Translate

Tuesday, January 25, 2011

MỘT THẾ HỆ KHÔNG BIẾT XẤU HỔ

Theo Nhà báo Tự do Công Giáo
Tác giả Tạ Phong Tần

Bài đã đăng Thời Báo (Canada)

Phố cổ Hà Nội xưa

Người miền Bắc, chính thức từ năm 1954 được (hay bị) “thụ hưởng” nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, những bạn trẻ thế hệ 8X, 9X là thế hệ thứ 2 của nền giáo dục này. Khu vực phía Nam, đến sau năm 1975 mới “thụ hưởng” nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, thế hệ 6X, 7X vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng “nền giáo dục Mỹ – Ngụy”, còn 8X, 9X là thế hệ “thuần chủng” giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhưng may mắn hơn, có lẽ bị ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác kèm cặp theo lối “Mỹ – Ngụy”, thành thử còn biết giữ nếp nhà.

Người ta thường nói, sản phẩm của nền giáo dục là con người. Con người là sản phẩm của xã hội. Vì vậy, không ngạc nhiên khi lớp trẻ miền Bắc, cụ thể là người Hà Nội mới, có lối sống không biết tôn trọng văn hóa công cộng, không biết bảo vệ lợi ích chung và vô tư, thản nhiên thực hiện hành vi xấu mà không hề biết xấu hổ là gì.

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” là câu ca dao nói về người Hà Nội xưa, vùng đất kinh kỳ nổi tiếng trai thanh gái lịch, nơi sản sinh ra nhiều bậc tao nhân mặc khách. “Người Hà Nội xưa trải qua bao thế kỷ đã hun đúc thành một lối sống, nếp nghĩ, cách ứng xử, kiểu cách ăn ở rất tinh tế, thanh lịch, văn hóa… Tất cả đặc trưng đó đã được lưu giữ qua rất nhiều năm tháng cùng với những biến thiên, thăng trầm của lịch sử”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Kinh đô xưa, cũng giống Thủ đô nay lại cũng là nơi tập hợp, thu hút được cả trí tuệ của “thiên hạ” qua mối quan hệ ngoại giao (các sứ đoàn) hay cộng đồng người nước ngoài có mặt tại đây (nhà buôn, nhà truyền giáo, nhà ngoại giao…). Văn Miếu chính là cách tiếp nhận những giá trị của văn hoá bên ngoài một khi nó mang lại lợi ích quốc gia. Nội dung cái nguyên lý “Hiền tài là nguyên khí quốc gia…” thể hiện trong văn bia của Thân Nhân Trung khắc trong Văn Miếu xác tín nguyên lý xây dựng quốc gia của người xưa rất coi trọng con người, coi trọng trí tuệ và trọng dụng nhân tài”.

Thời xưa, trừ tầng lớp hoàng tộc thì kẻ sĩ Việt Nam là giới trí thức có địa vị cao nhất trong xã hội- nơi sản sinh ra quan lại. Kẻ sĩ ảnh hưởng lối sống Nho giáo của Khổng – Mạnh với quan niệm: “Chiếu trải không ngay không ngồi, thịt cắt không vuông không ăn”. Người kinh kỳ đi đứng khoan thai nhưng nhanh nhẹn, nói năng nhỏ nhẹ nhưng cương quyết, dẫu nghèo cũng cố giữ nếp nhà trong sạch giản dị, không chấp nhận lối sống thô thiển, xô bồ. Vì vậy, “Người Hà Nội chuộng lối sống khoan hòa, giản dị” (“Phố phường Hà Nội xưa”- nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy).

Thế nhưng, thời gian gần đây, không ít người có tư tưởng hoài cổ “kêu gào” Hà Nội ngày nay không còn thanh lịch nữa, lớp trẻ Hà Nội ngày nay xô bồ, hỗn độn, lớp trẻ Hà Nội ngày nay thiếu ý thức, Hà Nội đầy những rác.

Còn nhớ, hồi tháng 4 năm 2008, người Nhật đã công phu mang sang Hà Nội hàng nghìn cây hoa anh đào thật để tổ chức lễ hội hoa anh đào (sakura). Theo thống kê của ban tổ chức, “hơn một vạn người, chủ yếu là bạn trẻ, đến với lễ hội”. Đáng buồn thay, lớp trẻ Hà Nội đã phô bày cho người Nhật thấy một thế hệ mới Việt Nam không biết xấu hổ khi tàn phá không gian công cộng. “Ban tổ chức đã bố trí các gian hàng trưng bày và bán các loại thức ăn nhanh, ăn nhẹ ở hai phía sảnh lễ hội. Nhưng chưa đến 13g, toàn bộ hai bên sảnh ngập rác, trong khi các thùng rác được bố trí hầu như trống rỗng! Khoảng 15g, khi lễ rước kiệu Yosakoi từ trung tâm tiếng Nhật trên phố Núi Trúc tới khu vực Trung tâm triển lãm Giảng Võ chưa dứt thì khá đông bạn trẻ cả nam lẫn nữ ào ạt, xô đẩy nhau tới ba cây hoa anh đào thật (mà nhiều nghệ nhân đã mất nhiều thời gian để ghép từ 300 cành hoa) tranh nhau… bứt hoa bẻ cành! Trong chớp nhoáng, những cây hoa anh đào bị “tiêu diệt” gọn. Bảy cây hoa anh đào giả, hoa làm bằng lụa cùng với đèn lồng được ban tổ chức bố trí các góc sân cũng bị bẻ trụi. Thậm chí những dàn lưới treo lơ lửng hoa anh đào cũng bị nhiều bạn kiệu nhau lên “thanh toán” nốt!” (Tuổi Trẻ 08/4/20008).

Năm sau, người Nhật vẫn tổ chức lễ hội hoa anh đào ở Hà Nội để quảng bá cho văn hóa Nhật. Họ cũng mang sang Việt Nam khoảng 400 cành hoa anh đào lớn phía đông bắc Nhật Bản, nhưng “cảnh giác cao” để cho người Việt “chiêm ngưỡng từ xa” trong khoảng cách an toàn, còn ai muốn nhìn gần thì xin mời cứ nhìn “chục cây hoa anh đào lụa cùng cờ cá chép, hình ảnh tượng trưng cho mùa xuân Nhật Bản”.

Không vặt hoa bẻ cành được thì người ta hè nhau xả rác. Không phải Hà Nội thiếu thùng rác, không có chổ bỏ rác, nhưng người đi xem lễ hội tiện tay thì bạ đâu vứt đấy. Nhiều nhóm bạn trẻ chọn khu vườn hoa trước cửa sân vận động Quần Ngựa (nơi trưng bày) để nghỉ ngơi, ăn uống. Sau lễ hội hoa anh đào năm 2009, rác tràn ngập sân vận động Quần Ngựa, từ giấy gói thức ăn, hộp đựng thức ăn, giấy báo lót ngồi, chai nước uống… tất tần tật đủ loại tràn ngập trong và ngoài khu vực lễ hội.

Sau đại lễ 1.000 năm Thăng Long, báo điện tử VnExpress đăng loạt ảnh phóng sự Hà Nội ngập rác. Các bãi cỏ, lòng đường, vỉa hè… của nhiều tuyến phố, quảng trường ở thủ đô ngập tràn rác, đồ ăn do người xem đại lễ bỏ lại. Tối 10/10, kết thúc đêm đại lễ tại sân vận động Mỹ Đình, các thảm cỏ trở nên tan hoang và ngập rác. Dưới lòng đường, trên vĩa hè, đâu đâu cũng thấy rác thải, những hộp, túi đựng thức ăn thừa của những người tới đây xem lễ bế mạc bị vứt lại. Bên trong khuôn viên sân vận động, nơi tập trung các diễn viên tham gia đêm diễn, rác cũng ngập tràn sau khi những người này lên xe về nhà.

Lễ Noel vừa qua, trai thanh gái lịch Hà Nội lại diễn tiếp màn vô tư xả rác ngập ngụa quanh Hồ Gươm. Vỏ hạt dưa, đồ ăn, túi nylon, giấy báo… vứt đầy trên bãi cỏ, dưới lòng hồ thậm chí ngay cạnh thùng rác công cộng.

Lý giải hiện tượng người Tràng An ngày nay không còn thanh lịch như xưa, ông Dương Trung Quốc nói với báo chí: “Cái đáng nói là trung tâm chính trị, nhưng lại trải qua quá nhiều cuộc thay đổi về giá trị. Những thay đổi đó vừa phá vỡ những giá trị cũ mà lại không xây dựng được giá trị mới nên hệ quả là như chúng ta thấy hôm nay”, “Hà Nội bắt đầu phát triển to đẹp với những công trình có giá trị như Nhà hát Lớn, các rạp chiếu bóng, chợ Đồng Xuân, những ngôi nhà thờ, những đường phố rộng mới mở… Tuy nhiên, có thể thấy thời đó vẫn là một Hà Nội gọn gàng ngăn nắp, trong đó vẫn còn lưu dấu những phong tục tập quán cũ, vẻ cổ kính thâm trầm, hệ thống kiến trúc truyền thống, phố phường vẫn được giữ nguyên. Hơn thế, nếp sống đô thị và một tầng lớp thị dân đã hình thành. Song đáng tiếc sau đó, để thực hiện những mục tiêu chính trị, cùng với đó là một sự đảo lộn của đời sống đô thị, sự đảo lộn của cư dân đô thị. Những người dân đã tiếp thu và quen với nếp sống đô thị đã ra đi mưu sinh ở nơi khác, thay vào đó là sự tràn ngập của những người dân nông thôn đổ, mang theo văn hóa tùy tiện, lối sống đơn giản của nông thôn vào phố thị. Bên cạnh đó, đặc biệt là cách quản lý hành chính đô thị cũng có nhiều thay đổi, không phù hợp khiến phố thị luôn trong nguy cơ bị nông thôn hóa”.

Kiểu giải thích của ông Dương Trung Quốc không làm thỏa mãn người đọc, có vẻ như ông Quốc đổ thừa sự di dân của người dân nông thôn đã làm “thô tục hóa” Hà Nội. Nếu nói về vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, có lẽ không ở đâu mật độ di dân cao như Sài Gòn, thậm chí có thể nói cao nhất nước Việt Nam, dân tất cả các vùng miền đều kéo nhau vào Sài Gòn làm ăn sinh sống. Người Sài Gòn năm nào cũng tổ chức đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1) rực rỡ nhưng không hề có hiện tượng người đi xem hoa vặt lá bẻ cành. Theo ghi nhận của báo Tuổi trẻ, sau Noel vừa rồi, khu vực trung tâm Sài Gòn công nhân vệ sinh dọn dẹp loáng trong vòng 30 phút là sạch sẽ.

Người miền Bắc, chính thức từ năm 1954 được (hay bị) “thụ hưởng” nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, những bạn trẻ thế hệ 8X, 9X là thế hệ thứ 2 của nền giáo dục này. Khu vực phía Nam, đến sau năm 1975 mới “thụ hưởng” nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, thế hệ 6X, 7X vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng “nền giáo dục Mỹ – Ngụy”, còn 8X, 9X là thế hệ “thuần chủng” giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhưng may mắn hơn, có lẽ bị ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác kèm cặp theo lối “Mỹ – Ngụy”, thành thử còn biết giữ nếp nhà.

Người ta thường nói, sản phẩm của nền giáo dục là con người. Con người là sản phẩm của xã hội. Vì vậy, không ngạc nhiên khi lớp trẻ miền Bắc, cụ thể là người Hà Nội mới, có lối sống không biết tôn trọng văn hóa công cộng, không biết bảo vệ lợi ích chung và vô tư, thản nhiên thực hiện hành vi xấu mà không hề biết xấu hổ là gì.

Tạ Phong Tần

No comments: