Translate

Wednesday, October 20, 2010

Xếp hạng tự do báo chí 2010

Trích BBC News

Tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới, RSF, vừa công bố bảng xếp hạng mức tự do báo chí của các nước trên thế giới năm 2010 trong đó Rwanda và Syria vào danh sách 10 nước đàn áp báo chí nhất thế giới cùng Trung Quốc, Bắc Hàn và Miến Điện.

Ở Đông Nam Á, Việt Nam được xếp thứ 165, trên được Lào và Miến Điện.

Tổ chức này cũng nói tự do báo chí tại 10 quốc gia này trong đó có cả Yemen, Sudan, Turkmenistan và Eritrea tiếp tục tồi tệ đi.

Theo danh sách của tổ chức này, Cuba lần đầu tiên không nằm trong số 10 nước này kể từ khi bảng xếp hạng này được đặt ra năm 2002.

Bảng xếp hạng thường niên này đánh giá mức độ tự do báo chí ở 178 quốc gia trên thế giới và năm nay đã ca ngợi 6 nước Bắc Âu: Phần Lan, Iceland, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ, các nước đứng đầu bảng.

Theo phúc trình của RSF thì bốn quốc gia cộng sản tại châu Á là trong số 15 quốc gia xếp hạng thấp nhất trong bảng xếp hạng trong đó Bắc Hàn đứng thứ 177, Trung Quốc thứ 171, Việt Nam thứ 165 và Lào 168.

Internet đóng hay mở?

Tổng thư ký RSF, ông Jean-Francois Julliard nhắc lại kêu gọi Trung Quốc hãy thả người mới được giải thưởng Nobel vì hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba, "một biểu tượng của tình trạng đàn áp tự do ngôn luận đang gia tăng tại Trung Quốc".

RSF nói Việt Nam ngăn cản bàn thảo tự do về dự án khai thác bauxite

"Trung Quốc, mặc dù năng động về truyền thông và internet, vẫn ở vị trí thấp vì tình trạng kiểm duyệt và đàn áp không ngừng, đặc biệt tại Tây Tạng và Tân Cương."

Ông Julliard nói thêm rằng "trong khi tại Bắc Hàn là độc đoán như địa ngục" nơi ông Kim Chính Nhất vừa đưa con trai lên nối vị "tình trạng đàn áp đã trở nên mạnh tay hơn".

RSF trong phần về Việt Nam trên Bấm trang web của họ nói về hiện tượng nhà chức trách quy kết rằng một số blogger có âm mưu chống chính quyền để bắt giam những người này.

RSF cho rằng kiểm duyệt được áp dụng để chặn các thảo luận về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Bảng xếp hạng này cũng nhấn mạnh sự khác biệt lớn giữa tự do báo chí tại 4 nền kinh tế lớn trên thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga.

Nhờ có những thay đổi về luật pháp, Brazil lên 12 bậc và ở vị trí thứ 58 trong khi Ấn Độ tụt 17 bậc xuống tứ 122, chủ yếu do tình trạng bạo động dữ dội tại Kashmir.

Còn tại Nga, nước ở vị trí 140, "cơ chế vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ vốn từ xưa đến nay".

Tại các nước Đông Nam Á còn lại, Thái Lan tụt 23 bậc, xuống vị trí thứ 53, trong khi Philippines tụt 34 bậc, xuống vị trí thứ 156.

Các nền dân chủ châu Á như Đài Loan, thứ 11, và Hàn Quốc, thứ 27, được khen về sự tiến bộ trong tự do báo chí.

No comments: