Asia Sentinel – Nguyên Hân chuyển ngũ
Cho những người lớn tiếng chỉ trích nhà nước Trung Quốc, hiện đang có một chỗ duy nhất, nguy hiểm hơn ngay cả trong đất mẹ Trung Quốc khi cất lên tiếng nói của mình, đó là Việt Nam.
Mặc dù nhiều người Việt Nam vẫn nghi ngờ Trung Quốc cao độ, là nước đã từng đô hộ Việt Nam cả 1.000 năm và đã tiến hành một cuộc chiến tranh biên giới tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu trong năm 1979, nhà nước cộng sản (Việt Nam) ngày càng trở nên lo lắng về chuyện người dân lên tiếng chỉ trích ông láng giềng phương bắc của mình. Lý do cho sự trấn áp này không xuất phát từ tình đoàn kết của những người cộng sản với nhau hay là một xu thế mới nhằm dẹp bỏ tính bài ngoại; nhưng, đó là tiền tươi, tiền mặt.
Khủng hoảng kinh tế tài chánh đã làm Việt Nam lệ thuộc vào sự đầu tư của Trung Quốc hơn bao giờ hết, vốn là một đối tác mậu dịch hàng đầu của Việt Nam. Với tính “dị ứng” của Trung Quốc đối với bất kỳ chỉ trích nào, và nhà nước Việt Nam - một nhà nước hiện đang nằm tuốt luốt cuối bảng của những nước có tự do báo chí, họ (Việt Nam) đã gia tăng sự trấn áp lên những ai dám đặt vấn đề bản chất của những mối quan hệ giữa Trung Quốc - Việt Nam.
Trong đợt càn quét mới đây nhất của công an truyền thông Việt Nam, hai bloggers và một phóng viên đã bị bắt và bị giam giữ trong nhiều ngày vì bị nghi ngờ tội “lạm dụng tự do dân chủ” để làm phương hại đến nhà nước. Blogger Bùi Thanh Hiếu, người viết bài dưới bút hiệu Người Buôn Gió; phóng viên Phạm Đoan Trang, người đang cộng tác với tờ báo mạng chuyên về tin tức được nhiều người biết đến VietnamNet và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết bài đăng trên blog của mình dưới tên Mẹ Nấm, tất cả đã viết những bài chỉ trích mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và đăng lên trên mạng.
Cả ba đều bị bắt sau khi công an đánh mùi một kế hoạch nhỏ nhằm in áo phông với những câu biểu ngữ kêu gọi chấm dứt sự đầu tư mang nhiều tranh cãi của Trung Quốc vào dự án khai thác bô-xít ở vùng Cao nguyên Trung phần và phủ quyết tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lên hai quần đảo đang còn tranh chấp ở vùng biển Nam Hải.
Mặc dù cả ba cuối cùng rồi cũng được thả hôm đầu tháng này, máy vi tính và những đồ đạc cá nhân khác của họ vẫn bị tịch thu và Như Quỳnh, người đã bị bắt giam 10 ngày, nói rằng người ta chỉ thả cô sau khi cô hứa ngưng, không còn viết cho blog của cô nữa.
Đây chỉ là những điều mới xảy ra trong cuộc trấn áp đang tiếp tục dành cho những ai đã xỉ vả mối quan hệ ngày càng gần gũi với Trung Quốc của nhà nước Việt Nam. Một số nhà báo hay tác gỉa khác đã bị bắt hay mất việc sau khi công khai chỉ trích Trung Quốc hôm đầu năm.
Cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu đã làm nhiều công ty đa quốc gia phải tính toán thiệt hơn trong những đầu tư của họ, những thị trường đầu tư mới nổi lên như Việt Nam – qũy đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc (FDI) giảm 82 phần trăm xuống còn 10.4 tỉ đô-la trong tám tháng đầu năm, theo con số nhà nước cho hay. Nhà nước Việt Nam vốn cạn kiệt nguồn tiền mặt cùng lúc thấy khó mà phát hành công trái, khi mà tiền lời thị trường mang lại cao hơn mức nhà nước có thể kham nỗi.
Như là kết qủa, nước Đông Nam Á châu này ngày càng bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam vốn có một sự thâm hụt mậu dịch lớn lao đối với nước đã từng xâm lăng họ trong qúa khứ, và cũng đã và đang thúc đẩy Trung Quốc gia tăng vốn đầu tư để tái cân bằng mối quan hệ giữa hai nước.
Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đã công du Trung Quốc hôm tháng Tư trong một công tác mậu dịch quan trọng, ông đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Wen Jiabao trong chuyến đi này và đã hứa sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các công ty Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam.
Cái quan hệ ấm áp này với Trung Quốc đã không được đội quân yêu nước trên mạng của Việt Nam hân hoan tiếp nhận. Nhưng mặc dù chuyện không tin tưởng Trung Quốc có một lịch sử lâu dài với Việt Nam, các bloggers và các nhà bình luận ở Việt Nam khăng khăng cho rằng cái cảm giác không mấy thoải mái ngày càng tăng đối với sự dây dưa âm ỉ của Trung Quốc trong nước họ mang nhiều ý nghĩa hơn tính bài ngoại.
Nhiều người e rằng Việt Nam được thì chẳng bao nhiêu nhưng mất thì rất nhiều khi mở rộng cửa đón người đầu tư ở Trung Quốc vào. Họ cũng lấy làm lo lắng khi sự tin cậy của nhà nước họ đặt vào tiền đầu tư của Trung Quốc sẽ làm yếu đi sự tuyên bố chủ quyền của Việt Nam lên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là hai quần đảo có tiềm năng có những mỏ dầu và khí trong lòng biển.
Mối quan tâm của người dân kết nối với nhau quanh chuyện công ty Chinalco, là một tập đoàn khai thác mỏ của nhà nước Trung Quốc làm chủ, liên quan đến một dự án khai thác bô-xít lớn nằm ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Những người lên tiếng chỉ trích dự án này bao gồm tu sĩ cho đến những khoa học gia và ngay cả vị anh hùng thời chiến Tướng Võ Nguyên Giáp đã lên tiếng công khai phản đối dự án này vì sợ ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia và tàn phá môi trường bởi những công ty khai thác mỏ của Trung Quốc.
Sau khi tướng Giáp, người chỉ đạo thắng lợi hai cuộc chiến liên tiếp chống Pháp và Mỹ, lên tiếng công khai bày tỏ nỗi quan tâm của mình hôm đầu năm, nhà nước Việt Nam tuồng như cho phép một cuộc tranh luận về một chính sách quan trọng như thế ở một mức độ chưa từng có trước đây, và ngay cả chuyện để cho những khoa học gia mang tính hoài nghi về dự án này được tổ chức một buổi hội thảo về dự án khai thác mỏ này.
Tuy nhiên, sự “nhún của Hà Nội” này đã chết non, một cách buồn thảm. Nhà nước cộng sản Việt Nam có lẽ không ở trong vai trò bịt miệng được ông tướng Giáp 98 tuổi nhưng họ bày tỏ cho thấy rõ ràng là họ không muốn khuyến khích sự chỉ trích từ những người bloggers hay những nhà báo bình dân, khiêm tốn.
Ngăn chận những tiếng nói chống Trung Quốc đã là một phần của một cuộc trấn áp người bất đồng chính kiến lớn lao hơn trước ngày đại hội đảng vào năm 2011, khi ba vai trò chính trị chủ chốt có thể được thay đổi.
Nhà nước đã đưa ra luật lệ mới hôm tháng Mười Hai năm rồi, qua đó các bloggers được xem là vi phạm luật pháp nếu họ viết những đề tài liên quan đến chính trị hay dùng bút hiệu. Công an cũng đã bắt những người mà họ cho rằng những người này hăm dọa đến nền an ninh quốc gia chẳng hạn như ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà văn và cũng là người vận động dân chủ cho Việt Nam, và ông Lê Công Định, một luật sự đấu tranh cho nhân quyền được nhiều người biết đến.
Trong lúc nhà nước Việt Nam vẫn đang siết chặt hơn 700 tờ báo và tạp chí hiện có sẵn ở các quầy báo ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, thế nhưng kiểm soát mạng internet lại là chuyện khác, chẳng dễ tí nào.
Với khoảng 21 triệu người đang sử dụng internet và khoảng chừng từ một đến bốn triệu bloggers cần phải theo dõi, nhà nước Việt Nam không có khả năng nhân lực lẫn kỹ thuật để bắt chước cách kiểm soát mạng của Trung Quốc, tha hồ dựng tường lữa nhằm ngăn chận những trang mạng họ không muốn người dân tiếp cận.
Thay vào đó, công an mạng Việt Nam có khuynh hướng sử dụng phương cách mà Mã Lai Á, Singapore và Thái Lan đang áp dụng, là trấn áp những bloggers được nhiều người đọc với hy vọng điều này sẽ làm lạnh cẳng người khác, làm người ta sợ thảo luận ngay cả những đề tài có khả năng tranh cãi một cách mơ hồ.
Các tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí trên thế giới như Ủy ban Bảo vệ Nhà báo và tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã lên án những cuộc bắt bớ gần đây nhất và họ cảnh cáo rằng sự siết chặt tự do ngôn luận ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam. Nhưng nhà nước Việt Nam phủ nhận những điều này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao vẫn khăng khăng cho rằng những cuộc bắt bớ này “phù hợp với luật pháp Việt Nam” và cho rằng “một số tổ chức và cá nhân đã cố tình làm lớn chuyện và bóp méo sự thật với ý đồ xấu.”
Một số người bất đồng chính kiến tin rằng Trung Quốc đã mua đứt nhà nước Việt Nam bằng cách bí mật đưa cho Việt Nam một gói cứu trợ tài chánh gía trị 50 tỉ đô-la trong lúc Việt Nam đang ở bên bờ vực thẳm của khủng hoảng tài chánh.
Không thấy có bằng chứng nào cho gỉa thuyết âm mưu này, nhưng Việt Nam ở cái thế phải tìm đến Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) trong tuần này để vay 500 triệu đô-la nhằm bổ sung cho ngân sách đang bị thâm thủng của mình, nó rõ ràng là nhà nước Việt Nam không ở trong cái thế để bác bỏ những mồi chài, hay tiền vay ứng trước từ phía Trung Quốc được.
© DCVOnline
Cho những người lớn tiếng chỉ trích nhà nước Trung Quốc, hiện đang có một chỗ duy nhất, nguy hiểm hơn ngay cả trong đất mẹ Trung Quốc khi cất lên tiếng nói của mình, đó là Việt Nam.
Mặc dù nhiều người Việt Nam vẫn nghi ngờ Trung Quốc cao độ, là nước đã từng đô hộ Việt Nam cả 1.000 năm và đã tiến hành một cuộc chiến tranh biên giới tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu trong năm 1979, nhà nước cộng sản (Việt Nam) ngày càng trở nên lo lắng về chuyện người dân lên tiếng chỉ trích ông láng giềng phương bắc của mình. Lý do cho sự trấn áp này không xuất phát từ tình đoàn kết của những người cộng sản với nhau hay là một xu thế mới nhằm dẹp bỏ tính bài ngoại; nhưng, đó là tiền tươi, tiền mặt.
Khủng hoảng kinh tế tài chánh đã làm Việt Nam lệ thuộc vào sự đầu tư của Trung Quốc hơn bao giờ hết, vốn là một đối tác mậu dịch hàng đầu của Việt Nam. Với tính “dị ứng” của Trung Quốc đối với bất kỳ chỉ trích nào, và nhà nước Việt Nam - một nhà nước hiện đang nằm tuốt luốt cuối bảng của những nước có tự do báo chí, họ (Việt Nam) đã gia tăng sự trấn áp lên những ai dám đặt vấn đề bản chất của những mối quan hệ giữa Trung Quốc - Việt Nam.
Trong đợt càn quét mới đây nhất của công an truyền thông Việt Nam, hai bloggers và một phóng viên đã bị bắt và bị giam giữ trong nhiều ngày vì bị nghi ngờ tội “lạm dụng tự do dân chủ” để làm phương hại đến nhà nước. Blogger Bùi Thanh Hiếu, người viết bài dưới bút hiệu Người Buôn Gió; phóng viên Phạm Đoan Trang, người đang cộng tác với tờ báo mạng chuyên về tin tức được nhiều người biết đến VietnamNet và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết bài đăng trên blog của mình dưới tên Mẹ Nấm, tất cả đã viết những bài chỉ trích mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và đăng lên trên mạng.
Cả ba đều bị bắt sau khi công an đánh mùi một kế hoạch nhỏ nhằm in áo phông với những câu biểu ngữ kêu gọi chấm dứt sự đầu tư mang nhiều tranh cãi của Trung Quốc vào dự án khai thác bô-xít ở vùng Cao nguyên Trung phần và phủ quyết tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lên hai quần đảo đang còn tranh chấp ở vùng biển Nam Hải.
Mặc dù cả ba cuối cùng rồi cũng được thả hôm đầu tháng này, máy vi tính và những đồ đạc cá nhân khác của họ vẫn bị tịch thu và Như Quỳnh, người đã bị bắt giam 10 ngày, nói rằng người ta chỉ thả cô sau khi cô hứa ngưng, không còn viết cho blog của cô nữa.
Đây chỉ là những điều mới xảy ra trong cuộc trấn áp đang tiếp tục dành cho những ai đã xỉ vả mối quan hệ ngày càng gần gũi với Trung Quốc của nhà nước Việt Nam. Một số nhà báo hay tác gỉa khác đã bị bắt hay mất việc sau khi công khai chỉ trích Trung Quốc hôm đầu năm.
Potay.com. Nguồn: Babui, DCVOnline |
Như là kết qủa, nước Đông Nam Á châu này ngày càng bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam vốn có một sự thâm hụt mậu dịch lớn lao đối với nước đã từng xâm lăng họ trong qúa khứ, và cũng đã và đang thúc đẩy Trung Quốc gia tăng vốn đầu tư để tái cân bằng mối quan hệ giữa hai nước.
Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng đã công du Trung Quốc hôm tháng Tư trong một công tác mậu dịch quan trọng, ông đã gặp Thủ tướng Trung Quốc Wen Jiabao trong chuyến đi này và đã hứa sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho các công ty Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam.
Cái quan hệ ấm áp này với Trung Quốc đã không được đội quân yêu nước trên mạng của Việt Nam hân hoan tiếp nhận. Nhưng mặc dù chuyện không tin tưởng Trung Quốc có một lịch sử lâu dài với Việt Nam, các bloggers và các nhà bình luận ở Việt Nam khăng khăng cho rằng cái cảm giác không mấy thoải mái ngày càng tăng đối với sự dây dưa âm ỉ của Trung Quốc trong nước họ mang nhiều ý nghĩa hơn tính bài ngoại.
Nhiều người e rằng Việt Nam được thì chẳng bao nhiêu nhưng mất thì rất nhiều khi mở rộng cửa đón người đầu tư ở Trung Quốc vào. Họ cũng lấy làm lo lắng khi sự tin cậy của nhà nước họ đặt vào tiền đầu tư của Trung Quốc sẽ làm yếu đi sự tuyên bố chủ quyền của Việt Nam lên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là hai quần đảo có tiềm năng có những mỏ dầu và khí trong lòng biển.
Mối quan tâm của người dân kết nối với nhau quanh chuyện công ty Chinalco, là một tập đoàn khai thác mỏ của nhà nước Trung Quốc làm chủ, liên quan đến một dự án khai thác bô-xít lớn nằm ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Những người lên tiếng chỉ trích dự án này bao gồm tu sĩ cho đến những khoa học gia và ngay cả vị anh hùng thời chiến Tướng Võ Nguyên Giáp đã lên tiếng công khai phản đối dự án này vì sợ ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia và tàn phá môi trường bởi những công ty khai thác mỏ của Trung Quốc.
Sau khi tướng Giáp, người chỉ đạo thắng lợi hai cuộc chiến liên tiếp chống Pháp và Mỹ, lên tiếng công khai bày tỏ nỗi quan tâm của mình hôm đầu năm, nhà nước Việt Nam tuồng như cho phép một cuộc tranh luận về một chính sách quan trọng như thế ở một mức độ chưa từng có trước đây, và ngay cả chuyện để cho những khoa học gia mang tính hoài nghi về dự án này được tổ chức một buổi hội thảo về dự án khai thác mỏ này.
Tuy nhiên, sự “nhún của Hà Nội” này đã chết non, một cách buồn thảm. Nhà nước cộng sản Việt Nam có lẽ không ở trong vai trò bịt miệng được ông tướng Giáp 98 tuổi nhưng họ bày tỏ cho thấy rõ ràng là họ không muốn khuyến khích sự chỉ trích từ những người bloggers hay những nhà báo bình dân, khiêm tốn.
Ngăn chận những tiếng nói chống Trung Quốc đã là một phần của một cuộc trấn áp người bất đồng chính kiến lớn lao hơn trước ngày đại hội đảng vào năm 2011, khi ba vai trò chính trị chủ chốt có thể được thay đổi.
Nhà nước đã đưa ra luật lệ mới hôm tháng Mười Hai năm rồi, qua đó các bloggers được xem là vi phạm luật pháp nếu họ viết những đề tài liên quan đến chính trị hay dùng bút hiệu. Công an cũng đã bắt những người mà họ cho rằng những người này hăm dọa đến nền an ninh quốc gia chẳng hạn như ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà văn và cũng là người vận động dân chủ cho Việt Nam, và ông Lê Công Định, một luật sự đấu tranh cho nhân quyền được nhiều người biết đến.
Cho những người lớn tiếng chỉ trích nhà nước Trung Quốc, hiện đang có một chỗ duy nhất, nguy hiểm hơn ngay cả trong đất mẹ Trung Quốc khi cất lên tiếng nói của mình, đó là Việt Nam. Nguồn: VOVN |
Với khoảng 21 triệu người đang sử dụng internet và khoảng chừng từ một đến bốn triệu bloggers cần phải theo dõi, nhà nước Việt Nam không có khả năng nhân lực lẫn kỹ thuật để bắt chước cách kiểm soát mạng của Trung Quốc, tha hồ dựng tường lữa nhằm ngăn chận những trang mạng họ không muốn người dân tiếp cận.
Thay vào đó, công an mạng Việt Nam có khuynh hướng sử dụng phương cách mà Mã Lai Á, Singapore và Thái Lan đang áp dụng, là trấn áp những bloggers được nhiều người đọc với hy vọng điều này sẽ làm lạnh cẳng người khác, làm người ta sợ thảo luận ngay cả những đề tài có khả năng tranh cãi một cách mơ hồ.
Các tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí trên thế giới như Ủy ban Bảo vệ Nhà báo và tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã lên án những cuộc bắt bớ gần đây nhất và họ cảnh cáo rằng sự siết chặt tự do ngôn luận ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam. Nhưng nhà nước Việt Nam phủ nhận những điều này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao vẫn khăng khăng cho rằng những cuộc bắt bớ này “phù hợp với luật pháp Việt Nam” và cho rằng “một số tổ chức và cá nhân đã cố tình làm lớn chuyện và bóp méo sự thật với ý đồ xấu.”
Một số người bất đồng chính kiến tin rằng Trung Quốc đã mua đứt nhà nước Việt Nam bằng cách bí mật đưa cho Việt Nam một gói cứu trợ tài chánh gía trị 50 tỉ đô-la trong lúc Việt Nam đang ở bên bờ vực thẳm của khủng hoảng tài chánh.
Không thấy có bằng chứng nào cho gỉa thuyết âm mưu này, nhưng Việt Nam ở cái thế phải tìm đến Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) trong tuần này để vay 500 triệu đô-la nhằm bổ sung cho ngân sách đang bị thâm thủng của mình, nó rõ ràng là nhà nước Việt Nam không ở trong cái thế để bác bỏ những mồi chài, hay tiền vay ứng trước từ phía Trung Quốc được.
© DCVOnline
No comments:
Post a Comment