợp cảnh sát bạo hành tại Hoa Kỳ.
Ông Marchant nói: "Chúng tôi là những người đầu tiên nhìn nhận là chúng tôi không toàn hảo" và cho phía Việt Nam biết là chính phủ Hoa Kỳ đã bỏ tù những quân nhân đã phạm tội tra tấn tù nhân tại Abu Ghraib.
Nhà ngoại giao Hoa Kỳ này nói tiếp: "Khác biệt lớn giữa hai quốc gia là nếu những người ở vị trí quyền lực tại Hoa Kỳ mà lạm dụng ức hiếp người khác, họ vẫn đi tù như thường".
Ông Marchant cho biết trong năm ngoái đã có 25 người Việt Nam bị bỏ tù vì chỉ trích chính phủ, và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã khẳng định rằng cách hành xử đó không thể chấp nhận được nếu muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Ông Marchant gặp gỡ gia đình của những nhà đối kháng bị cầm tù và đã nộp những kháng thư liên quan đến việc đối xử tệ hại đối với tù nhân.
(Nguồn: http://www.viettan.org/spip.php?article10697, Trích từ báo Richmond Register)
Ông Christian Marchant, con của Tiến sĩ Marlow và bà Kristy Marchant, đã có lần lấy thân mình đứng chắn giữa một nhóm công an và một nhà đối kháng tại Hà Nội, vì ông thấy họ sắp đánh và bắt bà.
Dù công an ra lệnh cấm nhưng ông Marchant vẫn tiếp tục thăm viếng các linh mục Công Giáo và giáo dân để tìm hiểu tận mắt cách giải quyết của nhà nước đối với vấn đề tranh chấp đất đai tại Hà Nội.
Ông cũng đã tham dự cuộc xử án tám giáo dân, theo đó họ bị kết tội "làm rối loạn trật tự công cộng" vì đã dựng tạm một tượng đài trên phần đất tranh cãi. Tượng đài này sau đó đã bị nhà nước phá hủy đi.
Trả lời một cuộc phỏng vấn điện thoại từ nhà riêng của gia đình ông - với vợ và 3 con - tại Hà Nội, nhà ngoại giao đầy khiêm tốn này nói rằng các sự việc đó chỉ là một phần trách nhiệm công việc của ông mà thôi.
Một thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao cho biết là ông Marchant được "tuyên dương vì các đóng góp xuất sắc trong việc gia tăng sự hợp tác để ngăn chận các hành vi tra tấn, giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu đất đai, củng cố cuộc Đối Thoại về Nhân Quyền, thiết kế một lộ đồ về Tự Do Internet và bênh vực các quyền của những nhà đối kháng Việt Nam giữa lúc đang có các cuộc đàn áp rộng lớn đối với quyền tự do ngôn luận.
Thông cáo báo chí cũng ghi là ông Marchant “là người hỗ trợ đắc lực cho các nhà đối kháng đang bị bao vây tại Việt Nam. Ông nhận làm người liên lạc không mệt mỏi giữa những nhà đối kháng trong tù ngục với gia đình họ và với thế giới bên ngoài”.
Khi được hỏi giải thưởng cho ông có phải là một hình thức khiển trách thẳng thừng đối với nước sở tại không, ông Marchant trả lời rằng công việc ông làm chỉ là một phần trong nỗ lực của cả ngoại giao đoàn Hoa Kỳ nhằm đối thoại đều đặn và dài hạn với chính phủ Việt Nam về nhân quyền”.
Cuộc đối thoại đó bao gồm những cuộc nói chuyện của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton trong hai lần viếng thăm Việt Nam vào năm ngoái, và các giới chức Toà Đại Sứ Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam trong các công việc hàng ngày.
Bà Clinton sẽ trao giải thưởng cho ông Marchant trong một buổi lễ tại Washington. Mỗi năm Bộ Ngoại Giao trao 3 giải Nhân Quyền. Một giải giành cho các tổ chức phi chính phủ (NGO), một giải giành cho cấp đại sứ, và một giải giành cho cấp tuỳ viên sứ quán. Ông Marchant sẽ cùng nhận giải năm nay với bà Holly Lindquist Thomas thuộc toà đại sứ Hoa Kỳ tại Uzbekistan.
Nói về công việc của ông tại Việt Nam, Marchant cho biết: "Chúng tôi lên tiếng thường xuyên và mạnh mẽ về những vấn đề mà chúng tôi không đồng ý. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố tìm những lãnh vực mà chúng tôi có thể đồng ý và hợp tác” với chính phủ chủ nhà.
Những cuộc thảo luận lúc ban đầu liên quan đến những nhân viên người Mỹ vẫn còn nằm trong danh sách tù nhân chiến tranh hay bị mất tích khi công tác. Những trao đổi sau đó liên quan đến vấn đề nhân quyền trong một quốc gia mà ông Marchant nói là vẫn còn "chế độ toàn trị".
Ông Marchant nói trong lãnh vực ngoại giao vẫn có thể nói thẳng thừng như vậy.
Ông Marchant cho biết mỗi năm hai quốc gia có cuộc đối thoại chính thức về nhân quyền, mà gần đây nhất là vào ngày 13 Tháng 12 vừa qua. Một phần của công việc của Ông là làm việc với thượng cấp tại Washington để hoạch định những vấn đề cần nêu lên trong các cuộc đối thoại đó.
Ông Marchant nói: "Trong quá khứ những cuộc đối thoại không mang lại kết quả, tuy nhiên, chúng tôi đã thay đổi những cuộc đối thoại đó để không còn chỉ là những cuộc chỉ trích lẫn nhau mà để tìm ra những lãnh vực cụ thể, chi tiết mà chúng tôi có thể hợp tác như: áp dụng Công Ước Chống Việc Tra Tấn, làm việc với nhau về những tranh chấp quyền sở hữu đất đai, làm việc với nhau về việc cải tổ điều kiện lao động để bảo đảm là luật pháp Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế".
Từ phiá họ thì Việt Nam cũng nêu lên vấn đề Hoa Kỳ đối xử với các nghi can khủng bố tại Guantanamo Bay, và cáo buộc việc quân nhân Hoa Kỳ tại trại tù Abu Ghraib ở Iraq tra tấn tù nhân, và những trường hợp cảnh sát bạo hành tại Hoa Kỳ.
Ông Marchant nói: "Chúng tôi là những người đầu tiên nhìn nhận là chúng tôi không toàn hảo" và cho phía Việt Nam biết là chính phủ Hoa Kỳ đã bỏ tù những quân nhân đã phạm tội tra tấn tù nhân tại Abu Ghraib.
Nhà ngoại giao Hoa Kỳ này nói tiếp: "Khác biệt lớn giữa hai quốc gia là nếu những người ở vị trí quyền lực tại Hoa Kỳ mà lạm dụng ức hiếp người khác, họ vẫn đi tù như thường".
Ông Marchant cho biết trong năm ngoái đã có 25 người Việt Nam bị bỏ tù vì chỉ trích chính phủ, và các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã khẳng định rằng cách hành xử đó không thể chấp nhận được nếu muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Ông Marchant gặp gỡ gia đình của những nhà đối kháng bị cầm tù và đã nộp những kháng thư liên quan đến việc đối xử tệ hại đối với tù nhân.
(Nguồn: http://www.viettan.org/spip.php?article10697, Trích từ báo Richmond Register)
No comments:
Post a Comment