Đại Nghĩa sưu tầm
Khắp thế giới và dân tộc Việt nam ai cũng biết ngay sau khi giành được thắng lợi thì đảng CSVN lập tức tạo ra cái trò “hiệp thương”, “thống nhất đất nước về mặt nhà nước” để có điều kiện giải tán ngay cái chánh phủ Lâm thời CHMNVN (phải viết ra lần đầu) mà họ đã dựng lên làm công cụ và đồng thời ép buộc“ tự giải thể” hai đảng Dân chủ và đảng Xã hội đã cùng sát cánh với họ trong suốt cuộc chiến. Họ đã ngang nhiên tuyên bố đặt tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (CNXH) Việt nam bất chấp ý kiến của toàn dân lại còn cao giọng bảo là làm theo nguyện vọng của toàn dân. Nhân dân nào biết CNXH là gì, cộng sản Việt nam đã mạo danh, một mạo danh khôi hài. Cộng sản Việt nam sở dỉ cương quyết “ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN” là để thực thi cho kỳ được chủ nghĩa độc tài toàn trị, nhưng mà theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì cái XHCN ấy chỉ là con ngáo ộp lừa dối mà thôi, trả lời Phóng viên Huy Phương đài VOA nhân ngày 30-4-2010, ông nói:
“ Chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ là một hiện thực ở Việt nam bởi cho đến ngày hôm nay hệ tư tưởng ấy vẫn chỉ là “định hướng” như chính ban lãnh đạo cộng sản Việt nam thừa nhận.” (VOA online ngày 29-4-2010)
Chính Hồ chí Minh cũng không có ý đưa nước Việt nam thành XHCN, nhà sử học Hà văn Thịnh đã dẫn chứng qua di chúc của HCM như sau:
“Cuối của bản di chúc viết rằng: “xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,” có nói gì tới XHCN đâu? Cũng như trong chính cương viết tắt, bác nói, trước cách mạng quốc gia sau làm cách mạng xã hội. Bác có nói gì tới cách mạng XHCN đâu? Nên người ta cố tình hiểu sai bác.”.
(Đàn chim Việt online ngày 19-5-2010)
Cựu trung tướng Quân Đội Nhân Dân Trần quốc Bảo, người em chú bác với cố chủ tịch nước Trường Chinh trong một lần trò chuyện với hai vị đại tá Tạ cao Sơn và đại tá Quách hải Lượng, ông có nói như sau:
“ Ta độc tài cộng sản. Sai lầm lớn nhất là ta dùng chuyên chính vô sản (thu cái độc tài cho một đảng, một nhóm người trong đảng nhân danh là cộng sản rồi cuối cùng là độc tài của một cá nhân)…
“ Độc tài của cộng sản ghê lắm, thâu tóm quyền lực, lừa bịp nhân dân, biến người dân thành nô lệ. Vấn đề này ta cứ nhìn toàn cục và có cái nhìn xuyên thế kỉ rất rõ. Khi đã có quyền lực trong tay ắt dẫn đến độc tài.” (Đàn chim Việt online ngày 3-9-2009)
Luật sư Trần Lâm ở Hải phòng, nguyên chánh án tòa án tối cao xác nhận bản chất của chế độ độc tài này trong một cuộc hội luận với luật sư Trần Thanh Hiệp ở Paris, ông nói như sau:
“Người dân chưa hề một ngày được hưởng dân chủ. Mà bây giờ thì lại bị một điều là hiện nay một đảng cầm quyền, một đảng quyết định, thì tức là độc tài. Thế thì bây giờ ta mang dân chủ của Âu châu, của châu Mỹ vào cái dân chủ lạc hậu của Việt nam kèm theo cái đảng trị như thế thì thật là một trời một vực. Hiện nay ở Việt nam quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp thì bị tập trung trong tay một đảng thôi…” (RFA online 3 ngày 5-6-7/10/2007)
1- Hành pháp:
Chánh phủ CHXHCNVN đã hành xử quyền cai trị đất nước một cách độc đoán, độc tài, bất kể luật pháp, hiến pháp là gì cả, muốn mời muốn bắt giam ai tùy tiện, thậm chí còn sử dụng bọn côn đồ như một lực lượng để đàn áp, để khống chế những người bất đồng chính kiến. Nhà văn Hoàng Tiến, một nhà cách mạng lão thành trong bài “Tôi bị đàn áp”, ông viết:
“Tôi gọi là bị bắt, điều đó đúng bản chất của sự việc. Phía công an gọi là mời, là triệu tập. Triệu tập với lực lượng công an đông đảo và khoẻ mạnh, có tính bắt buộc cưởng bức, chỉ là một dạng hình thứ cấp của bắt, không có gì khác nhau cả. Chỉ thiếu cái còng khóa số 8 mà thôi.” (Đàn chim Việt online ngày 28-8-2006)
Và bức xúc hơn, nhà văn Trần mạnh Hảo trong thư ngỏ gởi cơ quan an ninh với những lời văn phẫn nộ, ông viết:
“Mới thấy anh em giày xéo lên bản hiến pháp nước CHXHCNVN hơn cả voi giày mả tổ. Anh em tự nhiên như ruồi xông vào nhà người ta, khám xét, lục lọi, lấy đồ đạc y hệt như cướp ngày mà không có mảnh giấy của tòa án hay viện kiểm sát nào cho phép! Anh em an ninh ta hóa cướp hồi nào vậy?” (Đàn chim Việt online ngày 31-8-2006)
Căm phẫn chế độ CHXHCNVN, linh mục Phan văn Lợi, một vị linh mục khả kính thường lên tiếng đấu tranh đòi dân chủ trong lúc “làm việc” với công an thành phố Huế ngày 26-3-2001, Ngài đối đáp như sau:
“Chế độ này có 5 thứ độc quyền mà chúng tôi không thể chấp nhận:
- Đó là độc quyền về tư tưởng( chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng chính thống)
- Độc quyền về chính trị( đảng CS là tổ chức lãnh đạo duy nhất)
- Độc quyền về thông tin( mọi phương tiện truyền thông đều là công cụ của nhà nước )
- Độc quyền về giáo dục( các tôn giáo với tính cách tôn giáo không được góp phần vào việc đào tạo các thế hệ trẻ từ cấp 1 đến đại học )
- Và cuối cùng độc quyền về pháp luật (không có tam quyền phân lập như tại các nước dân chủ văn minh: tư pháp, lập pháp, hành pháp đều nằm trong tay đảng cộng sản) (Người Việt 4-2001)
Kỹ sư Đỗ nam Hải, một nhà trí thức trẻ từng tốt nghiệp đại học trong nước và tu nghiệp ở Úc 8 năm trong một bức thư ngày 10-12-2004, ông viết với một giọng văn đanh thép:
“ Hễ chừng nào còn chế độ độc đảng trên đất nước thì chừng đó sự bất công, đói nghèo và tụt hậu càng trở nên sâu sắc và trầm trọng.” (Người Việt ngày 12-12-2004)
Cựu đại tá QĐND Phạm quế Dương, nhà đấu tranh cho dân chủ từng trả lại thẻ đảng sau khi tướng Trần Độ bị khai trừ đã lên tiếng mạnh mẽ chống lại chế độ mà ông đã từng phục vụ vì thấy họ đã đi ngược lại đường lối tuyên truyền trước đây và ông đã trả lời phỏng vấn của tuần báo Viet tide như sau:
“Chứ bây giờ anh độc đảng, nắm quyền ăn cắp, ăn cướp như điên, không có lực lượng nào nói cả. Anh là người cầm quyền, anh là người ăn cắp và cuối cùng anh là người tự xử anh, thì làm sao khắc phục được.” (Viet tide số 44 ngày 17-5-2002)
2- Tư pháp:
Luật sư Trần Lâm, trong cuộc hội luận ngày 27-1-2009 về nền luật pháp Việt nam năm 2008, ông phát biểu một cách thẳng thắn rằng:
“Là một người đã bao nhiêu năm trong ngành này, tôi thấy không thể cải tiến được. Vì cái gốc của nó là toàn trị, bây giờ nếu cải tiến, đi theo dân chủ làm sao còn toàn trị được nữa? Chính ông Phạm văn Đồng khi bàn về việc làm luật đã nói một câu rằng:“Nếu làm luật thì còn quản lý sao được, còn lãnh đạo làm sao được?”Cả ông Đỗ Mười cũng nói thế:“Muốn làm luật thì làm sao cai trị được?” Hai cụ gọi là “ghê gớm” mà đã nói hai câu như thế, thì rõ ràng nếu làm luật pháp công minh thì làm sao còn toàn trị được…Bà Ngô bá Thành một luật gia có tên tuổi của Việt nam, nhận xét rằng:
“Ở Việt nam có một rừng luật, nhưng khi thực hiện lại áp dụng luật rừng”.
( RFA online ngày 28-1-2009 )
Cũng luật sư Trần Lâm trong cuộc hội luận do Phóng viên Trà Mi đài RFA tổ chức sau khi ông bào chửa cho vụ án của hai luật sư Nguyễn văn Đài và luật sư Lê thị Công Nhân ông nói như sau:
“Chỉ mấy người như Công Nhân và Đài thôi. Mà thực ra mấy cái vụ án sơ thẩm đó người ta chả cho Đài cũng như chả cho Công Nhân biện hộ tranh luận mà chỉ xử ào ào cho xong thôi. Ngay đấy là hai luật sư ra tòa và vừa rồi 6-7 luật sư ra tòa, nhưng tóm lại người ta cũng chỉ xử ào ào cho xong thôi…
“Nhưng mà tình trạng dân chủ của luật sư thì còn có điều này Bác chưa biết. Đó là ông thẩm phán cũng không được độc lập cơ mà. Ông thẩm phán cũng không có dân chủ cơ mà…Thẩm phán nói với ông thầy:
“Luật sư các ông còn được nói lung tung chớ tôi không có được tự do,” bởi vì ở VN có cái gọi là “án bỏ túi cơ mà. Tức là người ta quyết định là vụ này xử là nên xử như thế nào. Còn phiên tòa chỉ là để diễn cơ mà…
“ Ngay ở địa phương một cấp ủy đảng còn can thiệp vào các vụ án. Không phải can thiệp vào việc xây dựng pháp luật mà họ can thiệp vào“thằng này xử nặng hay xử nhẹ” (RFA online 3 ngày 5-6-7/10-2007)
Gần đây nhất, sau vụ án xử bốn nhà trí thức tranh đấu trẻ Lê công Định, Lê thăng Long, Trần huỳnh Duy Thức, Nguyễn tiến Trung ngày 20-1-2010, luật sư kỳ cựu trong nước Trần đình Triễn nhận xét như sau:
“Thành ra việc tổ chức phiên tòa mang tính chất hình thức. Chứ thực ra bản án người ta đã có trong túi rồi. Chính tình trạng nầy dẫn đến trường hợp oan sai. Mà oan sai rồi thì không ai chịu xử. Vì từ thẩm phán sai đến chánh án, phó tòa, chánh, phó án sai, thậm chí họ đã hỏi ý kiến cấp trên trước khi xử một vụ nào đó rồi, thì ai lại xem xét lại vụ án đó?” (RFA online ngày 5-6-2010)
Lê chí Quang, một luật sư trẻ bị đưa ra tòa và kết án tù chỉ vì viết một bài “hãy cảnh giác với Bắc triều” thế mà cũng bị kết án 4 năm tù và ba năm quản chế, phiên tòa được mô tả như sau:
“Trong phiên tòa chỉ có cha mẹ luật sư Quang còn ngoài ra toàn là công an chìm, nổi chứ thân nhân, phóng viên báo chí cũng không được vào. Không có luật sư độc lập để biện hộ, chỉ có hai tên“luật sư quốc doanh” ấm ớ cho qua rồi tuyên đọc bản án do Viện kiểm sát nhân dân định sẵn. Bà mẹ của luật sư Quang quá phẫn nộ, bà thét lên:“Tần Thuỷ hoàng và Hitler cũng không tráo trở như các người, đồ chó má!” (Người Việt ngày 11-11-2002)
Trong vụ án của bác sĩ Phạm hồng Sơn cũng không khác gì, bà Vũ Thú Hà vợ bác sĩ Sơn cũng đã quá phẫn uất mà phát biểu như sau:
“Tôi rất phẫn nộ về cái phiên tòa ngày hôm nay. Tôi phải dùng chữ phẫn nộ vì tôi không dùng được từ nào khác hơn.” (Việt tide ngày 20-6-2003)
Vụ án điển hình thứ ba là vụ án của linh mục Nguyễn văn Lý nhà đấu tranh kiên cường bất khuất, trong phiên tòa:
“Ông hô to hai lần“Đả đảo đảng cộng sản” trước khi bị một công an dùng tay bịt miệng lại.” (RFA online ngày 15-4-2007)
3- Lập pháp:
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ, ấy thế mà còn phải dưới cơ quan quyền lực khác cao hơn: là Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt nam. Thật vậy vì quốc hội chỉ gồm toàn là đảng viên đảng cộng sản nên có người mỉa mai hỏi là quốc hội hay là đảng hội? Kết quả cuộc bầu cử quốc hội ngày 29-5-2007 được đài BBC đánh gía:
“Như vậy, hơn 90% đại biểu trúng cử là người của đảng cộng sản cầm quyền là điều mọi người đã biết từ trước…Vào cuối ngày bầu cử 20-5, báo chí trong nước cho hay có hơn 56 triệu cử tri đi bầu, đạt tỷ lệ trên 99,6%.”
(BBC online ngày 29-5-2007)
Các cuộc bầu cử dưới chế độ cộng sản trị ở Việt nam theo sự nhận định của cố trung tướng QĐND Trần Độ thì:
“Đảng cử-Dân bầu, dân chỉ đi bầu theo danh sách đã chỉ định…đảng bắt mọi người phải công nhận, thế là có tự do bầu cử, tự do ứng cử!” (Tuần báo VNTD ngày 6-12-2001)
Theo Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Trần quốc Thuận trả lời phỏng vấn của báo Thanh niên phổ biến ngày 20-5-2006 thì:
“Ở các nước Bắc Âu, thủ tướng và bộ trưởng không có trong Quốc hội. Ở
(nước) mình những người đó (từ TBT đảng, thủ tướng, phó thủ tướng, các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, TGĐ quốc doanh,v.v…đều là đại biểu quốc hội và cũng là các đảng viên cao cấp nhất của đảng CSVN) thì giám sát ai, chất vấn ai? Không khéo là vừa đá bóng vừa thổi còi…
“Phải mở rộng quyền tự do ứng cử, bầu cử, tranh cử. Phải để cho Quốc hội có thực quyền mới quyết định được các vấn đề.” (BBC online ngày 22-5-2006)
Do Quốc hội toàn là đảng viên nên các đại biểu thi hành lệnh của đảng CSVN làm ra hiến pháp chỉ lo bảo vệ đảng và đi ngược lại quyền lợi của nhân dân rõ nét nhất là trong hiến pháp năm 1992 Quốc hội đã nặn ra điều 4 nhằm bảo vệ quyền độc đảng cai trị đất nước, đưa đến chế độ độc tài toàn trị. Quốc hội chỉ là một cơ quan làm công cụ hợp thức hóa mọi điều lệnh hoặc nghị quyết của BCT đảng CSVN mà thôi. Chính BCT đảng CSVN mới là siêu cơ quan quyền lực cao nhất.
Cựu bộ trưởng bộ Tư pháp Nguyễn đình Lộc trả lời phỏng vấn của Phóng viên Khiết Hưng báo Tuổi Trẻ cuối tuần ngày 8-10-2007 về vấn đề hiến pháp ông nói :
“Cá nhân tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta phải xây dựng hiến pháp mới thay hiến pháp 1992 để thể chế hóa đường lối đổi mới của đảng…Nói đến điều 4 HP 1992 chúng ta phải thấy có hai vế:Đảng lãnh đạo nhưng đảng phải hoạt động theo khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật…Hiến pháp đã qui định thì phải làm cho đúng. Chúng ta phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có tính chất khác nhau nhưng hiến pháp thường bị “quên”. Khi thông qua luật không đúng với tinh thần hiến pháp thì không ai “nhớ” đến hiến pháp. Như thế mới thấy tinh thần bảo hiến tôn trọng hiến pháp của Việt nam chưa có truyền thống.” (Tuổi Trẻ online ngày 10-10-2007 )
- Ý kiến của linh mục Chân Tín:“Phải hủy bỏ hiến pháp 1992 vì nó vô giá trị, không phản ảnh ý muốn của toàn dân. Nó chỉ do sự độc quyền của đảng CSVN nặn ra và được các dân biểu được đảng chỉ định chấp thuận làm theo chỉ thị của đảng.” (Người Việt ngày 11-9-2001)
- Bác sĩ Phạm hồng Sơn: “Xét trong bản hiến pháp hiện nay tại Việt nam, điều 4 HP chính là cản trở cơ bản để thiết chế một chính thể dân chủ có thể được tạo lập. Đề nghị (đòi hỏi) bở điều 4 HP hoặc luật hóa (một bước tới bỏ), điều 4 HP đã được nhiều người đề cập từ nhiều năm qua, trong đó có nhiều đảng viên cao cấp.” (Đối thoại online ngày 15-10-2007)
Một tập thể công dân gồm 560 người trong quốc nội gồm có Giáo sư Hoàng Minh chính, Kỹ sư Đỗ nam Hải, cựu trung tá Trần Anh Kim, Linh mục Nguyễn văn Lý… vừa phổ biến trên internet phát động:
“Cao trào tẩy chay bầu cử Quốc hội độc đảng 2007” và đồng thời “kêu gọi tham gia bẩu cử Quốc hội đa đảng chân thực.” Khối công dân nói trên còn đòi chế độ Hà nội phải hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp vì sự bầu cử và ứng cử Quốc hội cũng như Hội đồng nhân dân các cấp hoàn toàn do đảng CSVN đạo diễn, gạt ra ngoài tất cả những ứng cử viên nào không do đảng đưa ra.” (Người Việt ngày 24-5-2006)
Nhà văn Nguyễn xuân Nghĩa trước khi vào tù có viết bài “Ông Triết nói đúng quá” từ Hải phòng ngày 2-9-2007, ông viết ông Triết có nói một câu rất đáng nhớ. Nguyên văn như sau:
“Dù ai có nói ngã nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ điều 4 HP gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố: tự sát.”
“Điều 4 này do quốc hội (mà nhiều người gọi rất chính xác là đảng hội) đưa vào hiến pháp như chấp nhận một sự tham nhũng quyền lực của đảng CSVN khi đảng tự nhận đại diện cho nhân dân Việt nam, tự giành quyền lãnh đạo đất nước vĩnh viễn, độc đảng, độc tài.” (Thời luận ngày 6-9-2007)
4- Báo chí:
Trong một chế độ độc tài đảng trị thì quyền tự do báo chí sau quyền hành pháp, tư pháp, lập pháp cũng không được tôn trọng, cũng không được tự do mà phải đặt dưới quyền kiểm soát và chỉ đạo của đảng.
Lệnh kiểm soát báo chí của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đưa ra trong chỉ thị 37 ngày 29-11-2006 nhấn mạnh kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức:
“ Bộ Văn hóa – Thông tin và các cơ quan phải kiểm tra,“ kiên quyết đình chỉ các cơ quan báo chí không chấp hành đúng luật, không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích..” (BBC online ngày 1-12-2006)
Tất cả trên 700 tờ báo giấy, báo điện tử cũng như đài phát thanh, phát hình đều phải đi lề bên phải. Trong bài “Báo chí có đường đi thông thoáng hơn” của bộ trưởng Thông tin Lê doãn Hợp viết:
“Thời gian tới, sẽ hình thành các tập đoàn báo chí mạnh, không rải ra nhiều loại hình báo chímà không có đầu mối, một Vụ mạnh để quản lý…Lâu nay chúng ta quản lý theo mệnh lệnh. Báo chí bị điều hành làm cho mất tự do. Chúng ta có hoàn toàn tự do nếu đi đúng lề đường bên phải. Tôi cố gắng để cho báo chí một lề đường đó, để các nhà báo đi vào đường nhưng rộng rãi hơn, thông thoáng
hơn ” (VNExpress online ngày 15-8-2007)
Nhà thơ Bùi chí Vịnh, một trong những thành viên sáng lập tờ báo Tuổi Trẻ trả lời phỏng vấn của Phóng viên Mặc Lâm về câu nói của ông Lê doãn Hợp, ông Vịnh nói:
“Bởi vì chế độ này là chế độ độc đảng chính quyền cai trị cho nên báo chí chỉ là một công cụ tuyên truyền của chế độ mà thôi…
“Cái phát biểu vừa rồi của ổng chẵng khác gì một ông chủ nói chuyện với đày tớ, tức là cầm tay chỉ việc phải làm như thế nào?” (RFA online ngày 26-9-2007)
Ông Jeff Julliard, người đứng đầu Phòng nghiên cứu thuộc tổ chức Phóng viên không biên giới RSF sau khi khảo sát công bố về chỉ số tự do báo chí trên thế giới, Việt nam đứng hạng 162/169 quốc gia, trả lời phỏng vấn của Phóng viên Trà Mi, của đài RFA, ông nói:
“ Chúng tôi thật sự hết sức quan tâm về tình trạng tự do báo chí của Việt nam trong năm vì có nhiều nhà báo, những ngòi bút bất đồng chính kiến lần lượt bị đàn áp, bị bắt giam, hoặc bị lảnh án tù rất nặng chỉ vì họ phát hành các tờ báo độc lập với nhà nước, cổ võ cho quyền tự do báo chí, hay đòi hỏi dân chủ.”
(RFA online ngày 18-10-2007)
Đài BBC đưa tin “Cơn sóng gió với báo VietnamNet” và:
“Dư luận những ngày vừa qua lưu truyền thông tin rằng Tổng biên tập báo điện tử VietnamNet, ông Nguyễn anh Tuấn bị mất chức. Có nguồn tin, cho rằng báo này đã đăng bài nói về chủ đề Hoàng sa-Trường sa ngay trong thời gian xảy ra các cuộc biểu tình chống Trung quốc. Bài báo“Sức mạnh đồng thuận Việt nam: Nhìn từ Hoàng sa- Trường sa” được đăng lên hôm 10-12-2007, một ngày sau cuộc biểu tình ở Hà nội và TP Hồ chí Minh nhưng bị rút xuống vài tiếng sau đó.” (BBC online ngày 23-12-2007)
Cũng đài BBC đưa tin trong bài “Bảy nhà báo Việt nam bị thu hồi thẻ”:
“Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định tước thẻ nhà báo đối với bảy người đang làm việc tại bốn nhà báo khác nhau. Quyết định do bộ trưởng Đỗ quý Doãn ký ngày 1-8-2008. Gây chú ý nhất là các trường hợp liên quan tới Ban biên tập của hai tờ báo Thanh niên và Tuổi Trẻ.” (BBC online ngày 2-8-2008)
Hai tờ báo lớn có số độc giả nhiều nhất ở VN là tờ Thanh Niên và tờ Tuổi Trẻ thì mới đây đã phải thay đổi nhân sự vì có hai phóng viên đã từng đưa tin về vụ tham nhũng PMU 18 là phóng viên Nguyễn văn Hải của báo Tưởi Trẻ và phóng viên Nguyễn việt Chiến của báo Thanh Niên cho nên hai vị Tổng biên tập là Lê Hoàng và Nguyễn công Khế “đã rời cương vị.” (BBC online ngày 6-1-2009)
Ngoài ra BBC còn đưa tin “ Kỷ luật lãnh đạo báo Đoàn kết”:
“Nói với BBC chiều nay, ông Đinh đức Lập, Ủy viên trung ương MTTQVN, xác nhận ông Lý tiến Dũng, Tổng biên tập và Đăng Ngọc, Phó Tổng biên tập đã nhận quyết định kỷ luật chính thức. Hai anh sẽ chuyễn sang làm nhiệm vụ khác. Trong quyết định nói rõ hai anh ấy vi phạm luật báo chí.” (Chỉ vì cho công bố bức thư của tướng Võ nguyên Giáp chống lại việc dỡ bỏ Hội trường Ba đình, xây tòa quốc hội mới trên khu di tích lịch sử hoàng thành Thăng long) (BBC ongline ngày 27-10-2008)
Trừng phạt ký gỉa Việt nam chưa đủ, công an Việt nam còn hành hung ký giả ngoại quốc cho có vẻ anh hùng. Đài VOA đưa tin “ Công an VN tạm giam, ngược đãi đại diện của hảng AP ở Hà nội”:
“Công an tại VN đã tạm giam đại diện của hảng tin AP ở Hà nội trong lúc ông này chụp ảnh cuộc biểu tình của người Công giáo tại Thái Hà… Phóng viên Ben Stocking của hảng AP đã bị đưa ra khỏi hiện trường và bị tịch thu máy ảnh. Ông cho biết công an đã đấm ông, bóp cổ ông và dùng máy ảnh của ông để đánh vào đầu ông, trong lúc đó ông bị tạm giam hơn hai tiếng. Hãng tin AP cho biết sau đó ông đã được chữa trị ở một trạm xá, và phải khâu bốn mũi trên đầu.” (VOA online ngày 20-9-2008)
Trong bản báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới trong năm 2009 công bố hôm nay, tổ chức Ân xá Quốc tế nhấn mạnh rằng:
“Tại VN quyền tự do ngôn luận tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ, cả trong báo in, phát thanh, truyền hình, lẫn internet. Bản báo cáo nhắc lại là từ tháng 5-2009, đã bắt đầu một đợt bắt bớ mới nhắm vào các luật sư độc lập, các blogger và các nhà hoạt động dân chủ chỉ trích chánh phủ.” (RFI online ngày 27-5-2010)
Trong khi các trang mạng đi lề trái bị đánh sập, những hộp thư cá nhân bị đánh cắp password…Google tố cáo tin tặc có nguồn gốc từ Việt nam thì bà Nguyễn phương Nga phát ngôn viên bộ Ngoại giao lên tiếng chối bai bãi, nhưng lạy ông con ở bụi này. Ông trung tướng QĐND Vũ hải Triều, tổng cục phó Tổng cục An ninh, bộ Công an trong Hội nghị Báo chí toàn quốc “khoe đã đánh sập 300 trang mạng và blog.”.
Trong một quốc gia mà tất cả quyền hành đều năm trong tay một đảng duy nhất thì không độc tài cũng là một chuyện lạ. Ông chủ tịch nước, ông thủ tướng chánh phủ, ông chủ tịch quốc hội cả ba vừa là đại biểu quốc hội vừa là đảng viên, vị thế của họ vững như kiềng ba chân, vì thế nên khi họ có lỗi gì muốn trừng phạt họ cũng rất khó, phải có cả ba cơ quan đồng thuận mới rớt được.
Ngày nay đảng CSVN phải bám víu cái thể chế độc tài để sống, còn sống đến bao giờ thì chưa biết!
© Đại Nghĩa
No comments:
Post a Comment