Translate

Friday, December 10, 2010

Từ chuyện đảo chánh tới đá cá lăn dưa

Theo DCV Online



Trà Mi

Trong mục đích giới thiệu đến bạn đọc những thông tin từ nhiều phía về cuộc đảo chánh 1/11/1963, DCVOnline.net đã đăng một bài của người viết lược dịch bài phỏng vấn tướng Tôn Thất Đính, có tựa đề “The Assassination Of Ngo Dinh Diem & Ngo Dinh Nhu ‒ A Case Study”của tác giả Pho H. Huynh thực hiện năm 2000 khi theo học tại tại Trường Bang giao Quốc tế, Đại học Southern California. (http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7988)


Phỏng vấn Tôn Thất Đính
Nguồn: DCVOnline
Trước nhất, viết cho DCVOnline.net – một diễn đàn tự do, một trang báo toàn cầu không vì lợi nhuận – là một chọn lựa rõ rệt. Thứ hai, với bút danh Trà Mi, người viết chỉ viết cho một cơ quan truyền thông và chỉ một mà thôi. Đó là trang DCVOnline.net. Vì thế tất cả những bài viết cùng tác giả (Trà Mi) đều có “© DCVOnline”. Đây cũng là môt lựa chọn khác. Nhân dịp này xin được minh định với một vài bạn đọc đôi khi lầm lẫn người viết là phóng viên Trà Mi trước cộng tác với đài Á châu Tự do (RFA) nay là nhân viên của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).

Bài có “© DCVOnline”, người viết hiểu, là chỉ dấu tài sản trí tuệ nhưng không có nghĩa không được phổ biến nơi khác. DCVOnline là một trang báo có một số bạn đọc không nhỏ; bài viết đăng trên DCVOnline được chép và dán lại ở nhiều trang blog cá nhân hay báo mạng tổ chức hoặc trên các diễn đàn hội luận khác nhau là chuyện hàng ngày. Tuy nhiên bài chép từ trang DCVOnline và dán vào những trang khác mang nhiều hình thức khác nhau.

Đầu tiên, bạn đọc ở đây có thể chép và dán vào trong các forum thảo luận cho bạn đọc và thành viên ở đó đọc và bình luận. Thí dụ bài viết nêu trên đã được đưa vào “Pleiku Phố Núi Forums > Văn Học Nghệ Thuật > Chuyện Đời Lính - Anh Hùng Việt Nam Cộng Hòa” (http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=25336). Thành viên “Tống Trung” của forum Pleiku Phố Núi cắt dán đầy đủ nội dung và ảnh minh hoạ nhưng không ghi nguồn, không ghi copyright, và cũng không ghi cả tên tác giả bài lược dịch. Cách chép và dán như vậy không chỉnh nhưng là chuyện nhỏ.

Tương tự như trên “My Loan” ở forum Yahoo (Hoatudo • Trao Doi Tu Tuong
http://groups.yahoo.com/group/HOATUDO/message/36201?var=0) và “Hue Pham” ở forum Yahoo (THDHCTCTDALAT • Tong Hoi DH Chien Tranh Chinh Tri Dalat - http://dir.groups.yahoo.com/group/THDHCTCTDALAT/message/6598) cũng chép bài “Phỏng vấn Tôn Thất Đính”, ghi tên tác giả và người dịch nhưng không ghi nguồn và copyright. Vẫn là chuyện nhỏ.

Ngay cả những forum có tên dường như không mảy may quan hệ tới nội dung bài vở ở DCVOnline cũng chép & dán bài “Phỏng vấn Tôn Thất Đính”; thí dụ diễn đàn YouNhac (http://youphim.com/forum/showthread.php?t=156620) hay trang VietBF (http://snipurl.com/1m8si6).

Cũng là việc chép & dán của cá nhân nhưng một số blogger khác đã làm việc chuẩn hơn những diễn đàn vừa kể. Thí dụ như ở “ttngbt blog” (http://ttngbt.blogspot.com/2010/11/phong-van-ton-that-inh.html) hay blog “Cộng Sản Việt Nam” (http://vietnamaaa.typepad.fr/congsan/2010/11/17/page/2/) đều ghi đầy đủ nguồn, tên tác giả, Copyright và có khi còn ghi cả đường dẫn (link).

Ngoài cá nhân còn có các cơ sở tổ chức cũng lấy bài từ DCVOnline về dán lại trên trang nhà. Vài thí dụ:

• Báo Việt nam mới [Nhật báo Tin tức hàng ngày, Báo Tuần Việt nam mới Radio internet Việt nam mới và TV internet Việt nam mới] (http://snipurl.com/1l8qos_)
• Diễn đàn Hạt Nắng (chép lại từ Nguyen Thai Hoc Organization -
http://www.hatnang.net/showthread.php?p=474946)
• Viet Youth Overseas – Tuổi trẻ Việt Hải ngoại (http://www.tuoitrevhn.com/index.php?act=news&cat=0⊂=111&id=59941)
• FORUM BÁO TỔ QUỐC diễn đàn tự do ngôn luận (http://baotoquoc.maxforum.org/2010/11/16/phong-van-ton-that-inh/)

Những trang báo vừa kể đều ghi rõ nguồn gốc, tên tác giả và © DCVOnline. Dù vẫn còn một số ít cá nhân (dân cư mạng) chưa quen thuộc với cung cách (Fair Use Practice) chép & dán hay vì một số lý do không rõ vẫn còn dị ứng với việc ghi nguồn và copyright, nhưng nhìn chung, việc ghi rõ nguồn gốc bài đăng lại của “giới truyền thông mạng” là môt sự tiến bộ cần được ghi nhận.

Tất cả những forum, trang blog các nhân, báo của tổ chức nêu trên đều là những phương tiện truyền thông không vụ lợi. Nhịp sống và sinh hoạt truyền thông hải ngoại cứ đà này thì chẳng mấy chốc người Việt sẽ đoạt giải Pulitzer Prize.

Nhưng, chuyện nào phải như vậy. Đùng một cái, tuần rồi, người viết nhận được một bao thư lớn quẳng ở chân căn gác trọ.

Bên trong là một tờ báo… chợ.

Ngay trang đầu dĩ nhiên là tên tờ báo nằm ở góc cao và dễ nhìn nhất. Phần còn lại của trang nhất đặc nghẹt quảng cáo với quảng cáo. Từ garage thay bánh xe, đến tiệm phở, tiệm bánh mì, tiệm gởi tiền, tiệm bánh, tiệm đá mài, tiệm Chưởng khế, đến cả tiệm bán cá lia thia. Vào trang 2, trang 3 vẫn đây quảng cáo. Sang tới trang 4 thì người đi chợ mới thấy sự lớn và mạnh của cơ sở truyền thông này. Một phần ba trang báo là danh mục liên lạc của công ty có mặt gần như khắp Hoa Kỳ và chạy sang cả hai thành phố lớn ở Canada. Nói chung tờ báo chợ này là một thành công về mặt (kinh doanh) quảng cáo. Đủ loại, đấm bóp, nâng cấp bộ ngực (“giúp bạn tự tin hơn”), thuốc tây, thuốc ta trị yếu sinh lý, tiệm hoa quả, và còn có cả quảng cáo thầy “trị bịnh tà ma, mở ngải, mở thư, mở ếm.” Bị vợ chồng bỏ thầy làm trở về xum họp (luôn), vân vân và vân vân.

Lọt trong rừng quảng cáo đó, ngay phần đầu của tờ báo hơn 70 trang này có 4 bài mang tính lịch sử cận đại – cuộc đảo chánh 1/11/1963 và những vụ ám sát trong chính biến đó. Bài thứ hai, “Cái chết của Đại tá Hồ Tấn Quyền – Tư lệnh Hải quân” không thấy ghi tên tác giả; theo đối chiếu thông tin thì đây là một đoạn trích từ “Hải sử Tuyển tập” phát hành năm 2004, Trưởng Ban Biên tập là ông Phan Lạc Tiếp. Bài thứ ba là bản tóm dịch thông tin từ Bách khoa toàn thư của tờ báo, “Cái chết của Đại tá Lê Quang Tung”. Bài thứ tư, “Cuối cùng, Dương Văn Hiếu lên tiếng” của Lâm Lễ Trinh. Và bài thứ nhất, “Phỏng vấn Tôn Thất Đính”, Trà Mi lược dịch.

Phỏng vấn Tôn Thất Đính
Nguồn: chép từ DCVOnline


Thật là hết biết luôn. Chẳng hiểu các ông Lâm Lễ Trinh, Phan Lạc Tiếp có phải là văn hữu, hay cộng tác viên hoặc có liên hệ xa gần gì với bà Chủ nhiệm & Chủ bút của cơ sở thương mại Saigon Nhỏ này không? Riêng người viết, từ ngày biết gõ bàn phím đến nay chưa khi nào được diện kiến hay hầu chuyện với bà chủ Saigon Nhỏ nói gì tới cộng tác, gởi bài. Và như đã nói ở trên, người viết không gởi bài đăng bất kỳ tờ báo nào khác, dù trên trời hay dưới đất, trừ diễn đàn DCVOnline.net.

Ngoài việc bị chép và đăng lại không có phép trên SAIGON NHO Phần A, ngày 26 tháng 11, 2010 từ trang 1 đến 3, những điểm đáng lưu ý khác về bài “Phỏng vấn Tôn Thất Đính” là ban biên tập tờ báo chợ này đã hành xử ngang hàng với giới anh chị, đá cá lăn dưa ngoài chợ.

Trước nhất, phần giới thiệu đầu bài “Về tác giả và phỏng vấn” của người viết được tờ Saigon Nhỏ đổi thành “LTS” (Lời toà soạn Saigon Nhỏ?) Thứ đến, tờ báo chợ này đã không để nguồn và cũng không ghi © DCVOnline.

Đây không thể là những ứng xử đúng đắn của một cơ sở truyền thông tầm cỡ trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Và, chắc chắn, đây cũng không thể là cách làm báo lương thiện của người đã “sang Hoa Kỳ sớm lại hành nghề viết báo 30 năm qua”? (Trích Ai bất trung, ai bất nhân…, Đào Nương, Saigon Nhỏ, trang 4).

Không phải là người viết báo để sinh sống hay đi buôn và người viết lại càng không có nhu cầu quan hệ, cộng tác bài vở với tờ báo (tầm) cỡ này. Vì thế, yêu cầu bà Chủ nhiệm & Chủ bút tờ Saigon Nhỏ chấm dứt ngay việc ngang ngược chép (sửa vài chữ) và dán bài vào tờ báo chợ của bà.


© DCVOnline




No comments: