Trích DCV Online
“Tôi hoàn toàn không phải là cộng sản như nguời ta dán nhãn cho tôi.” ‒ Brian Doan.
Thế Brian Doan là ai? Brian là một người đàn ông 40 tuổi. Như nhiều đàn ông khác cùng tuổi, Brian là con, là cha, là chồng.
Brian tốt nghiệp Cao học Mỹ thuật khoa nhiếp ảnh tại Đại học Mỹ thuật và Thiết kế Massachusetts Ông là một nhiếp ảnh gia và hiện là phó giáo sư môn nhiếp ảnh tại Đại học Cộng đồng Long Beach ở Califonia.
“Thu Duc, Vietnam (2008)” và tác giả Nguồn: ANA VENEGAS, THE ORANGE COUNTY REGISTER |
Một tài liệu chuyên khảo của Brian Doan là The Forgotten Ones đã xuất bản năm 2004. Đây là một tài liệu bằng hình đen trắng ‒ khổ 7x11, dầy 110 trang ‒ về cuộc sống bất công, khổ nhọc của những thuyền nhân vượt biểm tìm tự do nhưng đã không được nhận đi định cư ở quốc gia thứ ba và đã kẹt lại Philippines một thời gian dài. Tác giả đặt tựa cho tài liệu chuyên khảo về góc của cộng đồng (tị nạn) Việt Nam này là “Những người bị bỏ quên”. Tập ảnh đã nói lên nỗi buồn, sự chia ly, chán chường, cảnh bị đàn áp, kỳ thị, bệnh tật, đói nghèo, tuyệt vọng, mất trí của những người di tản bị bỏ quên này.Tuy thế tác giả cũng trưng bày những tia hy vọng của “những người bị bỏ quên”, sức kiên tâm, lòng tin, cầu nguyện, hy vọng và lòng biết ơn. (Trích The Forgotten Ones , “Editorial Reviews”).
The Forgotten Ones Nguồn: Brian Doan |
Tác phẩm “Những người bị bỏ quên” còn một điểm khác ‒ ngoài tính nghệ thuật, chuyên khảo ‒ đáng kể là chính tập ảnh này, “Những người bị bỏ quên”, đã trực tiếp góp một phần nhỏ giúp “Những người bị bỏ quên” đi định cư ở quốc gia thứ ba. Đề án sách “Những người bị bỏ quên” thu được hơn 12.000 đô la giúp những thuyền nhân Việt Nam sau cùng đi vào cuộc sống tự do. (Trích Thông cáo báo chí của VAALA, 26/07/2008).
Trong những ngày gần đây tên của Brian Doan lại được đề cập đến qua rất nhiều bài báo, bài viết trên mạng. Lý do, một tác phẩm khác của Brian, “Thu Đuc, Vietnam (2008)”, đã gây tranh cãi sôi nổi và phản đối mạnh mẽ trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California.
Cuộc tranh cãi mang tiêu đề dính dáng tới “nghệ thuật” này tiếp tục tạo đối thoại rốt ráo từ những bài báo gần đây, thí dụ như bài Censorship of exhibit more offensive than art itself, của Nam-Giao Do đăng trên tờ Daily Bruin, cơ quan truyền thông của hội sinh viên Đại học California ở Los Angeles. Bản dịch của Nguyên Hân đăng DCVOnline.net ngày 04/02/2009 đã khiến bạn đọc ở đây đã sôi nổi góp ý. Tại sao thế?
Khoan nói tới tấm hình “Thu Duc, Vietnam (2008)” của Brian Doan tại cuộc triển lãm “F.O.B. II” của VAALA hồi tháng trước và cũng khoan nói tới tự do ngôn luận. Xin thử đọc câu đầu của cây bút trẻ, tây học, chuẩn bị vào làng truyền thông thế giới.
Ngay dòng đầu tiên của bài báo, Nam-Giao viết, “When he was 21 years old, my father fled a war-ravaged Vietnam with his family by boat.” (Khi 21 tuổi cha tôi đã cùng gia đình, bằng thuyền, vượt thoát khỏi Việt Nam bị tàn phá vì chiến tranh).
Nam-Giao Do Nguồn: dailybruin.com |
Trước khi đòi người khác công bằng, xin tác giả công bằng với hơn 1 triệu thuyền nhân và trăm ngàn người khác đang ngủ sâu trong lòng biển (Trích The Refused:The Agony of the Indochina Refugees, B. Wain, Dow Jones Publishing Co., Hong Kong, 1981, p. 83.)
Tại sao cha mẹ của Nam-Giao phải liều chết bỏ quê hương xứ sở? Chắc chắn không phải vì Việt Nam bị chiến tranh tàn phá vì chiến tranh đã tàn phá Việt Nam từ hồi chống Pháp và suốt 21 năm nội chiến ‒ từ khi đất nước chia đôi (20/07/1954) đến ngày cộng sản toàn chiếm miền Nam Việt Nam. Suốt những năm chiến tranh tàn khốc đó làm gì có người Việt Nam nào bỏ nước ra đi để phải bị hãm hiếp, cướp biển hành hình, phải tự tử, và chết đuối, chết đói và chết khát trên biển.
Và còn dài hơn thế nữa, suốt dòng lịch sử Việt Nam, chưa khi nào người dân phải bỏ luỹ tre làng, rời bỏ đất nước ra đi hàng loạt như năm 1954 và 1975.
Tại sao? Cha mẹ của Nam-Giao cùng hơn 1 triệu đồng bào bỏ nước ra đi năm từ tháng Tư 1975 và suốt thập niên 1980 vì đại hoạ dân tộc. Cũng vì đại hoạ này mà gần 1 triệu đồng bào, trong đó có thể có cả ông bà của Nam-Giao, đã bồng bế nhau xuống thuyền bỏ quê hương miền Bắc vào Nam ... tìm cuộc sống tự do.
Vâng, đại hoạ của dân tộc Việt, chủ nghĩa cộng sản, là nguyên nhân chính khiến hơn 2 triệu người con dân nước Việt phải hai lần cùng thế kỷ
“Bỏ quê hương bỏ cả phố phường
Đánh mất tuổi thơ, chôn vùi kỷ niệm”
(Những Con Đường Hà Nội, Thơ Tạ Tỵ).
Trở lại với Brian Doan và tấm hình “Thu Duc, Vietnam (2008)”, trong một bài báo khác của Richard Chang đăng trên tờ Orange County Register, mang tựa đề Photographer set off Little Saigon, Brian nói, “Tôi hoàn toàn không phải là cộng sản như họ đã dán nhãn cho tôi.”
Về tấm hình “Thu Duc, Vietnam (2008)”, Brian nói đó là một nhận định về thời trang, về văn hoá dân gian và về nỗi chán chường của Việt Nam thời nay.
“Cô ấy sống trong một quốc gia cộng sản, nhưng hãy nhìn cô ấy. Cô ấy nhìn về chốn khác, mơ mộng xa xăm. Cô ta muốn thoát khỏi Việt Nam. Hồ Chí Minh ngay cạnh bên cô đó, nhưng trong cô không còn chủ nghĩa cộng sản. Cô ấy muốn mơ về những điều khác.”
Về phản ứng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Califonia, Brian nói, “Chủ đích của tôi không phải làm bất kỳ điều gì khiến cộng đồng phẫn nộ. Có thể tôi nây thơ, ngờ nghệch. Tôi không sống trong cộng đồng người Việt. Tôi không nghĩ chuyện lại đến thế này.”
Nhưng có một điều Doan biết chắc, ông là một nghệ sĩ và ông đang sống ở Hoa Kỳ, ông có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình. Tự do mà ông không thể có tại quê hương Việt Nam.
Vẫn theo Richard Chang, tác phẩm “Thu Duc, Vietnam (2008)” của Brian không chỉ gây phẫn nộ trong cộng đồng người Việt California mà còn làm sứt mẻ tình cảm gia đình giữa Brian và ông Doan Vi Han, cha của tác giả. ông Han là một cựu viên chức cao cấp phụ trách an ninh trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ông Han đã ngồi tù cộng sản 10 năm. Tác giả bức hình “Thu Duc, Vietnam (2008)” đươc nghe cha mình kịch liệt phản đối tác phẩm của mình qua các đài phát thnah Việt và Anh ngữ địa phương. Hai cha on họ Doan không nói chuyên với nhau cả tuần. Ngay cả những ngày Tết Nguyên Đán, Khi Brian về thăm gia đình ông Han vào phòng khoá cửa những sau cùng cũng trở ra đón con trai về ăn Tết. Cả nhà không ai đả động đến chính trị, không một lời nhắc đến “F.O.B. II”.
Tấm hình theo sau cũng là một cách bày tỏ quan điểm.
Sóng trong, bão ngoài như thế nhưng Brian Doan không dừng lại. Từ 20 tháng Một đến ngày 21 tháng Hai, Brian Doan mở cuộc triển lãm một mình tại Đại học Cypress. Ảnh triển lãM gồm một số hình phong cảnh, người Việt Nam và dĩ nhiên cả tấm hình “Thu Duc, Vietnam (2008)” với sơn đỏ ngoằn nghoèo trên mặt ảnh.
Brian nói, “Tôi tin vào tự do ngôn luận. Tôi có thể loại bỏ một vài tác phẩm ra khỏi cuộc triển lãm. Nhưng nếu tôi sợ và làm như thế những người (không thích tấm ảnh) đó sẽ thắng.”
Về những cuộc biểu tình phản đối, Brian Doan cho rằng điều này biểu lộ một sự phẫn uất sâu xa hơn, sự bất lực của một số người không thể quên được niềm đau mất nước, mất quê hương, và mất căn cước của chính mình. Nhưng Brian nói, tại Mỹ ứng xử phải khác.
“Họ hành xử với tôi y như cộng sản. Chúng ta phải tốt hơn người cộng sản chứ. Đây là xứ sở của nhiều, rất nhiều cơ hội. Tôi may mắn đã có thể làm như thế. Nhưng tôi tin rằng còn nhiều người Việt Nam vẫn mắc kẹt trong cái bẫy hận thù.”
Tối thứ Ba vừa qua Brian có cuộc tiếp tân và buổi nói chuyện của tác giả và nghĩ sẽ có biểu tình nhưng điều này không làm Brian thay đổi chương trình.
“Tôi không phải là người chống cộng hay phù cộng sản. Tôi chỉ là một nghệ sĩ.”
Về buổi nói chuyện và tiếp tân (đông đến chỉ có chỗ đứng) của tác giả Brian Doan, trang blog bolsavik.com của Vũ Quý Hạo Nhiên ghi lại hình của Michael Burr, một nhiếp ảnh gia và cũng là môt cựu chiến binh (không quân) Mỹ đến xem triển lãm và tiếp xúc với tác giả.
Tại đây Michael đội mũ lưỡi trai ghi hàng chữ cựu chiến binh, đeo huy chương Việt Nam Cộng Hoà trên ve áo veston và mặc áo thun mua ở Saigon năm 2006.
Michael Burr nói, “Tôi là công dân Mỹ. Tôi có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình.”
© DCVOnline
Nhưng có một điều Doan biết chắc, ông là một nghệ sĩ và ông đang sống ở Hoa Kỳ, ông có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình. Tự do mà ông không thể có tại quê hương Việt Nam.
Vẫn theo Richard Chang, tác phẩm “Thu Duc, Vietnam (2008)” của Brian không chỉ gây phẫn nộ trong cộng đồng người Việt California mà còn làm sứt mẻ tình cảm gia đình giữa Brian và ông Doan Vi Han, cha của tác giả. ông Han là một cựu viên chức cao cấp phụ trách an ninh trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ông Han đã ngồi tù cộng sản 10 năm. Tác giả bức hình “Thu Duc, Vietnam (2008)” đươc nghe cha mình kịch liệt phản đối tác phẩm của mình qua các đài phát thnah Việt và Anh ngữ địa phương. Hai cha on họ Doan không nói chuyên với nhau cả tuần. Ngay cả những ngày Tết Nguyên Đán, Khi Brian về thăm gia đình ông Han vào phòng khoá cửa những sau cùng cũng trở ra đón con trai về ăn Tết. Cả nhà không ai đả động đến chính trị, không một lời nhắc đến “F.O.B. II”.
Tấm hình theo sau cũng là một cách bày tỏ quan điểm.
Tranh không lời Nguồn: OntheNet |
Brian nói, “Tôi tin vào tự do ngôn luận. Tôi có thể loại bỏ một vài tác phẩm ra khỏi cuộc triển lãm. Nhưng nếu tôi sợ và làm như thế những người (không thích tấm ảnh) đó sẽ thắng.”
Về những cuộc biểu tình phản đối, Brian Doan cho rằng điều này biểu lộ một sự phẫn uất sâu xa hơn, sự bất lực của một số người không thể quên được niềm đau mất nước, mất quê hương, và mất căn cước của chính mình. Nhưng Brian nói, tại Mỹ ứng xử phải khác.
“Họ hành xử với tôi y như cộng sản. Chúng ta phải tốt hơn người cộng sản chứ. Đây là xứ sở của nhiều, rất nhiều cơ hội. Tôi may mắn đã có thể làm như thế. Nhưng tôi tin rằng còn nhiều người Việt Nam vẫn mắc kẹt trong cái bẫy hận thù.”
Tối thứ Ba vừa qua Brian có cuộc tiếp tân và buổi nói chuyện của tác giả và nghĩ sẽ có biểu tình nhưng điều này không làm Brian thay đổi chương trình.
“Tôi không phải là người chống cộng hay phù cộng sản. Tôi chỉ là một nghệ sĩ.”
Cựu chiến binh Michael Burr Nguồn: bolsavik.com |
Tại đây Michael đội mũ lưỡi trai ghi hàng chữ cựu chiến binh, đeo huy chương Việt Nam Cộng Hoà trên ve áo veston và mặc áo thun mua ở Saigon năm 2006.
Michael Burr nói, “Tôi là công dân Mỹ. Tôi có quyền tự do bày tỏ quan điểm của mình.”
© DCVOnline
No comments:
Post a Comment