Translate

Tuesday, February 3, 2009

Đường dây buôn lậu


Việt Nam hiện nay có một đường dây buôn lậu quốc tế. Đọc bài sau đây được trích từ BBCVietnamese.com để thấy rõ ràng hơn.

Báo Nhật nói về đường dây buôn lậu ở VNA
Đại lý hàng không
Báo Nhật nói có cả đường dây buôn lậu hàng từ Việt Nam sang Nhật

Cựu phi công Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp trong khi bị bắt đã khai với cảnh sát Nhật Bản về vai trò của 'người thủ trưởng' (boss), giới thiệu cho ông việc làm ăn của đường dây phi pháp.

Báo Nhật tờ Yomiuri Shimbun công bố các chi tiết về đường dây buôn lậu của cựu phi công Hàng không Quốc gia Việt Nam, ông Đặng Xuân Hợp vào Nhật Bản.

Theo bài trên báo ngày 3/02/2009, đường dây chuyển lậu hàng từ Việt Nam vào Nhật là một phần của hệ thống mua hàng ăn cắp từ Nhật để đem ra khỏi nước này.

Bài báo nói điều tra từ 14 địa phương của Nhật cho thấy ít nhất 10 cửa tiệm tại Gunma và Hyogo mua hàng của đường dây mà ông Hợp chỉ là một mắt xích.

Cảnh sát Nhật từ năm 2006 đã điều tra những người Việt mua bán hàng ăn cắp từ các siêu thị và tiệm bán đồ của Nhật.

Nhưng nối hai đoạn của đường dây này là dịch vụ như báo Yomiuri Shimbun gọi là 'ngân hàng ngầm', để tạo điều kiện cho cả việc thu mua hàng nhập lậu và tiêu thụ hàng đánh cắp.

Bắt giữ

Nhà chức trách Nhật đã bắt 84 người liên quan.

Nhưng vụ nổi bật nhất là việc bắt phi công Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi và hai người khác ở Tokyo, một nam, một nữ.

Người thứ tư mà cảnh sát Nhật tin là trưởng nhóm là một phụ nữ 34 tuổi ở TP Hồ Chí Minh.

Bài báo nói Nhật Bản đã có được trát bắt người này.

Người ta cũng cho hay ông Hợp trong khi bị bắt đã khai với cảnh sát Nhật Bản về vai trò của 'người thủ trưởng' của ông ta.

Theo đó, chính người lãnh đạo ông Hợp (his boss) đã giới thiệu ông cho người phụ nữ nọ ở TPHCM.

Cựu phi công Hợp cũng khai rằng ông nhận lời chuyển hàng để 'nhận thưởng'.

Nhưng báo Nhật không nêu tên người chỉ đạo ông Hợp là ai và có phải là một quan chức của chính Vietnam Airlines hay không.

Chệnh lệch giá

Bài báo cũng giải mã việc làm ăn của đường dây phi pháp mà phi công Hợp chỉ đóng vai trò vận chuyển.

Nhờ chênh lệch giá cả hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhóm làm ăn đã đưa vào Nhật các mặt hàng, như gia vị phở, thức ăn từ Việt Nam, và chuyển ngược lại mỹ phẩm, đồ video v.v.

Họ dùng phi công Vietnam Airlines vì không phải khai báo hải quan chặt chẽ mà nói là chuyển 'quà' cho ai đó.

Nhưng việc làm ăn lớn tới mức từ 2006 đã lên tới nhiều triệu yên Nhật tính theo trị giá hàng đánh cắp tại Nhật để mang về Việt Nam tiêu thụ.

Phi công Hợp đã bị bắt giữ vào tháng 12/2008 do bị nghi ngờ tiếp tay chuyển hàng ăn cắp của các nhóm tội phạm người Việt hoạt động tại Nhật Bản. Phi công này sau đó đã nhận được cáo buộc chính thức vì hành vi phạm pháp vào hôm 7/01/2009.

Theo cơ quan điều tra Nhật Bản, các phi công và các tiếp viên của Vietnam Airlines thường vận chuyển các khối lượng lớn bất thường hành lý mỗi khi tới Nhật Bản.


Maida, Hoa Kỳ
Đề nghị VTV 1 và báo Hà Nội Mới (đại diện truyền thông VN, vì vừa nhận giải thưởng cao quí về truyền thông năm 2008) nên đưa tin là đường dây buôn hàng ăn cắp nầy cũng chỉ là "cá nhân" chứ không liên quan gì đến bộ mặt VN Airline và đặc biệt hơn là việc "xấu hổ cầm hộ chiếu VN khi đi ra nước ngoài"! Đây là cơ hội rất cao để quí vị nhận tiếp giải trong năm 2009!

Bad
Phi công Hợp là trường hợp xui xẻo trong ngàn trường hợp bê bối nên bị tóm. Đường dây ăn cắp buôn lậu đã hình thành từ rất lâu trong ngành hàng không dân dụng VN. Bê bối trong ngành này nổi tiếng đến nỗi người ta bảo "Ai trong ngành này mà không buôn lậu mới là lạ!".

Không những mang tiếng về những tệ nạn đáng xấu hổ trên, mà ngành này từ lâu còn mang tiếng "chúa kỳ thị"! (Không phải là người miền Bắc, hay ít ra nói giọng Bắc thì đố ai cho anh vào. Đó là sự thật 100%, không dám nói ngoa, cứ vào các sân bay thì thấy hoặc hỏi ai đã từng đi thi vào ngành này thì rõ thôi!). Ngoài ra, muốn vào ngành này còn phải có kèm "bao thư" dày hay mỏng tùy theo chức vụ béo bở nhiều hay ít (?).

Có điều người ta thắc mắc hệ thống camera giám sát ở các cửa hàng bách hóa hay siêu thị bên Nhật sao "kém" quá vậy? Bị mất cắp "ồ ạt" như thế mà bây giờ mới biết kể cũng lạ? Hay là hiện tượng ăn cắp trong siêu thị là điều quá mới mẻ và lạ lùng "được" du nhập vào Nhật mà đối với một nước văn minh như họ không hề mảy may nghĩ đến? Làm đến nơi đến chốn, truy ra cho hết bọn ăn cắp buôn lậu trong ngành hàng không là một việc rất gay go, dễ đụng

Thamnhung everywhere
Có ai đã từng chứng kiến cảnh này tại Kobe chưa: 2 người Việt nói chuyện với nhau, khi biết là người VN, tất cả hành khách Nhật đều xuống xe tại trạm gần nhất, họ sợ Vietnamese mình lắm, vì họ biết người mình ăn trộm nhưng họ lịch sự không nói ra, nhục không?

Kha, Sài Gòn
Xấu hổ, đó là từ duy nhất để nói về hành vi trộm cắp này. Việc trộm cắp của các thành phần có thế lực đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" đối với quan chức có quyền tại Việt Nam. Cảnh sát điều tra Nhật Bản nếu có tên của người chỉ đạo ông Hợp, thì cũng nên nêu lên mặt báo. Vì chắc chắn rằng, nếu ở Việt Nam thì sự việc sẽ chìm xuồng.

Cám ơn báo chí Nhật Bản và BBC đã đưa tin cho dân chúng Việt Nam cùng biết. Người Nhật họ điều tra rành rành thế, mà chính quyền Việt Nam vẫn che đậy việc này. Thật sự là điều khó hiểu.

No comments: