Zing) - Mơ làm ô mai được đổ vào các bể tự đào dưới đất, ngâm muối và một loại hóa chất nào đó. Được một thời gian, nước thải đen ngòm, mùi nặng hơn nước sông Tô Lịch...
Hố ngâm ô mai ngay cánh đồng ngô khiến chúng tôi nhầm tưởng đây là hố chứa chất thải. |
Tới cơ sở sơ chế ô mai của bà Dư Thị Hồng ở thôn Y Sơn, xã Đồng Mai, quận Hà Đông mới thấy hết công nghệ kinh hoàng của quy trình sản xuất ô mai.
Đang là mùa mơ nên tại cơ sở này, chỉ có ngâm, phơi mơ làm ô mai là chính. Một khu đất rộng, lúp xúp những túp lều nhỏ nhìn xa lại tưởng là khu chợ tạm. Tới gần hơn, thấy ô mai mơ được phơi đầy sân, công nhân lấy xẻng xúc, đánh luống như phơi lúa.
Bể ngâm nhìn từ phía sau. |
Khó có thể hình dung đây là nơi ngâm ô mai nếu không đến gần, nhìn tận mắt. |
Tại cơ sở của bà Hồng, ngày 20/5, Phòng Cảnh sát môi trường Công an thành phố Hà Nội phối hợp với công an quận Hà Đông kiểm tra đã phát hiện vi phạm. Sau một tuần bị phạt cảnh cáo vì không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không có đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, cơ sở này vẫn hoạt động bình thường.
Bể ngâm ô mai nhìn cận cảnh. Những bao tải được đè lên, nén ô mai xuống. |
Qua tìm hiểu của chúng tôi, quả tươi được mua về, không qua sơ chế, cho ngay xuống các bể xây dưới lòng đất, trên có mái che để ngâm. Ngâm với muối và những hóa chất gì thì chủ cơ sở không tiết lộ "bí kíp" nhưng tận mắt chứng kiến thì không thể tin đó là thứ làm để ăn. Nước được múc ra từ các bể ngâm mơ đen, nặng mùi như nước cống. Người làm thường múc đỡ thứ nước đen, thối đó ra, sau đó lại bơm nước mới vào. Thứ nước ngâm mơ, sạch nhất là nước giếng khoan. Nhìn những bể ngâm chất đầy bao tải, bên trên lấy gạch, đá đè xuống, rất bẩn ấy không ai tưởng tượng nổi đó là họ làm ô mai, thứ đồ khoái khẩu nhiều người thích.
Bể ô mai đang được mở ra, bỏ vào bao tải cho ráo nước. |
Sau khi ngâm "tới cữ", mơ được cho vào các bao tải ép đỡ nước rồi cho ra phơi. Những chiếc bạt trải trên nên gạch, mơ được mang ra. Người làm dùng xẻng, bàn cào để đánh luống cho mơ nhanh khô, phơi tới khi mơ khô, "mốc" trắng là được. Số mơ qua chế biến này được bán cho những nơi sản xuất tiếp theo, lại được ngâm, tẩm rồi mới tới... miệng người tiêu dùng. Theo một người làm công ở cơ sở của bà Hồng, mơ này được bán chủ yếu sang Trung Quốc?! Nhưng khi chúng tôi hỏi một số thương lái, họ sẵn sàng chở tới tận nhà với số lượng từ vài tạ trở lên.
Hơn cả mất vệ sinh. |
Hỏi một quán nước ven đường gần trường tiểu học có bán ô mai không thì chị bán hàng cho biết, người dân ở đây không ai có khái niệm ăn ô mai vì nhìn thấy họ ngâm thì hoảng rồi. Ai đi qua khu làm ô mai mà chẳng phải bịt mũi lại.
Bể nước sau khi đã vớt hết ô mai. |
Tới công đoạn phơi ô mai trên những tấm bạt để "đảm bảo vệ sinh" là gần xong. Người sản xuất chỉ cần phơi nắng tới khi quả mơ khô, mốc trắng là bán được.
Phơi ô mai như phơi lúa. |
Ở xã Đồng Mai chỉ có cơ sở của bà Hồng là lớn nhất, vài ba nhà khác chỉ làm cho đỡ mất nghề hoặc mua ô mai đã ngâm, phơi tái để về phơi lại rồi mang bán.
Khi phóng viên đặt vấn đề hỏi ông Tạ Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Mai, ông có biết về cơ sở xản xuất của bà Hồng gây ô nhiễm nhưng không thuộc thẩm quyền quản lý nên không trả lời phòng viên bất kỳ câu hỏi nào được!?
Còn những người dân sống quanh khu vực cơ sở chế biến của bà Hồng thì cứ lẳng lặng chịu mùi hôi thối bốc lên hằng ngày vì chẳng biết phản ảnh tới ai?
Mai Phương
No comments:
Post a Comment